Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPPhân tích đánh giá tác độngTại sao Ấn Độ rút khỏi thỏa thuận thương mại tự do RCEP?

Tại sao Ấn Độ rút khỏi thỏa thuận thương mại tự do RCEP?

15.11.2019-04

Tuần qua, Ấn Độ đã tuyên bố rút khỏi thỏa thuận thương mại tự do RCEP. Rahul Mishra giải thích quyết định của New Delhi là nhằm bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương của nền kinh tế cũng như thuyết phục Trung Quốc tạo cơ hội tiếp cận thị trường ở mức độ tương xứng.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã họp bàn cùng chính phủ và quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Sau khi New Delhi tuyên bố rút khỏi RCEP, thỏa thuận thương mại tự do này vẫn còn lại sự tham gia của 10 thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.

Các quốc gia này cho biết thỏa thuận sẽ được ký vào đầu năm tới mà không có Ấn Độ, sau khi các bên đạt được thỏa thuận về các vấn đề tiếp cận thị trường và soạn thảo nội dung, hoàn tất hành trình đàm phán kéo dài 7 năm.

Chính phủ Modi cho biết một thỏa thuận như trên không mang lại lợi ích cho Ấn Độ ở thời điểm hiện tại vì các điều khoản không phù hợp với mối quan tâm cũng như "lợi ích cốt lõi" của New Delhi.

Trong một bài phát biểu tại Bangkok, Modi cho hay: “Khi đánh giá tác động của Thỏa thuận RCEP lên lợi ích của tất cả người dân Ấn Độ, tôi đã không nhận được những kết quả tích cực”.

Quyết định rút khỏi RCEP của Ấn Độ kéo dài 11 giờ, diễn ra sau nhiều ngày đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Sự khác biệt và các lo ngại liên quan đến một số điều khoản trong bản thảo thỏa thuận là nguyên nhân chính dẫn tới quyết định này, cụ thể là các vấn đề liên quan đến tiếp cận thị trường công bằng, quy tắc xuất xứ, cơ chế giải quyết tranh chấp và tính dễ bị tổn thương của các ngành công nghiệp trong nước.

Thông cảm cho các lo ngại của Ấn Độ, các thành viên còn lại bày tỏ hy vọng rằng Ấn Độ sẽ gia nhập lại hiệp ước trong tương lai.

Nỗi lo mất cân bằng thương mại

RCEP được coi là chìa khóa cho hội nhập kinh tế khu vực ở châu Á.

Với tư cách là một thành viên, Ấn Độ sẽ là một thị trường lớn, giúp RCEP tập hợp khoảng một nửa dân số thế giới và 30% GDP toàn cầu. Hiệp định cũng được xem là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại "Hành động Hướng Đông" của New Delhi.

Tuy nhiên, Ấn Độ lo ngại việc mở cửa sẽ khiến thị trường tràn ngập hàng hóa từ Trung Quốc và các nơi khác.Ấn Độ đã có mức thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, lên tới 53 tỷ đô la (48 tỷ euro). Đây là thâm hụt thương mại lớn nhất của Ấn Độ với một quốc gia.

Thủ tướng Modi đã nêu những vấn đề này với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm tại thị trấn nghỉ mát phía nam Ấn Độ Mahabalipuram, phía nam Chennai.

Một số ngành của Ấn Độ gặp khó khăn khi thâm nhập và mở rộng tại thị trường Trung Quốc, ví dụ như các ngành công nghiệp dược phẩm và Công nghệ thông tin. Mặc dù Ấn Độ liên tục kêu gọi Trung Quốc nới lỏng các rào cản nhưng phía Bắc Kinh thực chất đã không thực hiện bất kỳ biện pháp nào.

Vào năm 2018, Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu hàng hóa qua Hồng Kông, với mong muốn thay thế thị trường mỹ phẩm đang ở thế ngang bằng với Ấn Độ. Nếu một cơ chế thương mại tự do công bằng có hiệu lực thì điều này sẽ vi phạm các quy định xuất xứ.

Thêm vào đó, Ấn Độ đã có kinh nghiệm về thỏa thuận thương mại tự do với ASEAN vài năm trước.

Năm 2010, khi ký kết hiệp định ASEAN-Ấn Độ, lĩnh vực dịch vụ đã không được đưa vào thỏa thuận dù đây là thế mạnh của Ấn Độ. Sau đó, các bên đàm phán phải mất thêm 5 năm để thỏa thuận về dịch vụ và đầu tư. Những năm tiếp theo, thâm hụt thương mại của Ấn Độ với ASEAN đã mở rộng hơn.

Bảo hộ các ngành dễ bị tổn thương

Ấn Độ cũng lo ngại về những tác động của RCEP đối với các lĩnh vực, nhất là nông nghiệp, vì dân số sống ở nông thôn của nước này khá lớn. Hoạt động nông nghiệp Ấn Độ phần lớn còn thô sơ, không có sự hỗ trợ từ công nghệ hiện đại, các hoạt động đóng gói, chế biến và lưu trữ còn hạn chế.

Với tình hình trên, nếu tham gia hiệp định RCEP, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ gặp khủng hoảng kinh tế và xã hội khi phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ những nơi như Úc, New Zealand và Nhật Bản với năng lực sản xuất nông nghiệp tiên tiến hơn nhiều.

Vì vậy, việc bảo hộ các ngành dễ bị tổn thương là nguyên nhân chính dẫn tới sự rút lui của Ấn Độ. Nhưng đây không phải là tất cả.

Ngay cả các ngành công nghiệp lớn hơn, như sản xuất thép, sắt và cao su, cũng không ủng hộ việc Ấn Độ tham gia hiệp định thương mại RCEP. Những ngành công nghiệp ở Ấn Độ bị chi phối bởi các công ty lớn do gia đình kiểm soát, có bản chất bảo hộ.

Các công ty này không đủ sức cạnh tranh để tồn tại trước sự tấn công của hàng nhập khẩu từ khắp khu vực nếu RCEP có hiệu lực. Khi đó, vai trò của các doanh nghiệp này trong việc lobby chính sách tại Ấn Độ có thể bị loại trừ.

Ảnh hưởng lâu dài

Việc Ấn Độ rút khỏi RCEP đã làm nổi lên những vấn đề liên quan tới cách biệt trong khả năng cạnh tranh giữa Ấn Độ và các ngành công nghiệp của Trung Quốc, dù các lo ngại về tác động kinh tế xã hội đối với những ngành dễ bị tổn thương là không thể bỏ qua. Từ đó, cũng thấy rõ hơn tốc độ cải cách toàn diện của Ấn Độ khá chậm đối với các chính sách tìm kiếm đối tác bên ngoài và tham gia vào chuỗi cạnh tranh toàn cầu.

Chính phủ Ấn Độ đã có một quyết định nhằm bảo vệ các ngành dễ bị tổn thương của nền kinh tế, cũng như các ngành công nghiệp vừa, thậm chí là lớn ở nước này, khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài trong thời điểm hiện tại. Điều này cũng có thể giúp Ấn Độ đạt được một thỏa thuận tốt hơn vì các kênh đàm phán không chính thức vẫn đang mở.

Mặc dù động thái này có vẻ hợp lý ở hiện tại, nhưng việc rút khỏi RCEP sẽ có tác động sâu rộng đến Ấn Độ trong thời gian dài, nhất là khi nước này có nguy cơ bị loại trừ khỏi cơ chế chuỗi cung ứng khu vực và tiếp tục thúc đẩy xu hướng kinh tế hướng nội.

Nguồn: DW

Từ khóa: RCEP, Ấn Độ rút lui, bảo hộ ngành công nghiệp, thâm hụt thương mại.

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371100
Go to top