Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPPhân tích đánh giá tác độngCác đề xuất bảo hộ đầu tư trong RCEP đe dọa ngành công nghiệp dược phẩm Ấn Độ

Các đề xuất bảo hộ đầu tư trong RCEP đe dọa ngành công nghiệp dược phẩm Ấn Độ

duocpham

Các hiệp định thương mại tự do như RCEP sẽ xâm phạn đến luật sở hữu trí tuệ của Ấn Độ. Ấn Độ phải giữ vững quan điểm bảo vệ lợi ích y tế công cộng.

Mặc dù các tuyên bố trước đó nói rằng đàm phán RCEP sẽ kết thúc vào tháng 11 năm 2018, thế nhưng, Hiệp định thương mại tự do này vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Vòng đàm phán lần thứ 25 của RCEP đã khép lại tại Bali tháng Hai vừa qua. Ở vòng đàm phán này, các bên thảo luận về các đề xuất liên quan đến bảo hộ đầu tư.

Các đề xuất đầu tư này đe dọa khả năng chính phủ Ấn Độ đảm bảo cho người dân được tiếp cận các loại thuốc mới. Ấn Độ đã tuyên bố rõ quan điểm của nước này về vấn đề sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do, bao gồm cả RCEP, đó là Ấn Độ sẽ không chấp nhận bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào buộc Ấn Độ phải thay đổi luật sở hữu trí tuệ của nước này.

Ấn Độ được cho là đã phản đối hầu hết các đề xuất đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc yêu cầu các cam kết về sở hữu trí tuệ trong RCEP phải mạnh mẽ hơn so với Hiệp định của WTO về “các khía cạnh có liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ” (gọi tắt là Hiệp định TRIPS), đặc biệt là trong vấn đề cấp bằng sáng chế.

Cụ thể, Nhật Bản và Hàn Quốc đề xuất kéo dài thời hạn bảo hộ bằng sáng chế tối đa đến 20 năm, có tính đến thời gian chậm trễ của việc cấp phép lưu hành sản phẩm. Nếu đề xuất trên được chấp thuận, các công ty sở hữu bằng sáng chế sẽ được kéo dài thời gian độc quyền thêm vài năm, ngược lại, các dòng thuốc generic sẽ phải gia nhập thị trường chậm vài năm, từ đó, làm chậm trễ quá trình cạnh tranh trên thị trường. Nếu Ấn Độ chấp thuận các đề xuất liên quan đến chương đầu tư của RCEP, điều này sẽ đi ngược với lập trường đã tuyên bố trước đó của nước này.

Mục tiêu của bảo hộ đầu tư là cung cấp các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư trước các rủi ro xuất phát từ hành động độc đoán của chính phủ nước tiếp nhận. Và biện pháp bảo vệ ở đây là cho phép nhà đầu tư đòi bồi thường thông qua cơ chế trọng tài quốc tế nhà nước-nhà đầu tư.

Các Hiệp ước Bảo hộ Đầu tư trao cho nhà đầu tư các quyền lợi rất lớn, nhưng lại không đi kèm các nghĩa vụ tương ứng. Các hiệp ước này thường làm giảm năng lực của chính phủ nước tiếp nhận đầu tư trong việc kiểm soát hoạt động của nhà đầu tư, ngay cả khi mục đích kiểm soát là để bảo vệ lợi ích của dân chúng.

Lập trường của Ấn Độ trong các Hiệp ước bảo hộ đầu tư là gì?

Qua nhiều năm, lập trường của Ấn Độ đối với các Hiệp ước bảo hộ đầu tư đã thay đổi hoàn toàn. Từ năm 1995 đến nay, Ấn Độ đã gia nhập 84 hiệp ước bảo hộ đầu tư, còn được biết đến với tên gọi Hiệp định Đầu tư Song Phương (BITs). Ngoài ra, Ấn Độ còn thực hiện nghĩa vụ bảo hộ đầu tư thông qua nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTAs) khác.

Nhưng, sau khi phải đối mặt với 4 đến 5 vụ tranh chấp đầu tư quốc tế liên quan đến các BITs khác nhau với số tiền đòi bồi thường khổng lồ, Ấn Độ đã xây dựng mô hình BIT cho riêng mình, và quyết định rút khỏi 58 BITs hiện hữu. Ấn Độ còn gửi công văn làm rõ bản chất của các nghĩa vụ trong 25 BITs còn lại đến các nước đối tác của Ấn Độ trong các Hiệp ước đầu tư đó, để đạt được thỏa thuận và phát hành một tuyên bố diễn giải chung phù hợp với Mô hình BIT 2015 của Ấn Độ.

Vì thế, việc Ấn Độ sẵn sàng đàm phán các điều khoản bảo hộ đầu tư trong RCEP, đi ngược với mô hình BIT của nước này, là điều khó hiểu.

Tại sao RCEP thúc đẩy các điều khoản bảo hộ đầu tư?

Bản thảo chương đầu tư của RCEP đã bị rò rỉ ra ngoài năm 2015. Tài liệu này tiết lộ, định nghĩa về đầu tư có bao gồm quyền sở hữu trí tuệ (IPRs). Vì vậy, định nghĩa đầu tư mở rộng sẽ cho nhà đầu tư cơ hội để thách thức các biện pháp được chính phủ nước sở tại áp dụng để tạo thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận thuốc men, với lý do là các biện pháp đó gián tiếp phá hoại các khoản đầu tư, và còn cho phép nhà đầu tư đòi bồi thường từ chính phủ thông qua các cơ quan trọng tài quốc tế.

Mặc dù vẫn có một số ngoại lệ để bảo vệ lợi ích công cộng chẳng hạn như phát hành giấy phép bắt buộc, thế nhưng, các điều khoản bảo hộ đầu tư trong RCEP vẫn thách thức nhiều biện pháp tự vệ khác trong Đạo luật Sáng chế của Ấn Độ để bảo vệ quyền lợi người dân.

Các biện pháp tự vệ này bao gồm thu hồi bằng sáng chế, từ chối cấp bằng sáng chế khi không thỏa mãn các tiêu chuẩn sáng chế, các điều kiện về lao động địa phương của bằng sáng chế, và nghĩa vụ phải đăng ký thông tin về lao động địa phương của bằng sáng chế, được cấp phép lưu hành thuốc generic khi sáng chế còn hiệu lực, cơ chế kiểm soát giá, và được tiến hành thay đổi có lợi cho y tế cộng đồng trong luật, chính sách và quy định, để tạo thuận lợi cho người dân được tiếp cận thuốc. Nhà đầu tư có thể cho rằng các biện pháp trên là một hình thức tước đoạt tài sản gián tiếp, làm giảm hiệu quả đầu tư của họ và có thể kiện đòi bồi thường từ nước tiếp nhận đầu tư.

Trong quá khứ, các công ty dược phẩm sử dụng các điều khoản đầu tư trong các FTA để dọa chính phủ không được áp dụng các linh hoạt trong Hiệp định TRIPs. Ví dụ, năm 2017, hãng dược phẩm Mỹ Gilead đã áp dụng điều khoản về quyền của nhà đầu tư trong Hiệp ước BIT Mỹ-Ukraine để đòi chính phủ Ukraine bồi thường 800 tỷ USD vì đã cho phép đăng ký sản xuất thuốc generic đối với dòng thuốc Hepatitis C drug – Sofosbuvir của hãng này.

Và với RCEP, các tập đoàn dược phẩm cũng có thể sử dụng các điều khoản tương tự trong chương đầu tư của Hiệp định này như “tiếp cận thị trường”, “đối xử công bằng và bình đẳng”, “tước đoạt”,... để đe dọa chính phủ sở tại.

Năm 2010-2011, một tòa án ở Canada đã thu hồi lại 2 bằng sáng chế dược phẩm mới (đối với thuốc Zyprexa and Strattera) của Elli Lilly vì thiếu tính thiết thực. Để đáp trả lại hành động của tòa án, Elli Lilly đã khởi kiện Canada vi phạm Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Công ty lập luận rằng mình bị đối xử không công bằng vì bị thu hồi lại giấy phép. Mặc dù toà án trọng tài đã bác đơn của gã khổng lồ dược phẩm và buộc công ty phải trả 5 triệu đô la Canada án phí, chính phủ Canada đã phải tốn hơn 15 triệu đô la Canada cho phí luật sư và phí chuyên gia làm chứng trong trận chiến kéo dài 5 năm đó.

Khoản tiền bồi thường đắt đỏ và chi phí pháp lý phát sinh từ các vụ kiện như trên thường tạo ra “tâm lý sợ hãi”, khiến chính phủ ở các nước đang phát triển dè dặt trong việc tiến hành các biện pháp để bảo vệ quyền lợi y tế cộng đồng. Một điều phiền toái và kinh khủng nữa của quy định này đó là, một bên thứ ba – nhà đầu tư nước ngoài – được quyền nghi ngờ các chức năng thuộc về chủ quyền quốc gia.

Các hiệp ước đầu tư từng tạo ra các tác động ngược khủng khiếp đến quyền tiếp cận thuốc men ở các nước đang phát triển. Ấn Độ phải cẩn trọng trong lúc đàm phán các điều khoản này tại RCEP, vì các hiệp định như trên sẽ cản trở đáng kể khả năng của chính phủ trong việc bảo vệ các lợi ích công và sử dụng các điều khoản linh hoạt trong TRIPs.

Quan trọng là Ấn Độ phải kiên định với lập trường đàm phán của mình để đảm bảo rằng việc chống lại các điều khoản TRIPS+ trong RCEP không bị xói món trong chương đầu tư.

Tác giả: Prathibha Sivasubramanian, chuyên gia cộng tác với Third World Network (TWN) – một tổ chức phi lợi nhuận độc lập, chuyên tiến hành các nghiên cứu chính sách liên quan đến thương mại và phát triển tại các nước thuộc thế giới thứ ba.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không phản ánh quan điểm của website.

Nguồn: The Wire

Từ khóa: RCEP, chương đầu tư, sở hữu trí tuệ, dược phẩm, bằng sáng chế

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007422901
Go to top