Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPTin tức đàm phánDiễn đàn khu vực và kế hoạch cắt giảm thuế quan hàng hóa và dịch vụ

Diễn đàn khu vực và kế hoạch cắt giảm thuế quan hàng hóa và dịch vụ

 XNK8

Các thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) thống nhất cố gắng hoàn thiện các công thức cắt giảm thuế cho hàng hóa và dịch vụ trong 5 ngày đàm phán, bắt đầu từ 1 tháng 12 tại Greater Noida, mặc cho các nhóm xã hội dân sự và nông dân đang lên tiếng phản đối và gây sức ép.

RCEP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký FTA bao gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Hiệp định này khởi động từ năm 2012 và được kỳ vọng sẽ hoàn tất trước năm 2015. Nếu thành công, nó sẽ tạo ra một khu vực thương mại rộng lớn nhất thế giới, với quy mô dân số chiếm đến gần 45% và GDP lên tới 21,3 nghìn tỷ USD. Hiệp định kinh khu vực này sẽ bao gồm cả hàng hoá và dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, cạnh tranh và sở hữu trí tuệ. Trong đó lợi ích của Ấn Độ chủ yếu đến từ lĩnh vực dịch vụ, và từ việc loại bỏ các rào cản kỹ thuật đối với thương mại như các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật và việc buôn bán; thương mại dược phẩm và dệt may.

Các tổ chức công đoàn và các tổ chức xã hội dân sự Ấn Độ đã bày tỏ mối quan tâm đến việc thiếu minh bạch và chưa có đánh giá tác động kinh tế-xã hội đối với thỏa thuận thương mại tự do này. Trong một bức thư gửi Bộ trưởng thương mại Nirmala Sitharaman, các tổ chức này tuyên bố rằng tự do hóa sâu hơn FTA hiện có bằng việc ký kết RCEP là nguy cơ cho những nỗ lực phục hồi sản xuất của chính phủ, mặt khác nó có ảnh hưởng sâu sắc đến nông nghiệp và khả năng tiếp cận với thuốc giá cả phải chăng của bệnh nhân nghèo.

Yudhvir Singh, thành viên Ban điều phối phong trào nông dân Ấn Độ nói rằng RCEP có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục được cho toàn bộ ngành sữa và nông nghiệp Ấn Độ. "Bằng chứng là Úc, New Zealand có FTA với Trung Quốc là nhằm mục tiêu đưa các sản phẩm sữa của mình vào thị trường khổng lồ của Trung Quốc. Do đó việc cắt giảm thuế sâu hơn đối các sản phẩm nông nghiệp sẽ làm cho cuộc khủng hoảng nông nghiệp ở Ấn Độ trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết"ông cảnh báo.

Trong khi các thành viên RCEP đang cố hoàn thành một thỏa thuận về hàng hóa trước thì Ấn Độ nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán về hàng hóa và dịch vụ phải được thực hiện đồng thời – đây là bài học được rút ra từ một số trường hợp trong quá trình đàm phán FTA của ASEAN, theo đó một số quốc gia đã mất khả năng thương lượng khi đàm phán thỏa thuận dịch vụ bởi việc đã đặt bút ký vào thỏa thuận về hàng hóa trước.

Tại vòng đám phán thứ 6, các mô thức tính thuế cho cả hàng hóa và dịch vụ, sẽ được chốt lại, một quan chức của bộ thương mại cho biết. "Ấn Độ hy vọng quốc gia thành viên nào cũng được hưởng lợi từ RCEP. Việc cắt giảm thuế quan của Ấn Độ sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia" ông nói thêm. Theo cách nói thương mại, các phương thức phác thảo ở đây được hiểu là các công thức hoặc cách thức tiếp cận cắt giảm thuế để các quốc gia xem xét trước khi cam kết chính thức.

Gia nhập sân chơi RCEP là rất quan trọng đối với Ấn Độ do nước này hiện không có chỗ đứng trong cả 2 khối thương mại khu vực khổng lồ đang trong quá trình đàm phán do Mỹ dẫn đầu, đó là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP).

Thách thức lớn nhất đối với các nhà đàm phán Ấn Độ là RCEP có Trung Quốc. Ấn Độ hiện đang phải chịu thâm hụt thương mại 36 tỷ USD với Trung Quốc, do vậy hoàn toàn không muốn nhượng bộ thuế quan cho nước láng giềng phương Bắc này. Nguyên Bộ trưởng Thương mại Anand Sharma, người đã tham dự cuộc họp các bộ trưởng thương mại RCEP đầu tiên tại Brunei vào tháng 8 năm 2013 bình luận rằng, sẽ tốn rất rất nhiều công sức, tinh thần hợp tác và thỏa hiệp giữa những nước tham gia để có thể đi đến một kết quả thoả đáng cho tất cả các mối quan tâm của các bên. "Ấn Độ, phải cứng rắn với lập trường của mình, nhưng cũng cần có đủ sự linh hoạt, khéo léo để giải quyết các vấn đề nhạy cảm do sự khác biệt của các thành viên" ông nói thêm.

Theo http://www.livemint.com - PT

Từ khóa: Ấn Độ, RCEP, Trung Quốc, New Zealand, TTIP, TTP, Hiệp định, đàm phán

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007415087
Go to top