Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPTin tức đàm phánRCEP và 5 điều đáng chú ý tại chương trình nghị sự 2018

RCEP và 5 điều đáng chú ý tại chương trình nghị sự 2018

recp1311

Theo chương trình nghị sự của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33, các nhà lãnh đạo từ 16 quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ gặp nhau tại Singapore cho Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ hai vào ngày 14/11 để tìm kiếm những gì được gọi là "kết luận đáng kể" về Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực, một hiệp định thương mại tự do được đề xuất sẽ liên kết hai nền kinh tế lớn nhất của khu vực - Trung Quốc và Nhật Bản - với Ấn Độ và Việt Nam đang phát triển nhanh.

Tiến trình đàm phán được bắt đầu vào năm 2013, nhưng được đặc biệt tăng tốc trong năm nay trong bối cảnh các chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump được đẩy mạnh. Với thế giới, RCEP có 5 điều đáng chú ý hiện nay:

RCEP là gì và khác với CPTPP như thế nào?

RCEP là một khuôn khổ thương mại tự do đa phương như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nhưng RCEP có quy mô lớn hơn, bao trùm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. 16 quốc gia này chiếm gần 50% dân số thế giới và khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. 7 quốc gia gồm - Singapore, Malaysia, Việt Nam, Brunei, Nhật Bản, Australia và New Zealand - cũng là thành viên của Hiệp định CPTPP (hay TPP-11)- hiệp định sẽ ​​có hiệu lực vào 30 tháng 12 tới.

RCEP khác với các hiệp định thương mại đa phương khác một phần bằng cách chỉ bao gồm các nước châu Á-Thái Bình Dương. Hiệp định này có mức độ thấp hơn TPP-11 trong việc giải phóng thương mại và thiết lập các quy tắc nền tảng trong các lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, môi trường và vấn đề các doanh nghiệp nhà nước.

Hiệp định này ảnh hưởng như thế nào đến thương mại toàn cầu?

Điều quan trọng hiện nay là RCEP bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Như Locknie Hsu, giáo sư luật tại Đại học Quản lý Singapore cho biết Ấn Độ và Trung Quốc không được kết nối bởi một FTA, vì vậy đây là một cơ hội để đưa hai nền kinh tế lớn của châu Á tham gia trong một bộ quy tắc chung.

Hiệp định này được kỳ vọng sẽ khuyến khích thương mại, đầu tư xuyên biên giới và dòng chảy tài năng ở châu Á. Với sự thúc đẩy bởi toàn cầu hóa từ Mỹ và các nước khác, việc hoàn thiện RCEP sẽ là "một tín hiệu bổ sung bởi khối lượng lớn các cam kết khu vực thực hiện về thương mại, tự do hóa và đầu tư”.

Tại sao các thành viên lại mong muốn hoàn tất RCEP ngay bây giờ?

Mức độ phát triển kinh tế khác nhau và các lợi ích khác nhau giữa các quốc gia thành viên đã làm cho các cuộc đàm phán trở nên khó khăn. Nhưng những động thái đơn phương của Mỹ về thương mại và căng thẳng leo thang với Trung Quốc đã tạo động lực mới cho RCEP. Singapore- một quốc gia phụ thuộc vào thương mại- là chủ tịch ASEAN trong năm nay, đặc biệt quan tâm để đưa các cuộc đàm phán đi đến kết quả cuối cùng.

Một số thành viên phải đối mặt với các cuộc bầu cử quốc gia vào năm tới, bao gồm Indonesia, Ấn Độ và Thái Lan. Các quyết định chính trị liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như thương mại hàng nông sản có thể bị giữ lại khiến cho năm nay có khả năng là cơ hội cuối cùng trong một thời gian để kết thúc hiệp định RCEP.

Các điểm nghẽn hiện nay của RCEP là gì?

Trong số 18 chương được đàm phán, chỉ có 5 chương đã được hoàn tất. Tiếp cận thị trường, bao gồm việc loại bỏ thuế quan, vẫn là vấn đề gai góc nhất, đặc biệt đối với các nền kinh tế đang phát triển.

Ấn Độ được xem là đối tác miễn cưỡng mở cửa thị trường. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới từ năm 2017 cho thấy ngành nông nghiệp của quốc gia này đóng góp khoảng 15% GDP và chiếm 43% lực lượng lao động. Việc giảm thuế quan hoặc rào cản đầu tư có thể gây hại cho các ngành công nghiệp trong nước và làm tổn thương chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi trước một cuộc tổng tuyển cử sắp tới. RCEP cũng nhạy cảm với Ấn Độ vì thâm hụt thương mại lớn và đang gia tăng của nước này với Trung Quốc. Nhiều người cho rằng sự mất cân đối này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu hiệp định thương mại có hiệu lực.

Tuy nhiên, New Delhi không muốn các đối tác của mình mở cửa thị trường lao động của họ, bởi vì Ấn Độ cung cấp một lượng lớn tài năng công nghệ thông tin. Thương mại điện tử là một chương đàm phán khó khăn khác của RCEP, vì nó liên quan đến việc xử lý dữ liệu qua các biên giới.

RCEP có khả năng hoàn tất trong năm nay không?

Các vòng đàm phán trước đây cho thấy việc đạt được một hiệp định vẫn còn xa vời. Những gì đủ điều kiện để có “một kết thúc đáng kể” là không rõ ràng, và một số nhà quan sát quan ngại rằng bất kỳ tiến bộ nào đối với hiệp định cuối cùng đều có thể được coi là đạt được mục tiêu. Tại Hội nghị Cấp cao RCEP năm nay, không chắc chắn rằng RCEP sẽ được kết luận là kết thúc đáng kể mà có thể tiếp tục đàm phán để đưa ra định hướng cho năm tới.

Với nỗ lực tối đa, các nhà đàm phán sẽ tiếp tục thảo luận và để lại những vấn đề khó khăn đòi hỏi các quyết định chính trị cho phiên họp cấp Bộ trưởng vào ngày 12/11, sau đó là Hội nghị Cấp cao RCEP vào ngày 14/11. Tuy vậy, theo dự thảo tuyên bố chung của hội nghị, các thành viên đặt mục tiêu đạt được hoàn tất RCEP cuối cùng vào năm tới./.

Nguồn: Báo Công Thương

Từ khóa: RCEP, 5 điều đáng chú ý, chương trình nghị sự, 2018

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402291
Go to top