Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPTin tức đàm phán13 nước RCEP phản đối tiêu chí nguồn gốc xuất xứ khắc khe của Ấn Độ

13 nước RCEP phản đối tiêu chí nguồn gốc xuất xứ khắc khe của Ấn Độ

RCEP-1024x768

Ít nhất 13 quốc gia trên tổng số 16 nước thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), trong đó có Australia, Nhật Bản và New Zealand đã phản đối đề xuất của Ấn Độ về việc áp dụng tiêu chí đánh giá khắc khe đối với nguồn gốc xuất xứ hàng hóa – cơ sở để hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế quan.

Một quan chức cho biết, 10 nước thành viên thuộc khối ASEAN cũng phản đối đề xuất này của Ấn Độ.

Ấn Độ muốn siết chặt các quy định về quy tắc xuất xứ để ngăn chặn hàng Trung Quốc tràn vào thị trường Ấn Độ thông qua các nước trung gian để tránh thuế. Hàng may mặc Trung Quốc hiện đang thâm nhập vào Ấn Độ thông qua các “cửa ngõ miễn thuế” như Hiệp định Tự do Thương mại Nam Á (SAFTA – Hiệp định giữa Ấn Độ và các nước Nam Á) hay thỏa thuận Hạn ngạch miễn thuế giữa Ấn Độ và Bangladesh.

Đây là chủ đề trọng tâm trong cuộc họp giữa các nước RCEP tại Bangkok vào tháng trước.

Vị quan chức cung cấp nguồn tin cho biết: “Chúng tôi muốn định nghĩa rõ ràng các quy tắc về xuất xứ để đảm bảo tính minh bạch và tôn nghiêm cho quy định ưu đãi thuế. Hầu hết các nước thành viên khác, dưới sự vận động của Australia, đều muốn nới lỏng các quy tắc xuất xứ.”

Ấn Độ cho rằng phần giá trị gia tăng cao nhất phải được tạo ra bởi người dân bản địa tại quốc gia nơi mà hàng hóa đó xuất khẩu. Trên toàn cầu, ngưỡng tỷ lệ trung bình của thành phần nội địa trong một sản phẩm để được chứng nhận xuất xứ là từ 40% đến 60%.

Vị quan chức nói: “Ngoại trừ Nhật Bản, các nước RCEP khác không có nguồn tài nguyên và năng lực sản xuất như Ấn Độ, có thể tạo giá trị gia tăng và xuất khẩu trên quy mô lớn. Do đó, họ muốn nới lỏng các quy định xuất xứ.”

Siết chặt quy định về xuất xứ là yếu tố quan trọng đối với Ấn Độ, vì nước này đang chịu thâm hụt thương mại với 11 thành viên RCEP, bao gồm cả Trung Quốc, Hàn Quốc và Australia trong năm tài chính 2018-2019. Chỉ riêng thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã là 53,6 tỷ USD.

Các ngành công nghiệp nhôm và đồng của Ấn Độ quan ngại về sự hiện diện của Trung Quốc trong khối RCEP, và dự đoán thâm hụt thương mại sẽ còn trầm trọng hơn do sự gia tăng nhập khẩu “ở mức báo động” và mối đe dọa tiềm năng đối với kế hoạch “Make in India” của nước này.

Trong một bài nghiên cứu, Viện tham mưu Niti Aayog (Ấn Độ) đã nhận xét rằng: “Nếu thuế quan tiếp tục bị cắt giảm thông qua RCEP, ngành nhôm nội địa sẽ chịu tác động nặng nề.”

Vị quan chức nói thêm: “Tuy nhiên, Trung Quốc đang tỏ ra thận trọng và chưa đứng về bất kỳ phía nào.”

Vấn đề này sẽ tiếp tục được đưa ra thảo luận trong cuộc họp tại Australia từ ngày 28/6 đến 3/7, và kế đến là một cuộc họp tại Trung Quốc vào cuối tháng 7. Một cuộc họp cấp bộ trưởng dự kiến sẽ diễn ra tại Trung Quốc vào tháng 8 để các nước thành viên cố gắng hoàn tất hiệp định thương mại khổng lồ này trong năm nay.

Một chuyên gia thương mại tại Ấn Độ nhận xét: “RCEP sẽ không giúp Ấn Độ khai thác được lợi ích gì từ Trung Quốc… Chúng ta hiện đã thâm hụt thương mại với hầu như mọi quốc gia thành viên RCEP.”

Biswajit Dhar, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu và Hoạch định Kinh tế thuộc Khoa Khoa học Xã hội, Đại học Jawaharlal Nehru cho biết: “Trung Quốc từ lâu đã tận dụng những kẽ hở trong tiêu chí nguồn gốc xuất xứ của Ấn Độ dành cho các nước láng giềng kém phát triển, trong đó có Bangladesh.”

RCEP là một hiệp định về hội nhập kinh tế khu vực, được đề xuất giữa 10 nước ASEAN và 6 nước ký kết hiệp định tự do thương mại với khối này, bao gồm Australia, New Zealand, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Nguồn: Economics Times

Từ khóa: hội nhập kinh tế, RCEP, quy tắc xuất xứ, đàm phán hiệp định tự do thương mại

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401748
Go to top