Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPTin tức đàm phánNông dân, công đoàn Ấn Độ phản đối RCEP

Nông dân, công đoàn Ấn Độ phản đối RCEP

 India8

Các nhà hoạt động phong trào cho rằng Hiệp Định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ hủy hại ngành sản xuất, ngành sữa và nông nghiệp Ấn Độ

Nông dân, tổ chức công đoàn và các nhóm xã hội dân sự Ấn Độ đã bày tỏ quan ngại về việc nước này tham gia đàm phán RCEP - một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN và Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Ấn Độ là chủ nhà của vòng đàm phán RCEP thứ 6 diễn ra từ ngày 1 tháng 12 và dự kiến kéo dài trong vòng 5 ngày tại Greater Noida, gần Delhi.

Trong một bức thư gửi cho Bộ trưởng Thương mại Nirmala Sitharaman, nhiều nhóm hoạt động yêu cầu Ấn Độ rút khỏi các cuộc đàm phán RCEP với lý do các cuộc đàm phán này thiếu minh bạch.

Các tổ chức này nhấn mạnh rằng 7 trong số các thành viên chủ chốt của RCEP - Australia, Brunei, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore, Việt Nam - hiện cũng đang đàm phán thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với các nước Hoa Kỳ và Canada. Họ cũng cảnh báo rằng việc tự do hóa sâu hơn các FTA hiện có thông qua RCEP sẽ gây nguy hiểm cho kế hoạch phục hồi ngành sản xuất của Ấn Độ, gây tổn hại cho lĩnh vực nông nghiệp, và khiến người dân khó khăn hơn để có thể tiếp cận thuốc chữa bệnh với giá cả phải chăng.

Yudhvir Singh, thành viên Ban điều phối phong trào nông dân Ấn Độ nói rằng nông dân Ấn Độ phản đối RCEP vì nó có thể gây thiệt hại không thể khắc phục cho toàn bộ ngành sữa và nông nghiệp Ấn Độ. "Bằng chứng là Úc, New Zealand có FTA với Trung Quốc là nhằm mục tiêu đưa các sản phẩm sữa của mình vào thị trường khổng lồ của Trung Quốc. Do đó, việc cắt giảm thuế sâu hơn đối các sản phẩm nông nghiệp sẽ làm cho cuộc khủng hoảng nông nghiệp ở Ấn Độ trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết"ông cảnh báo. Singh cảnh báo chính phủ Ấn Độ không nên tiếp tục đàm phán RCEP.

Amitava Guha thành viên của Trung tâm công đoàn Ấn Độ (CITU) cho biết nhiều quốc gia tham gia RCEP đã có năng lực sản xuất tiên tiến và do đó việc xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm công nghiệp sẽ làm cho cuộc cạnh tranh giảm chi phí sản xuất trở nên tàn khốc.

"Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ dẫn đến tăng việc làm chất lượng thấp và giảm áp lực về tiền lương trong khu vực, phúc lợi người lao động sẽ bị cắt giảm và đẩy họ vào con đường bần cùng hóa".

Các tổ chức yêu cầu chính phủ rút ra khỏi các FTA, bao gồm cả các cuộc đàm phán RCEP và công bố công khai tất cả các tài liệu đàm phán RCEP.

Họ cũng kêu gọi chính phủ tổ chức phản biện công khai với các nhóm nông dân, công đoàn, bệnh nhân, ngành công nghiệp thuốc gốc, các doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức xã hội dân sự vì tầng lớp này sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi RCEP.

Đặc biệt là với các thành viên vừa tham gia đàm phán TPP vừa đàm phán RCEP, thì vấn đề minh bạch trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. TPP là một thỏa thuận thương mại tự do đa phương đang được 12 quốc gia vành đai Thái Bình Dương đàm phán bí mật.

Các quan ngại về TPP đã được công khai trên toàn thế giới, các nhóm hoạt động tố cáo một số chính phủ đang đàm phán thương mại trong vòng bí mật và không đếm xỉa đến lợi ích của tầng lớp chiếm đa số trong xã hội.

Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho rằng sáng kiến Đối tác Xuyên Thái Bình Dương chỉ là công cụ giúp Mỹ mở rộng kiểm soát kinh tế thế giới.

Cùng với TPP là Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), một thỏa thuận thương mại bí mật thứ hai, chúng đều là công cụ của Mỹ và Liên minh châu Âu.

Ngay cả ở Mỹ, nhiều người lo ngại rằng TPP sẽ ảnh hưởng tới tầng lớp trung lưu, trong khi số ít người giàu lại càng giàu thêm vì thỏa thuận này sẽ tạo ra đặc quyền cho các nhóm lợi ích như các hãng dược phẩm khổng lồ và các tập đoàn tài chính.

Theo http://www.bilaterals.org - PT

Từ khóa: Nông dân, công đoàn, Ấn Độ, RCEP, ngành sữa, ASEAN, TPP

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007414124
Go to top