Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPTin tức đàm phánHiệp định thương mại do Trung Quốc hậu thuẫn – RCEP - trở thành trọng tâm của kỳ hội nghị thượng đỉnh

Hiệp định thương mại do Trung Quốc hậu thuẫn – RCEP - trở thành trọng tâm của kỳ hội nghị thượng đỉnh

RCEP-1024x768

Tại một hội nghị thường đỉnh trong tuần này, lãnh đạo các nước sẽ gấp rút hoàn tất hiệp định thương mại khổng lồ do Trung Quốc hậu thuẫn, hiệp định này không có sự tham gia của Mỹ. Đây là động thái để đáp trả cho sự trổi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Donald Trump.

Bên lề của kỳ hội nghị thượng đỉnh thường niên này, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, và nhiều nước Châu Á – Thái Bình Dương khác có thể sẽ công bố một sự đồng thuận chung cho nhiều vấn đề liên quan đến Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một hiệp định đại diện cho gần phân nửa dân số thế giới.

Ngoài việc nước Mỹ không có mặt trong hiệp định, Tổng thống Trump cũng sẽ bỏ qua kỳ hội nghị diễn ra tại Singapore. Điều này cho thấy quyết tâm rút lui của Trump khỏi những nỗ lực nhằm định hình các quy tắc toàn cầu, và càng làm dấy lên nghi vấn về cam kết của Washington dành cho Châu Á.

Không lâu sau khi nhậm chức, ông Trump đã bất ngờ phát động những chính sách thương mại đơn phương của mình, khởi đầu bằng việc rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định từng được thúc đẩy bởi người tiền nhiệm Barack Obama nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ lên khu vực Châu Á đang tăng trưởng mạnh mẽ, và để đối phó với Trung Quốc.

Cách tiếp cận của ông Trump đã mở đường cho Trung Quốc xúc tiến một hiệp ước đối trọng có lợi cho nước này. Hiệp định RCEP giữa 16 nước thành viên, là một hiệp định tự do thương mại hướng đến cắt giảm thuế quan và hội nhập thị trường, nhưng cũng làm suy yếu hàng rào bảo hộ trong các lĩnh vực như lao động và môi trường.

TPP, hiệp ước từng được xúc tiến bởi ông Obama, vẫn tiếp tục sống sót dù không có Mỹ, và dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay. Tuy nhiên, hiệp định RCEP do Bắc Kinh hậu thuẫn hiện đã trở thành hiệp ước lớn nhất thế giới.

Chia sẻ với tờ AFP, Deborah Elms, giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại Châu Á nhận xét rằng, việc tuyên bố tiến trình đàm phán RCEP sắp sửa hoàn tất sẽ là “một biểu tượng quan trọng cho cam kết của châu Á đối với hoạt động thương mại, giữa lúc những căng thẳng toàn cầu đang tăng cao”.

Tuy nhiên, bà cho biết các cuộc đàm phán trong một số lĩnh vực có thể sẽ kéo dài đến năm sau, Trong khi đó, một nhà ngoại giao giấu tên khác cũng tham gia hội nghị đã tiết lộ rằng quá trình đàm phán “đạt được tiến độ đáng kể” nhưng vẫn còn một vài điểm nghẽn.

Cam kết của Mỹ bị đặt dấu hỏi

Cuộc họp mặt của 20 lãnh đạo thế giới sẽ diễn ra trong bối cảnh tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã kéo dài nhiều tháng, sau khi Trump áp thuế lên hầu hết các mặt hàng Trung Quốc trong mùa hè vừa qua, và Bắc Kinh trả đũa bằng những mức thuế từ phía họ.

Hội nghị thượng đỉnh đã bắt đầu diễn ra vào thứ hai (12/11) và sẽ kéo dài 4 ngày.

Tác động của cuộc chiến thương mại đang vượt ra khỏi Mỹ và Trung Quốc, và lãnh đạo các nước dự kiến sẽ nêu lên những phàn nàn của mình đến Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cương và Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, người sẽ thay ông Trump tham dự hội nghị.

Sự vắng mặt của Trump tại hội nghị ở Singapore và tại một hội nghị tiếp sau đó giữa các lãnh đạo thế giới ở Papua New Guinea càng gây thêm nhiều sự chú ý khi mà ông Obama, người từng phát động chính sách “xoay trục Châu Á” nhằm chuyển hướng các nguồn lực kinh tế và quân sự của Mỹ vào khu vực, từng là một thành viên thường trực của hội nghị này.

Tuy nhiên, Washington vẫn tuyên bố rằng họ tiếp tục duy trì cam kết của mình dành cho Châu Á, và biện hộ rằng khu vực này vẫn luôn được các quan chức cấp cao của Mỹ viếng thăm.

Patrick Murphy, một chuyên gia cấp cao về Châu Á của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Chúng tôi vẫn đang tham gia một cách toàn diện. Cam kết của Mỹ là rất vững chắc và ngày càng được củng cố bởi chính quyền hiện tại.”

Lãnh đạo Myanmar, bà Aung San Suu Kyi cũng tham dự hội nghị tại Singapore, và có bài phát biểu tại một diễn đàn về kinh doanh vào thứ hai.

Bà có thể sẽ đối mặt với những chỉ trích liên quan đến cuộc đàn áp người Hồi giáo Rohingya. Vụ việc khiến hàng ngàn người phải di cư tị nạn sang Bangladesh vào năm ngoái, và làm dấy lên làng sóng chỉ trích bên trong khối khu vực Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Căng thẳng hạt nhân và biển đảo

Chương trình hạt nhân của Triều Tiên cũng sẽ được đề cập tại hội nghị lần này. Ông Trump và Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã đạt được một thỏa thuận mơ hồ về cam kết phi hạt nhân hóa tại một hội nghị quan trọng vào tháng 6, nhưng mọi thứ đang tiến triển khá chậm kể từ sau đó.

Ông Pence cũng sẽ tiếp tục lên án Bắc Kinh về việc nước này tỏ ra hung hăng trên Biển Đông.

Các nhà lãnh đạo quan trọng khác sẽ tham dự hội nghị gồm có Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tưởng Nhật Bản Shinzo Abe.

Tuy nhiên, hội nghị sẽ dành phần lớn thời gian để tập trung vào hiệp định RCEP khi mà lãnh đạo các nước đang tìm cách đưa ra thông điệp ủng hộ tự do thương mại. RCEP là thỏa thuận giữa 10 nước thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.

Chia sẻ với tờ AFP, Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế học hàng đầu về Châu Á tại công ty IHS Markit nhân xét: “lãnh đạo các nước cần cho thấy sự đồng lòng trong mục tiêu tự do hóa thương mại tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, mặc cho sự trỗi dậy của làn sóng chủ nghĩa bảo hộ trên toàn cầu”.

Nguồn: Economic Times

Từ khóa: Toàn cầu hóa, ASEAN, hội nhập, chiến tranh thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, hiệp định tự do thương mại, RCEP

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402609
Go to top