Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPPhân tích đánh giá tác độngRCEP: Trung Quốc đạt nhiều tiến triển, nhưng Ấn Độ vẫn là rào cản lớn nhất

RCEP: Trung Quốc đạt nhiều tiến triển, nhưng Ấn Độ vẫn là rào cản lớn nhất

ando1110

Sau khi kết thúc 10 ngày đàm phán tại Trịnh Châu Trung Quốc, Trung Quốc tuyên bố đã đạt được "tiến triển tích cực" hướng tới mục tiêu kết thúc hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, những người trong cuộc cho biết rằng "khó có thể" kết thúc thỏa thuận tại Trịnh Châu.

Vòng đàm phán thứ 27 của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã kết thúc vào thứ tư tuần trước tại Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Hội nghị cấp sự vụ kéo dài 10 ngày đã thu hút hơn 700 nhà đàm phán đến từ tất cả 16 quốc gia thành viên, vì Trung Quốc muốn thúc đẩy một thỏa thuận được xem là khó có thể đạt được sự đồng thuận.

Nếu đàm phán hoàn tất, thỏa thuận liên quan đến 10 quốc gia Asean, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ, sẽ chiếm khoảng một phần ba GDP toàn cầu, khoảng 40% thương mại thế giới và gần một nửa dân số thế giới.

“Vòng đàm phán này đã đạt được tiến triển tích cực trong các lĩnh vực khác nhau”, Lý Thành Cang, trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cho biết, và rằng tất cả các bên đã tái khẳng định mục tiêu kết thúc thỏa thuận trong năm nay. “Trung Quốc sẽ hợp tác với các nước RCEP để chủ động thúc đẩy các cuộc đàm phán, giải quyết các vấn đề còn lại càng sớm càng tốt.”

Trung Quốc rất muốn kết thúc một thỏa thuận mà sẽ trao cho họ đòn bẩy để chống lại Mỹ ở châu Á, và cho phép họ giành được vị thế thương mại tự do, trong khi Mỹ theo đuổi chính sách bảo hộ thương mại.

Đàm phán RCEP diễn ra cùng thời điểm giới đàm phán thương mại Mỹ và Trung Quốc nối lại các cuộc thảo luận trực tiếp tại Thượng Hải, vốn dĩ cũng đã kết thúc vào thứ tư, mặc dù có rất ít dấu hiệu của tiến triển tương tự.

Khi cuộc chiến giữa Bắc Kinh và Washington leo thang và khiến cho thương mại song phương suy yếu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) đã vượt qua Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019. Từ tháng 1 đến tháng 6, khối lượng giao dịch giữa Trung Quốc và khối 10 thành viên đã đạt tới 291,85 tỷ USD, tăng 4,2% so với một năm trước, dẫn theo số liệu của chính phủ Trung Quốc.

Khối Asean bao gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Brunei và Lào.

Các cuộc đàm phán RCEP sẽ chuyển sang cuộc họp cấp bộ trưởng ở Bắc Kinh vào thứ sáu và thứ bảy, nhưng các chuyên gia thương mại cảnh báo rằng nếu không đạt được tiến bộ đáng kể, có khả năng đàm phán RCEP sẽ tiếp diễn vào năm 2020, kéo dài câu chuyện hơn nhiều so với dự kiến. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức các cuộc hội đàm cấp bộ trưởng.

Nhưng vấn đề phức tạp là việc Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ, Piyush Goyal, sẽ không tham dự các cuộc hội đàm cấp bộ trưởng. Một quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết ông phải tham gia một phiên họp quốc hội kéo dài.

Ấn Độ được xem là rào cản lớn nhất để hoàn tất RCEP, theo đó cuộc đàm phán đầu tiên được tổ chức vào tháng 5 năm 2013 tại Brunei. Ấn Độ bị cáo buộc phản đối mở cửa thị trường nội địa đối với hàng hóa và dịch vụ miễn thuế, đặc biệt là từ Trung Quốc, và có một số vấn đề bất đồng liên quan đến các chương quy tắc xuất xứ của RCEP.

Trung Quốc được xem là quốc gia “xúi giục” các nước thành viên khác tiến về phía trước mà không có Ấn Độ, nhưng điều này có thể gây ra căng thẳng chính trị, đặc biệt là đối với các quốc gia Asean nhỏ hơn, một nguồn tin cho biết.

Deborah Elms, giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại châu Á, một nhóm vận động hành lang có trụ sở tại Singapore, nói rằng sau vòng đàm phán cuối cùng ở Melbourne từ ngày 22 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 - mà bà đã tham dự - đã có “sự thất vọng” về thái độ miễn cưỡng của Ấn Độ. Bà đề nghị rằng nếu không có Ấn Độ, các bộ trưởng tham dự hội đàm ở Trung Quốc có thể xúc tiến một thỏa thuận “thử nghiệm”, theo đó sẽ loại bỏ Ấn Độ, nhưng cũng có khả năng là Australia và New Zealand.

Thỏa thuận thử nghiệm “Asean-cộng-ba” này có khả năng được thiết kế nhằm mục đích khuyến khích Ấn Độ quay trở lại RCEP, bà Elms cho biết, nhưng chắc chắn cách làm này sẽ không hiệu quả với Australia và New Zealand, hai trong số những nước ủng hộ thỏa thuận mạnh mẽ nhất.

New Zealand phản đối chương bảo hộ đầu tư của RCEP, và trong quá khứ cả New Zealand và Australia đều thúc đẩy một thỏa thuận toàn diện hơn, trái ngược với quan điểm của nhiều thành viên còn lại, vì cả hai nước này đã có sẵn nhiều thỏa thuận thương mại tự do với các quốc gia trong RCEP.

Tuy nhiên, do “vấn đề địa lý, nếu không có Ấn Độ, khái niệm Asean-cộng-ba sẽ được cân nhắc”. Chính vì thế, việc loại bỏ Australia và New Zealand cùng với Ấn Độ sẽ dễ dàng hơn, thay vì chỉ riêng Ấn Độ, vì điều này sẽ gây căng thẳng về mặt chính trị.

Một nguồn tin thân cận với các nhóm đàm phán đã mô tả viễn cảnh thỏa thuận bị cắt đứt vào giai đoạn cuối này là một “tin đồn thất thiệt”, và rằng, “theo như tôi biết [thì] chẳng có cơ sở nào để dẫn đến giả thiết trên, ngoại trừ khả năng các nước muốn dùng việc cắt đứt thỏa thuận để đe dọa Ấn Độ”.

“Không thể kết thúc [thỏa thuận] tại vòng đàm phán này, nhưng tôi biết có những tiến bộ đáng kể. Các vấn đề chính vẫn là Ấn Độ và Trung Quốc”, nguồn tin giấu tên cho biết.

Tuy nhiên, Đồng Gia Đông, giáo sư thương mại quốc tế tại Đại học Nam Khai ở Thiên Tân cho biết, việc Washington từ chối công nhận Ấn Độ là một quốc gia đang phát triển tại Tổ chức Thương mại Thế giới có thể thúc đẩy quốc gia đông dân thứ hai thế giới tiến gần hơn đến việc ký kết RCEP.

“Điều này có thể thúc đẩy Ấn Độ đẩy nhanh tốc độ đàm phán RCEP,” ông Đồng nói và cho biết thêm rằng căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có thể được xoa dịu bởi việc thông qua RCEP.

“Việc thay thế hợp tác song phương bằng hợp tác khu vực là một biện pháp giải quyết tranh chấp giữa hai nước,” ông Đồng nói.

Mặc dù ý tưởng này lần đầu tiên được đề xuất bởi các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đã đóng vai trò ngày càng tích cực, trước đây là để đối phó lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từng được bị Mỹ hậu thuẫn, và gần đây là để kiềm chế tác động từ cuộc chiến thương mại.

Vương Thọ Văn, phó Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc nói với các đại biểu tuần trước rằng, “RCEP là một thỏa thuận thương mại tự do quan trọng nhất ở Đông Á”. Ông kêu gọi tất cả các nước tham gia “tận dụng tối đa xung lực và đẩy nhanh tiến độ tại thời điểm hiện tại” để kết thúc thỏa thuận vào cuối năm nay.

Nguồn: South China Morning Post

Từ khóa: RCEP, Trung Quốc, tiến triển, Ấn Độ, rào cản lớn nhất

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394185
Go to top