Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPTin tức đàm phánRCEP - “Sân chơi” của một nửa thị trường toàn cầu

RCEP - “Sân chơi” của một nửa thị trường toàn cầu

 

asean7

Dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2015 và đi vào thực thi ngay sau đó, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP hay còn gọi là ASEAN + 6) sẽ tạo ra một trong những khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới, bên cạnh WTO.

Hiệp định toàn diện

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực là ý tưởng được khởi xướng bởi các nước Đông Á tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 tại Campuchia cuối năm 2012. Mục tiêu của RCEP là tích hợp các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác nhau mà 10 nước ASEAN đã có với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc thành một Hiệp định toàn diện để tối đa hóa các lợi ích kinh tế.

Với sự tham gia của 16 nước Đông Á, chiếm khoảng 1/2 thị trường toàn cầu và 1/3 sản lượng kinh tế thế giới, dự kiến RCEP sẽ tạo ra một trong những khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới, bên cạnh WTO. Nếu RCEP thành công sẽ khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực, góp phần tích cực "tạo dựng và thúc đẩy một cấu trúc khu vực vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng" ở châu Á.

Theo Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) Lê Triệu Dũng, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2015. Đến nay đàm phán RCEP đã được 6 phiên. Tuyên bố của các nhà lãnh đạo các nước tham gia RCEP đã nêu, RCEP sẽ là một Hiệp định hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi, bao gồm các lĩnh vực: Thương mại hàng hóa; dịch vụ; đầu tư; hợp tác kinh tế và kỹ thuật; sở hữu trí tuệ; cạnh tranh; giải quyết tranh chấp và các vấn đề khác. "Sự tham gia của ASEAN và nhiều nước lớn trong khu vực đã tạo ra quy mô thị trường to lớn cũng như tính chiến lược của RCEP trong cấu trúc thương mại toàn cầu"- Phó vụ trưởng Lê Triệu Dũng cho biết. Năm 2013, GDP của ASEAN và 6 đối tác đạt 21,3 nghìn tỷ USD, tương đương 30% tổng GDP thế giới với 3,4 tỷ người, tương đương 47% tổng dân số thế giới và giá trị thương mại lên tới 10,7 nghìn tỷ USD tương đương 29% tổng thương mại thế giới.

Trước đó, trong phiên đàm phán thứ 5, 10 nước ASEAN và 6 đối tác đã tập trung thảo luận các vấn đề chủ chốt trong các lĩnh vực: Thương mại hàng hóa (bao gồm các nội dung thuế quan, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS), tiêu chuẩn, quy chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp), thương mại dịch vụ; đầu tư; sở hữu trí tuệ; cạnh tranh; giải quyết tranh chấp và hợp tác kinh tế kỹ thuật. Các bên cũng trao đổi thẳng thắn về các nội dung có giá trị gia tăng so với 5 FTA ASEAN+1 hiện có giữa ASEAN và từng đối tác.

Cạnh tranh gay gắt trong ngành dịch vụ

Theo nhận định của Bộ Công Thương, ASEAN và Việt Nam coi RCEP là cơ hội để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu sau năm 2015, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước tham gia. Điều này cũng có nghĩa là các ngành thương mại, dịch vụ, hàng hóa sẽ dần phải làm quen với việc những rào cản thương mại sẽ được hủy bỏ và cạnh tranh với các đối tác thương mại bên ngoài.

Theo phân tích của bà Đinh Thu Hằng, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, trong mối tương quan với RCEP, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh đối với một số sản phẩm nông thủy sản và công nghiệp, tuy nhiên chủ yếu vẫn là sản phẩm thô hoặc có hàm lượng chế biến thấp, chất lượng chưa cao. Trong khi đó, cơ cấu XK 2 ngành này của Việt Nam lại tương đồng với ASEAN, Trung Quốc, mức độ tương đồng XK với Hàn Quốc và Ấn Độ cũng ngày càng tăng. Điều này tạo áp lực cạnh tranh tăng giữa Việt Nam với các nước trong khối.

Đối với các ngành dịch vụ, Việt Nam có cơ hội trong các lĩnh vực phân phối, khách sạn và nhà hàng tại các nước RCEP, đặc biệt là các nước ASEAN và Nhật Bản, có tiềm năng cung cấp dịch vụ phân phối tới Australia và cơ hội XK dịch vụ truyền thông tới các nước RCEP, đặc biệt là ASEAN. Tuy nhiên, thay vào đó, cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp tại thị trường trong nước sẽ tăng lên đáng kể. Cụ thể, dịch vụ ngân hàng là một lĩnh vực mà Việt Nam sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các nước RCEP, đặc biệt là Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, dịch vụ viễn thông sẽ có sự cạnh tranh gia tăng từ phía Ấn Độ, dịch vụ phân phối sẽ có sự cạnh tranh lớn hơn từ những nhà bán lẻ hiện hữu trên thị trường và từ các nhà bán lẻ mới, đặc biệt là từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.

Tuy nhiên, trong bối cảnh liên kết kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang diễn ra với nhiều hoạt động, thách thức chính là cơ hội cho những nền kinh tế năng động phát triển. RCEP với yêu cầu hội nhập toàn diện sẽ là cánh cửa mới cho hàng hóa Việt Nam rộng đường tới các thị trường trong khu vực và thế giới.

Theo Hải Quan online

Từ khóa: RCEP, Hiệp định thương mại tự do, ASEAN+6, Trung Quốc, Việt Nam, thị trường toàn cầu

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401362
Go to top