Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPTin tức đàm phánĐề xuất phương hướng đàm phán RCEP cho Ấn Độ trong thời gian tới

Đề xuất phương hướng đàm phán RCEP cho Ấn Độ trong thời gian tới

ando1110

Trong lúc phái đoàn đàm phán Ấn Độ đang vất vả thương lượng để có được một Hiệp định RCEP cân bằng và bao trùm, thì ở trong nước, chính phủ cũng nên tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Giai đoạn thứ nhất của chương trình “Made in India” đã đạt được kết quả hứa hẹn. Ấn Độ đã chứng kiến nhà đầu tư nước ngoài háo hức xây dựng nhà máy và phân xưởng lắp ráp tại Ấn Độ. Giai đoạn tiếp theo có khả năng sẽ tập trung chuyển đổi sáng kiến này thành “Made for India”, với mục tiêu tăng cường khả năng sản xuất của Ấn Độ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa 10 nước thành viên ASEAN và 6 đối tác FTA của khối này, gồm Ấn Độ, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc đã diễn ra được hơn 6 năm, với hơn 25 vòng đàm phán. 16 nước thành viên đã cùng nhau đặt ra hạn chót để kết thúc đàm phán là vào cuối năm 2019. Khối thương mại này chiếm đến 25% GDP, 30% kim ngạch thương mại, 26% dòng vốn FDI, và 45% dân số của thế giới. Với Ấn Độ mà nói, RCEP đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Các nước trong RCEP chiếm đến gần 27% tổng kim ngạch thương mại của Ấn Độ, trong đó xuất khẩu đến các nước này chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu, và nhập khẩu chiếm đến 35%.

Tuy nhiên cho đến nay, các cuộc đàm phán vẫn còn gặp vô số khó khăn, trong đó Ấn Độ bị cáo buộc đã quá “bảo thủ” trong cách tiếp cận khi đàm phán về thuế quan. Đàm phán sẽ chưa thể khép lại sớm, ít nhất cho đến khi cuộc bầu cử tại Ấn Độ kết thúc.

Đoàn đàm phán Ấn Độ lẫn ngành công nghiệp trong nước đều đã lên tiếng thể hiện sự bực dọc liên quan đến việc mở cửa thị trường nội địa cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Tâm lý trên là có thể hiểu được, trong bối cảnh Trung Quốc sản xuất dư thừa nhiều mặt hàng quan trọng và chính phủ nước này cũng đã có các chương trình hỗ trợ lớn đối với ngành công nghiệp trong nước dưới dạng các biện pháp thương mại, tài chính, phi tài chính, giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước khác.

Để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán RCEP sắp tới, chính phủ Ấn Độ đã đặt hàng 3 trung tâm nghiên cứu hàng đầu tiến hành một đánh giá độc lập về tác động của RCEP đến các ngành công nghiệp trong nước. Đây là một bước đi đúng đắn. Bài viết “các hiệp định thương mại tự do và cái giá phải trả” của nhóm tác giả Dr Saraswat, Priya, Ghosh năm 2018 đã sớm nhấn mạnh, thâm hụt cộng gộp của Ấn Độ với các đối tác FTA như ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tăng gần gấp đôi trong 8 năm qua. Thâm hụt thương mại của Ấn Độ với khối RCEP là hơn 100 tỷ USD, chiếm gần 64% trong tổng thâm hụt của nước này, trong đó, riêng thâm hụt với Trung Quốc đã chiếm hơn 60%. Bài viết cũng nhấn mạnh, chất lượng thương mại đã bị suy giảm theo FTA ASEAN-Ấn Độ. Theo hệ thống hài hòa về phân loại hàng hóa của Liên Hiệp Quốc (còn gọi là hệ thống HS), hàng hóa được phân thành 99 chương và 21 phần chính, gồm dệt may, hóa chất, rau quả, kim loại cơ bản, đá quý và trang sức, v.v… (tương tự như bảng phân loại ngành). Ở Ấn Độ, có đến 13 trong tổng số 21 ngành có cán cân thương mại chuyển biến theo chiều hướng xấu (tức tình trạng thâm hụt tăng hoặc thặng dư giảm), bao gồm cả những ngành giá trị gia tăng như: hóa chất, nhựa và cao su, khoáng sản, da giày, dệt may, đá quý và trang sức, kim loại, xe cộ, dụng cụ y tế và các hàng chế biến hỗn hợp khác. Những ngành có tình trạng thâm hụt thương mại gia tăng chiếm khoảng 75% kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ đến ASEAN.

Ngoài ra, bài viết còn đề xuất một số giải pháp để các nhà làm chính sách và các cơ quan đánh giá độc lập tham khảo. Thứ nhất, tình trạng thặng dư sản xuất của Trung Quốc và việc nước này phá giá hàng hóa trên khắp thế giới là việc mà ai cũng biết tới. Trung Quốc là nước bị áp các biện pháp chống bán phá giá (ADD) nhiều nhất thế giới, với 926 biện pháp, chiếm gần như ¼ trong tổng các biện pháp ADD trên toàn cầu. Hầu hết các biện pháp này tập trung ở những ngành mà Trung Quốc đang sản xuất dư thừa: hơn ¼ các cuộc điều tra là nhắm vào các sản phẩm kim loại cơ bản, tiếp đến là hóa chất, máy móc và thiết bị điện tử, cuối cùng là dệt may. Tại thị trường Ấn Độ, hàng hóa Trung Quốc cũng đang thống lĩnh, cả trong phân khúc hàng hóa giá trị gia tăng lẫn hàng hóa thâm dụng lao động. Không tính đến dầu mỏ, Ấn Độ nhập khẩu gần 20% hàng hóa từ Trung Quốc. Gần 60% hàng điện tử, 36% máy móc và thiết bị, 37% hóa chất hữu cơ mà Ấn Độ nhập khẩu đều là từ Trung Quốc. Do sản xuất thặng dự và nhận được trợ cấp từ chính phủ, doanh nghiệp Trung Quốc có thể tạo ra sản phẩm với lợi thế đáng kể so với các đối thủ khác. Báo cáo gần đây của OECD (năm 2019) đã nêu bật, ngành nhôm của Trung Quốc là ngành nhận được trợ cấp tài chính và phi tài chính cao nhất (trong giai đoạn 2013 – 2017), bỏ xa các trường hợp trợ cấp khác.

Trước tình hình đó, Ấn Độ phải có kế hoạch đối phó, bằng không, nếu RCEP được thực thi, hàng hóa Trung Quốc vào Ấn Độ sẽ gia tăng về số lượng và với giá cả còn thấp hơn. Vì vậy, nhóm tác giả đề xuất RCEP phải có điều khoản tự vệ phù hợp trong trường hợp các ngành công nghiệp trong nước bị tổn thương (tức là cho phép các nước áp dụng biện pháp tạm thời, nếu một mặt hàng mà nước đó lo ngại có khối lượng nhập khẩu tăng đến một mức độ nhất định, hoặc giá cả nhập khẩu hàng hóa đó giảm đến một mức nhất định).

Thứ hai, trong bối cảnh hiện nay của ngành công nghiệp Ấn Độ, việc xóa bỏ thuế theo lộ trình là cần thiết, đặc biệt trong một số ngành then chốt cần được hỗ trợ lâu dài trước khi đủ sức “tự bơi”. Một ví dụ tiêu biểu là FTA Ấn Độ-Nhật Bản, trong đó Ấn Độ đã đàm phán được 63% dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm và 14% dòng thuế thuộc danh mục loại trừ. Điều này trái ngược với những gì diễn ra trong FTA Ấn Độ-ASEAN, khi có đến 76% dòng thuế phải xóa bỏ hoàn toàn vào cuối lộ trình. Vì vậy, trong RCEP, ít nhất Ấn Độ phải đàm phán được một lộ trình giảm thuế từ 15 – 25 năm cho các ngành quan trọng như hóa chất, kim loại, ô tô, máy móc, thực phẩm và dệt may, vì mỗi ngành trên đều đóng góp hơn 5% vào GDP sản xuất và việc làm của Ấn Độ. Tóm lại, việc kéo dài lộ trình giảm thuế cho một vài ngành sản xuất then chốt là vấn đề tuyệt đối quan trọng.

Thứ ba, các nhà làm chính sách của Ấn Độ nên hiểu rõ về các rào cản phi thuế quan (NTB) được Trung Quốc sử dụng. Theo các báo báo, mặc dù Trung Quốc đã thống nhất xóa bỏ gần 92% dòng thuế và hi vọng Ấn Độ cũng sẽ đáp lại, nhưng Ấn Độ nên lưu ý đến những biện pháp NTBs của Trung Quốc. Việc sử dụng NTBs như: quy trình chứng nhận sản phẩm phức tạp, tiêu chuẩn dán nhãn, thông quan hàng hóa, kiểm tra trước đi vận chuyển, và chứng chỉ nhập khẩu đã cản trở quá trình Ấn Độ tiếp cận thị trường Trung Quốc. Đối phó với các NTBs thì tốn kèm, và vì vậy, Ấn Độ đem vấn đề rào cản ra để thương lượng trong đàm phán, đặc biệt là trong đàm phán RCEP.

Trong lúc phái đoàn đàm phán Ấn Độ đang vất vả thương lượng để có được một Hiệp định RCEP cân bằng và bao trùm, thì ở trong nước, chính phủ cũng nên tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Giai đoạn thứ nhất của chương trình “Made in India” đã đạt được kết quả hứa hẹn. Ấn Độ đã chứng kiến nhà đầu tư nước ngoài háo hức xây dựng nhà máy và phân xưởng lắp ráp tại Ấn Độ. Giai đoạn tiếp theo có khả năng sẽ tập trung chuyển đổi sáng kiến này thành “Made for India”, với mục tiêu tăng cường khả năng sản xuất của Ấn Độ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Nguồn: Financial Express

Từ khóa: đề xuất, phương hướng, đàm phán, RCEP, Ấn Độ, thời gian

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402057
Go to top