Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Tại sao Ấn Độ quay lưng với RCEP?

23.12-07

Sau khi Ấn Độ quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), 15 nước còn lại đã hoàn tất quá trình đàm phán Hiệp định thương mại khu vực này. Sau nhiều tháng thảo luận với cường độ cao, New Delhi đã quyết định rút lui. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo rằng, các lo ngại trong nước không cho phép ông gia nhập hiệp định. Bốn yếu tố chính trị và kinh tế quan trọng sau đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự do dự của Ấn Độ dành cho RCEP.

Trung Quốc là một trong những mối lo lớn của Ấn Độ ngay từ những ngày đầu đàm phán. Nỗi sợ của Ấn Độ nằm ở mức thâm hụt thương mại lên đến 57 tỷ USD của nước này với Trung Quốc. Thực tế trên làm dấy lên lo ngại rằng nếu mở cửa thêm cho Trung Quốc, thì thị trường trong nước của Ấn Độ sẽ tràn ngập hàng hóa giá rẻ. Ấn Độ đã và đang thúc đẩy một cơ chế ‘kích hoạt tự động’ cho phép nước này tăng thuế lên hàng hóa khi khối 1ượng nhập khẩu vượt quá mức giới hạn đã được xác định trước để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước, nhưng các nước thành viên RCEP còn lại bác bỏ đề xuất này.

Các vấn đề chính trị trong nước cũng góp phần quan trọng cản trở Ấn Độ tham gia RCEP. Các hiệp hội thương mại lớn như Liên hiệp Các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu Ấn Độ (CAIT) – đại diện cho khoảng 500.000 doanh nghiệp xuất khẩu khẩu nhỏ và vừa trên khắp Ấn Độ (chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp loại này) – chưa bao giờ ủng hộ RCEP dưới bất kỳ hình thức nào. Nhóm có sức ảnh hưởng Swadeshi Jagran Manch – thường được xem là cánh kinh tế của tổ chức Rashtriya Swayamsevak Sangh (RSS), cũng đã tổ chức một cuộc biểu tình kéo dài 11 ngày trên khắp cả nước để phản đối RCEP hồi tháng 11 năm 2019. Nhóm người trên cho rằng thỏa thuận RCEP dưới hình thức hiện tại sẽ làm chồng chất thêm khó khăn cho ngành chế tạo và nông nghiệp vốn phải vật lộn trong khủng hoảng.

RSS là tổ chức xã hội chính trị có mối quan hệ mật thiết với Đảng Bharatiya Janata Party (BJP) cầm quyền. Đảng BJP cũng đã bày tỏ sự dè dặt của mình dành cho RCEP. Chủ tịch RSS ông Mohan Bhagwat thúc giục chính phủ Ấn Độ không ‘nhân nhượng quá nhiều’ trong đàm phán thương mại. RSS nỗ lực buộc chính phủ phải bám sát các mục tiêu kinh tế, tại thời điểm khi mà Đảng BJP thể hiện dưới mức kỳ vọng trong các cuộc bầu cử hội đồng ở bang Maharashtra và Haryana. Sự bất mãn của RSS với đảng BJP giữ một vai trò quan trọng trong quyết định rút khỏi RCEP của chính phủ Ấn Độ. Đảng Quốc đại Ấn Độ, đảng đối lập chính, cũng đã lên tiếng phản đối thỏa thuận này.

Một số khu vực kinh tế chính của Ấn Độ cũng đã bày tỏ sự dè dặt đối với RCEP. Đây không phải là một hiện tượng mới và các cuộc phản đối tương tự đã từng diễn ra trong quá khứ. Ngành bơ sữa đặc biệt bày tỏ không hài lòng về hiệp định. Hãng kem lớn của Ấn Độ là Amul đã cảnh báo chính phủ về các tác động tiêu cực có thể có của RCEP. Amul cho rằng mở cửa thị trường sữa cho các công ty nước ngoài sẽ giáng đòn mạnh lên nhiều hộ chăn nuôi nhỏ ở Ấn Độ vì họ không thể cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Úc hay New Zealand.

Tương tự, nhiều nông dân dưới ngọn cờ của Ủy ban Kisan Shangharsh cũng đã biểu tình phản đối RCEP tại bang Punjab, một bang nông nghiệp và là vựa lúa lớn của Ấn Độ. Những nông dân này tin rằng ngành nông nghiệp sẽ bị tác động nghiêm trọng bởi nông sản nhập khẩu được trợ cấp để bán dưới giá thị trường. Bên cạnh nông nghiệp, Hội các nhà sản xuất ô tô Ấn Độ cũng đã kêu gọi chính phủ thận trọng vì RCEP sẽ cản trở chương trình “Make in India” và dẫn đến tình trạng mất việc làm.

Ấn Độ cũng không thống nhất với các nước thành viên RCEP khác trong các vấn đề liên quan đến kinh tế số. Ấn Độ có lập trường dứt khoát trong việc không mở cửa đối với hàng hóa thương mại số. Ấn Độ cũng chưa bao giờ ủng hộ các đề xuất cho phép tự do hóa dòng chảy dữ liệu và chia sẻ mã nguồn. Chương thương mại điện tử trong RCEP vì vậy trở thành một nội dung gây tranh cãi lớn giữa các nước thành viên.

Ấn Độ rút khỏi RCEP vì các vấn đề trên không được giải quyết. New Delhi đã nói rõ rằng nước này sẽ không quay lại hiệp định trừ khi các lo ngại trên được xử lý.

Ấn Độ vẫn còn cơ hội tham gia RCEP khi các nước thành viên như Úc, Singapore và Trung Quốc đã bày tỏ sẽ sẵn sàng đối thoại với Ấn Độ về các vấn đề trên. Ấn Độ nên tận dụng cơ hội này để tái đàm phán và giải quyết các vấn đề còn đang bỏ ngõ.

RCEP sẽ thúc đẩy kinh tế Ấn Độ tăng trưởng vì hiệp định giúp Ấn Độ thâm nhập dễ dàng hơn vào mạng lưới sản xuất của khu vực. RCEP còn giúp Ấn Độ tăng lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ - vì mở ra cơ hội tiếp cận thị trường mới cho các doanh nghiệp nước này. Bên cạnh các lợi ích kinh tế, Hiệp định còn đem lại các lợi ích chiến lược to lớn cho Ấn Độ. RCEP mở ra cơ hội để Ấn Độ tăng cường các mối quan hệ kinh tế với các thế lực mới nổi trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Mặc dù một số ngành công nghiệp có thể đối diện với thách thức, nhưng lợi ích tổng thể mà Ấn Độ đạt được khi tham gia RCEP là đủ lớn để bù đắp cho các chi phí trên. Vì vậy, Ấn Độ nên suy nghĩ lại về quyết định quay lưng với RCEP của mình.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: Ấn Độ, RCEP, rút lui, phản đối, lợi ích

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392581
Go to top