Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Thế khó của Ấn Độ trong RCEP

AnDo15032018

Xóa bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan cho bên ngoài phải cân bằng với với nhu cầu trong nước.

Mặc dù ngày nay số lượng các hiệp định thương mại tự do tăng rất nhanh, nhưng vẫn còn một khoảng cách to lớn giữa lý thuyết và thực tiễn triển khai thương mại tự do. Hiểu biết về hội nhập kinh tế còn đa dạng và phức tạp – đặc biệt là bài toán làm thế nào để các nước tham gia đàm phán thuộc những trình độ phát triển khác nhau, với những mối quan tâm khác nhau và đôi khi là đối nghịch nhau, có thể đạt đến một đồng thuận chung trong các vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận doanh nghiệp, tăng trưởng, việc làm và đầu tư của từng nước, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được lợi ích chung cho tất cả.

Hiện nay, Ấn Độ cũng đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan này khi phải lựa chọn có gia nhập hay không gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

RCEP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang đàm phán giữa 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với 6 đối tác FTA của khối, gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và New Zealand. Các nước RCEP cộng lại chiếm 25% GDP toàn cầu, 30% thương mại toàn cầu, 26% vốn FDI toàn cầu và 45% dân số thế giới.

Đối với Ấn Độ mà nói, hiệp định này có ý nghĩa quan trọng. Vì các nước trong RCEP chiềm gần 27% tổng kim ngạch thương mại của Ấn Độ, trong đó xuất khẩu là 15% và nhập khẩu là 35%. Thâm hụt thương mại của Ấn Độ với các nước trong RCEP tăng từ 9 tỷ USD năm 2005 lên 83 tỷ USD năm 2017, trong đó, riêng thâm hụt với Trung Quốc đã chiếm tới 60%.

Ấn Độ đã có FTA song phương với ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản, và thâm hụt của Ấn Độ với các quốc gia này cũng tăng mạnh kể từ khi ký kết hiệp định. Tuy nhiên, lợi ích mà Ấn Độ nhận được lại không luôn luôn rõ ràng. Số liệu cho thấy tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ sang các nước có FTA và các nước không có FTA không có sự khác biệt. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tỷ lệ tận dụng thương mại từ các FTA của Ấn Độ rất thấp, khoảng từ 5% đến 25%, một trong những tỷ lệ tận dụng thấp nhất châu Á. ADB nhận thấy, các quy tắc xuất xứ phức tạp, thiếu thông tin về các FTA, chi phí thực thi cao, và thủ tục hành chính kéo dài là các yếu tố góp phần làm nản chí nhà xuất khẩu khi tận dụng ưu đãi.

Rõ ràng là, những kinh nghiệm trong quá khứ đã ảnh hưởng đến cách tiếp cận của Ấn Độ trong RCEP. Hiệp định này sẽ có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp nội địa của Ấn Độ, khiến họ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp đến từ các nước đang dẫn dắt quá trình RCEP. Các nước này thường tự hào về mức thặng dư thương mại đang có với các nước đối tác – ví dụ như ASEAN, khu vực xuất khẩu lớn thứ tư thế giới. ASEAN và các nước thành viên của khối đã phát triển lên một trình độ sản xuất cao hơn ở nhiều loại hàng hòa xuất khẩu.

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh đủ sức đối phó với sự cạnh tranh bất ngờ do thương mại quốc tế đem lại, Ấn Độ cần phải bám vào hai trụ cột: cải cách trong nước liên tục và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, chính sách thương mại và công nghiệp cũng cần phải nhất quán với nhau hơn. Các sáng kiến, như “Make in India”- nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất, cũng cần phải tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu cho các nhà sản xuất nội địa.

Hơn nữa, phải phổ biến đầy đủ thông tin về lợi ích và thách thức mà từng FTA mang lại, thông tin về các hiệp định khu vực và các thỏa thuận đa phương hiện có, chẳng hạn như Hiệp định CPTPP. Bản thân các hiệp định và lợi ích mà các hiệp định này mang lại thường không rõ ràng. Vì vậy, rất khó để đánh giá khách quan những lợi thế của việc đàm phán RCEP.

Để xua tan thế im lặng của Ấn Độ trong RCEP, cần có một phân tích chuyên sâu hơn để giải đáp câu hỏi: liệu RCEP có giúp cho hàng hóa, cả hàng hóa trung gian và hàng hóa thành phẩm, trở nên rẻ hơn. Từ trước đến nay, sở dĩ thâm hụt thương mại của Ấn Độ với các đối tác trong FTA leo thang là vì hàng hóa thành phẩm nhập khẩu quá rẻ, điều này tuy làm người tiêu dùng hài lòng nhưng lại tạo thêm lo ngại cho các nhà sản xuất trong nước. Hàng hóa trung gian rẻ hơn có thể giúp hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ cạnh tranh hơn.

Nhưng quyết định cuối cùng về việc tham gia hay không tham gia RCEP không nên chỉ được đưa ra dựa trên yếu tố giá cả hàng hóa. Ấn Độ cần phải xem xét toàn diện các lĩnh vực khác, như dịch vụ, đầu tư, và việc làm.

RCEP là một chặng đường chông chênh. Ấn Độ với quy mô và cơ hội thị trường của mình có nhiều lợi thế trong đàm phán, nhưng Ấn Độ cũng cần phải có tầm nhìn chiến lược khi đánh giá các thỏa thuận thương mại. Ấn Độ cần phải chú trọng đàm phán những điểm mà có thể giúp Ấn Độ xúc tiến xuất khẩu, nhưng đồng thời, Ấn Độ cần chú ý cách cư xử, tránh phương hại đến vị thế của Ấn Độ trên toàn cầu.

Australia cũng có một cơ hội ở đây. Đàm phán RCEP sẽ cho phép Australia và Ấn Độ cơ hội để tháo gỡ những khúc mắc trong đàm phán hiệp định thương mại tự do của hai nước, và tìm ra điểm tương đồng trong chính sách thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác khác.

Nguồn: Lowy Institute

Từ khóa: Ấn Độ, RCEP, thuế quan, bảo hộ doanh nghiệp

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394071
Go to top