Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPPhân tích đánh giá tác độngTại sao cần phải nỗ lực nhiều hơn cho RCEP

Tại sao cần phải nỗ lực nhiều hơn cho RCEP

RCEP2612

Sau gần 6 năm và 26 vòng đàm phán, đã đến lúc các nhóm đàm phán nên ngừng việc đánh đố lẫn nhau và tập trung vào lợi ích chung cho khu vực Đông Á. Dựa trên kết quả từ vòng đàm phán cấp cao gần nhất tại Siem Reap, Campuchia, vào cuối tháng 2 vừa qua, vẫn còn rất khó để hoàn thành Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) dưới nhiệm kỳ chủ tịch của Thái Lan, trừ khi các nhà lãnh đạo thúc giục nhóm đàm phán của mình làm việc tích cực hơn. Không còn thời gian để do dự nữa.

Trong những diễn biến mới nhất, một vài quốc gia đã hành động một cách ích kỷ, cố gắng liên hệ một vấn đề với các vấn đề khác, trong khi một số khác lại đưa ra các vấn đề mới, khiến việc tìm ra tiếng nói chung trở nên vô cùng khó khăn. Đây không phải là lúc để chơi trò mèo vờn chuột. Mỗi phút trôi qua đều ảnh hưởng đến vận mệnh của khối thương mại tự do kinh tế lớn nhất thế giới trong tương lai. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, hay TPP11, đã chứng minh một cách rõ ràng rằng ý chí chính trị và thái độ cam kết mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo là yếu tố dẫn đến sự hình thành hiệp định, ngay cả khi không có Hoa Kỳ.

Tại Siem Reap, các bộ trưởng thương mại của 16 quốc gia - 10 nước thành viên ASEAN, cộng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ - đã thống nhất các bước tiếp theo để thu hẹp khoảng cách trong các vấn đề liên quan đến tiếp cận thị trường và cắt giảm thuế quan giữa các bên. Sẽ có tới 8 cuộc họp đàm phán RCEP trong năm nay, với ít nhất 4 cuộc họp giữa các ủy ban khác nhau. Kết quả các cuộc họp sẽ được trình bày vào tháng 11 này tại hội nghị thượng đỉnh RCEP lần thứ 3.

Cần phải nhắc lại rằng, RCEP khởi đầu từ một ý tưởng của ASEAN vào năm 2011, khi tổ chức này cảm thấy rằng các quốc gia thành viên cần hợp nhất 5 hiệp định thương mại tự do (FTA) sẵn có với các đối tác đối thoại. Hiện tại, ASEAN đã ký kết 6 FTA với Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, New Zealand và Ấn Độ. Vòng đàm phán đầu tiên của RCEP chính thức bắt đầu vào tháng 5/2013 tại Brunei. Vòng thứ 25 được tổ chức tại Bali vào tháng trước.

Nhận thấy được tầm quan trọng của hội nghị ở Siem Reap, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã trình bày lập trường của ông trong bài phát biểu khai mạc tại Hội nghị Bộ trưởng RCEP lần thứ 7. Ông nhắc nhở các nhà đàm phán về sự đặc biệt của RCEP và tác động đa dạng của nó lên tiến trình phát triển kinh tế. Không giống như TPP11, khuôn khổ RCEP tạo ra nhiều ưu đãi và linh hoạt hơn cho các nền kinh tế kém phát triển.

Với các cuộc bầu cử trong năm nay tại bốn quốc gia RCEP - Ấn Độ, Úc, Indonesia và Thái Lan - một số nước sẽ không thể thông qua các cam kết mạnh mẽ về tiếp cận thị trường và giảm thuế. Đối với các nhà đàm phán còn lại, thái độ bất hợp tác này được coi là một cái cớ để kéo dài các cuộc đàm phán.

Khi nhìn vào bản báo cáo đánh giá về tiến độ đàm phán, người ta sẽ cảm thấy quan ngại về tiến độ trong vấn đề tiếp cận thị trường và danh mục các vấn đề tồn đọng. Theo đó, 46,2% số thỏa thuận đã được thông qua (đánh dấu màu xanh), 44,4% vấn đề có khả năng sẽ hoàn thành trong năm nay (màu vàng), và 9,4% số nội dung được đánh giá là khó đạt được đồng thuận trong 9 tháng tiếp theo (màu đỏ).

Ấn Độ có nhiều vấn đề đánh dấu màu vàng và đỏ hơn những nước RCEP khác. Các nhà đàm phán đang hy vọng rằng sau cuộc bầu cử vào tháng 5, Ấn Độ sẽ nhượng bộ hơn trong các ngành dịch vụ. Trong một diễn biến tương tự, cả Indonesia và Úc nhiều khả năng sẽ có những đóng góp và đề xuất rõ ràng hơn, sau các cuộc bầu cử tại quốc gia họ. Đối với Thái Lan ở cương vị chủ tịch, RCEP có giá trị rất quan trọng.

Không giống như những cuộc bầu cử ở các quốc gia khác, cuộc bầu cử vào ngày 24 tháng 3 ở Thái Lan không được quan tâm nhiều, khi mà mọi sự chú ý đều tập trung vào đàm phán RCEP. Cuộc bầu cử này sẽ ít hoặc gần như không ảnh hưởng đến cam kết của Thái Lan về hoàn tất đàm phán RCEP.

Trong suốt chiến dịch bầu cử giữa các đảng chính trị lớn, các vấn đề liên quan đến tiếp cận thị trường hoặc cắt giảm thuế quan, trong hoặc ngoài khuôn khổ ASEAN, chưa bao giờ được đề cập nhiều hoặc chính trị hóa. Khi các cuộc thăm dò gần kề, các chiến dịch tranh cử chỉ nhấn mạnh vào những chủ đề xóa đói giảm nghèo, chấm dứt tham nhũng, phân cấp phân quyền, hợp pháp hóa cần sa và các chính sách dân túy.

Ở bên ngoài khu vực, những bất ổn toàn cầu khiến việc hoàn thành RCEP trở nên cấp bách; nếu không sớm hoàn thành, hiệp định có thể đánh mất sức hút và độ tin cậy, khi mà các thành viên càng trở nên cứng nhắc trong quá trình đàm phán.

Khi mà thời gian ngày càng ngắn, mỗi thành viên buộc phải ứng biến linh hoạt hơn để tìm ra tiếng nói chung trong các cuộc đàm phán. Sự thật mà nói, sự chồng chéo của các hiệp định FTA khác nhau giữa các thành viên RCEP đã khiến quá trình đàm phán thương mại trở nên rất khó khăn.

Tại hội nghị ở Siem Reap, chủ tọa đã thúc giục các nhóm đàm phán giữ thái độ tích cực, và đóng góp xây dựng hơn, để giải các quyết vấn đề, thay vì tạo ra nhiều vấn đề hơn nữa. Quả thật, đôi khi rất khó để tìm ra một lập trường chung giữa các nhà đàm phán ASEAN.

Dĩ nhiên, những thay đổi chính sách thường xuyên trong các bộ ngành và chính phủ của khối ASEAN cũng đã làm chậm quá trình đàm phán. Đáng chú ý là số lượng các nhà đàm phán đã tăng lên rất nhiều, từ khoảng 65 người trong vòng đàm phán đầu tiên vào năm 2012 lên gần 750 người trong vòng đàm phán mới nhất.

Để đạt được tiến độ trong thời điểm quan trọng này, tất cả các nhà đàm phán phải tăng cường tin tưởng lẫn nhau và ngừng áp dụng chiến lược "đánh đổi", vì nó không còn hiệu quả trong các cuộc đàm phán đa phương. Tất cả các thành viên RCEP phải nhìn nhận thực tế và không nên đem kinh nghiệm đàm phán từ các FTA khác vào RCEP.

Vì 7 trong số 11 thành viên của TPP11 đang tham gia RCEP và 4 trong số đó là thành viên ASEAN, đã có những nỗ lực để chuyển đổi RCEP thành quá trình đàm phán TPP11. Một số cho rằng cả hai khuôn khổ này có thể kết hợp lại trong tương lai. Những nhận thức như vậy có thể khiến quá trình hiện thực hóa RCEP càng phức tạp hơn.

Hiện tại trên thế giới, có một số FTA mới đã được ký kết. Những hiệp định khác đang trong quá trình đàm phán, chẳng hạn như EU – Mercosur, Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc, EU-Mexico.

GDP kết hợp của 11 nước thành viên CPTPP chỉ đạt 10,2 nghìn tỷ USD, ở mức nhỏ nhất nếu so với các FTA khác. Chẳng hạn, khối thương mại tự do Nhật Bản - EU là 21,3 nghìn tỷ USD, trong khi Nafta là 21,1 nghìn tỷ USD.

Tính đến năm 2016, tổng GDP của RCEP là 30 nghìn tỷ USD, hơn gấp đôi so với TPP11, chiếm 31,6% sản lượng toàn cầu, 28,5% thương mại toàn cầu và 1/5 dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu.

Nói tóm lại, nhiệm vụ của Thái Lan với cương vị chủ tịch là phải thuyết phục tất cả các thành viên trở nên linh hoạt hơn trong cách tiếp cận, khi mà chúng ta đang tiến đến vạch đích.

Nguồn: Bangkok Post

Từ khóa: RCEP, CPTPP, đàm phán hiệp định tự do thương mại, hội nhập kinh tế

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007425756
Go to top