Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPPhân tích đánh giá tác độngRCEP - thỏa thuận thương mại tiếp theo của châu Á

RCEP - thỏa thuận thương mại tiếp theo của châu Á

RCEP0307

Trải qua 6 năm xây dựng, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) dự kiến sẽ tạo ra một khu vực tự do thương mại toàn diện với trọng tâm là ASEAN. 16 bên đàm phán đang nỗ lực cho một “kết quả quan trọng” trước thềm hội nghị ASEAN tổ chức vào giữa tháng 11 năm 2018. Nhưng thậm chí nếu không đạt được trước thời hạn đó, RCEP vẫn sẽ đóng góp vào sự hợp tác rộng mở hơn giữa ASEAN và nền kinh tế toàn cầu.

RCEP có thể trở thành thỏa thuận thương mại lớn thứ hai do các nước châu Á dẫn dắt, sau khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017. 11 thành viên còn lại đã đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), giữ lại nguyên vẹn phần lớn nội dung và ký kết vào tháng 3 năm 2018. CPTPP sẽ có hiệu lực vào ngày 30 tháng 12 năm 2018. RCEP cũng đang trong quá trình tiến đến một thỏa thuận, nhưng khả năng đạt được thống nhất trong năm nay đang nhỏ dần.

Sau khi hoàn tất, RCEP sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên luật lệ. Đó sẽ là một khu vực thương mại tự do lớn kỷ lục về dân số và sản lượng (bao gồm 3,6 tỷ người và GDP 25 nghìn tỷ USD, vượt qua Hoa Kỳ) và là hiệp định tham vọng nhất từ trước đến nay mà các nước đang phát triển từng đàm phán. Hiệp định này bao gồm các thỏa thuận chưa từng có giữa Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, xây dựng theo các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cung cấp thêm bằng chứng về sự lãnh đạo của châu Á đối với thương mại thế giới.

Nhưng sẽ không dễ để đạt được mục tiêu đó. Chỉ có bốn trong số 21 chương đã được hoàn tất sau cuộc đàm phán giữa tháng 10 năm 2018 tại Singapore. Các vấn đề tồn tại dai dẳng - như cam kết thuế quan khiêm tốn của Ấn Độ, vấn đề di chuyển của lao động thời vụ trong ngành dịch vụ (đề xuất cũng của Ấn Độ), cũng như sự bất đồng về các điều khoản đầu tư và sở hữu trí tuệ - mới chỉ đạt được một ít tiến bộ. Các cuộc đàm phán cuối tháng 10 ở Auckland cũng không mang lại nhiều kết quả. Những chướng ngại vật tỏ ra quá nhiều và quá lớn để vượt qua được trong thời gian chưa đầy một tháng.

Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc làm phức tạp hóa các cuộc đàm phán RCEP. Mặt khác, nhiều nước châu Á đề cao nhu cầu liên kết mạnh mẽ chống lại sự chi phối của Mỹ. Ngoài ra, một điều khoản “thuốc độc” do Hoa Kỳ đưa vào Thỏa thuận Hoa Kỳ - Mexico - Canada (USMCA) cấm các thành viên của USMCA, và của các hiệp định khác của Hoa Kỳ trong tương lai, ký kết hiệp định với các “nền kinh tế phi thị trường” (như Trung Quốc), cũng thúc đẩy thêm việc hoàn tất RCEP.

Nhiều người lo ngại rằng các đợt tấn công của Mỹ nhắm vào Trung Quốc sẽ làm ảnh hưởng xuất khẩu của nước này. Trong khi đó, các nước như Việt Nam và Ấn Độ có thể hưởng lợi từ việc tiếp cận thị trường Mỹ thuận lợi hơn, nơi mà các nhà xuất khẩu Trung Quốc hiện đang kiểm soát. Rủi ro từ chiến tranh thương mại, lần đầu tiên sau cuộc Đại suy thoái, khiến cho các nước không muốn tham gia vào các cam kết dài hạn.

Tất cả những điều trên không nên làm RCEP đổ vỡ. Hiệp định này được mong chờ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, chỉ nhỏ hơn so với một khu vực thương mại tự do tốt nhất hiện nay. Có những dấu hiệu cho thấy RCEP sẽ thua kém CPTPP. Trong RCEP, một số quốc gia chỉ cắt giảm 80% dòng thuế trong suốt thời gian dài, so với tỷ lệ cắt giảm gần 100% trong CPTPP. RCEP cũng chỉ có tác động khá hạn chế trong các vấn đề về biện pháp phi thuế quan và phi biên giới, hoặc về các quy định sở hữu trí tuệ và dịch vụ nằm ngoài phạm vi quy định của WTO.

RCEP sẽ giúp tăng tổng sản phẩm toàn cầu thực tế lên khoảng 286 tỷ USD mỗi năm (khoảng 0,2% GDP toàn cầu) sau khi được hoàn tất vào năm 2030. Lợi ích này gấp đôi lợi ích mà CPTPP mang lại do RCEP có quy mô lớn hơn. Điều này đại diện cho một sự tăng trưởng lâu dài của GDP thực tế và biến RCEP tương đương với một khoản đầu tư trị giá 7,2 nghìn tỷ USD, với lợi nhuận 4% mỗi năm.

Thương mại thế giới được kỳ vọng tăng trưởng 19% với RCEP. Chệch hướng thương mại (hiện tượng thương mại chuyển từ các nhà xuất khẩu hiệu quả sang các nhà sản xuất kém hiệu quả hơn do bất bình đẳng thương mại) được ước tính là sẽ nhỏ lại. Một số nước không phải là thành viên có thể được hưởng lợi do tính chất đa phương của RCEP và sự lan tỏa năng suất giữa các thành viên.

CPTPP là một chuẩn mực cho RCEP. CPTPP dựa trên văn bản TPP gốc và đình chỉ 22 điều khoản. Mặc dù CPTPP bị cho là thua kém RCEP về lợi ích tăng trưởng tuyệt đối, nhưng nó sẽ đem đến những lợi ích to lớn hơn cho GDP của mỗi quốc gia thành viên. Với khả năng kết nạp thêm thành viên, tác động của CPTPP có thể trở nên lớn hơn RCEP, gây áp lực buộc RCEP phải có các quy định nghiêm ngặt hơn và các cam kết tiếp cận thị trường sâu hơn.

CPTPP đã đóng vai trò kiến tạo trên toàn cầu. Các điều khoản của hiệp định này, trong đó giải quyết những thay đổi lớn trong cấu trúc thương mại trong 25 năm kể từ Vòng đàm phán Uruguay, đang được sử dụng trong các hiệp định khác, bao gồm Thỏa thuận USMCA gần đây. Chất lượng của RCEP cũng sẽ được nâng lên khi các điều khoản trong CPTPP được đưa vào các cuộc đàm phán. Úc và New Zealand được cho là đang kêu gọi đưa nhiều quy tắc của CPTPP vào RCEP.

Khi thế giới đối mặt với mối đe dọa từ một cuộc chiến lớn, thì thương mại, một động cơ phát triển và chất xúc tác cho cải cách kinh tế, đang bị vây hãm. Chương trình nghị sự vòng Doha của WTO đang suy yếu, và chủ nghĩa dân túy ở châu Mỹ và châu Âu tán thành các chính sách theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa trọng thương. RCEP có thể cung cấp một giải pháp khả quan: một giải pháp thay thế lấy các nước đang phát triển làm trọng tâm, ưu tiên hội nhập với quy mô chưa từng có.

RCEP thậm chí có thể thắp lên lại sự quan tâm dành cho hội nhập khu vực, mở đường cho một khu vực thương mại tự do Châu Á-Thái Bình Dương, và sẽ đem lại lợi ích kinh tế to lớn, có thể lên đến hàng nghìn tỷ USD.

Nguồn: Brookings.edu – KDu

Từ khóa: hiệp định, RCEP, CPTPP, ASEAN

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007427908
Go to top