Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích - Bình luậnPhân tích: Tại sao ASEAN cần thành lập một nghị viện khu vực

Phân tích: Tại sao ASEAN cần thành lập một nghị viện khu vực

asean1 jajk

Theo đánh giá của nhiều nhà quan sát, ASEAN là một câu chuyện thành công về hội nhập khu vực. Mặc dù có nhiều thành viên đa dạng, những tổ chức gồm 10 quốc gia này thường được khen ngợi là quản lý an ninh khu vực tốt, thể chế vững chắc, hệ thống tiêu chuẩn đầy đủ, và là khối kinh tế năng động. Tuy nhiên, các nhà phê bình vẫn chưa hài lòng về bản chất độc tài và tập trung quyền lực vào tay nhà nước của ASEAN.

Trong mắt các nhà phê bình, ASEAN là một tổ chức do chính phủ thống trị. Hiến chương ASEAN đã đáp trả những chỉ trích này, bằng cam kết biến ASEAN thành một tổ chức tập trung vào con người.

Một cách để khiến chủ nghĩa khu vực trở nên toàn diện hơn là củng cố hệ thống nghị viện khu vực.

Khu vực Global South (gọi chung cho các nước đang phát triển ở Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á), khối Mercosur (khối thương mại Nam Mỹ), ECOWAS (Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi) và Công đồng kinh tế Đông Phi đã thành lập những nghị viện khu vực với các chức năng nhất định, bao gồm quyền lập pháp, giám sát và quản lý ngân sách.

ASEAN từng thiết lập một thể chế nghị viện khu vực từ năm 1977. Vào thời điểm thành lập Tổ chức Liên nghị viện ASEAN (AIPO), ASEAN chỉ là một tổ chức gồm những nhà độc tài, làm dấy lên những câu hỏi về lý do ra đời của nghị viện này. Câu trả lời rất đơn giản: để hợp pháp hóa ASEAN và giúp tổ chức có vẻ ngoài tốt hơn trong mắt các nước phương Tây đang viện trợ phát triển cho khu vực. Năm 2007, AIPO được đổi tên thành Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA).

Tuy nhiên, AIPA không phải là một phần trong cấu trúc thể chế ASEAN. Nó gần như chỉ là một “tổ chức liên kết với ASEAN”. Việc đổi tên không đồng nghĩa với sự gia tăng quyền lực. Tương tự như năm 1977, AIPA chỉ là một cơ quan tư vấn và khuyến nghị, với các cuộc họp Đại Hội đồng diễn ra mỗi năm một lần.

Mỗi quốc gia sẽ cử 15 nhà lập pháp, bao gồm chủ tịch Hạ viện, để tham dự họp Đại Hội đồng hàng năm. Các phái đoàn tham dự AIPA thường không mang tính đại diện, đặc biệt là khi so với những cuộc họp ASEAN, các nước sẽ cử những bộ trưởng có vai trò quan trọng trong chính phủ.

Sự khác biệt về thành phần tham dự gây ảnh hưởng rất lớn đến AIPA, khiến cơ quan nghị viện khu vực không thể phát triển thành một tổ chức mạnh mẽ.

Những nghị quyết mà Đại Hội đồng phát hành đa phần là có nội dung lặp lại những quyết định đã được thông qua trước đó bởi các chính phủ thành viên ASEAN. Do đó, AIPA chỉ là một phần phụ trợ cho bộ máy khu vực, hoạt động như một kênh truyền thông cho các quyết định và chính sách của các nghị viện quốc gia ASEAN.

Philippines là nước thường xuyên đưa ra lời kêu gọi nâng cấp AIPA thành một cơ quan nghị viện đúng nghĩa, có lẽ vì họ là nước có hệ thống chính trị cởi mở nhất trong khu vực. Tuy nhiên, những đề nghị của Philippines thường xuyên bị bác bỏ bởi đa số các thành viên ASEAN.

Khiến AIPA vận hành linh hoạt hơn cũng đồng nghĩa làm tăng quyền lực lãnh đạo của tổ chức này. Isra Sunthornvut, tổng bí thư đương nhiệm của AIPA, từng là một nghị sĩ thuộc Đảng Dân Chủ tại Thái Lan, đang cố gắng gia tăng tầm ảnh hưởng của cơ quan nghị viện, bằng cách chuyên nghiệp hóa công tác tổ chức nội bộ và tập trung vào những chủ đề cụ thể quan trọng với các nước ASEAN.

Nhưng những sự cải cách này có bền vững hay không sẽ còn phụ thuộc vào việc liệu những nhà lãnh đạo kế nhiệm có cùng chung chí hướng với hiện tại.

Cải cách nội bộ AIPA là điều được đón chào, nhưng đến hiện giờ vẫn chưa toàn vẹn. Đối với những tổ chức khu vực hoạt động dựa trên cơ chế liên chính phủ, chẳng hạn như ASEAN, các chính sách của khối đang ảnh hưởng ngày càng nhiều đến các tầng lớp nhân dân. Ví dụ, Khu vực Tự do Thương mại ASEAN (AFTA) và hơn nữa là Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đang tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tại các nước thành viên, gây ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu việc làm. Các cộng đồng nông thôn và người nghèo ở thành thị bị ảnh hưởng bởi các dự án hiện đại hóa cơ sở hạ tầng quy mô lớn, chẳng hạn như Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN, phải đối mặt với tình trạng di dời và tái định cư. Các chính sách di cư lao động cũng ảnh hưởng sâu sắc đến thu nhập, đời sống và phúc lợi của phần lớn các tầng lớp dân cư.

Trước tình hình này, các tổ chức khu vực phải trở nên toàn diện và quyết đoán hơn. Đối với mục tiêu cải cách AIPA, điều này đồng nghĩa tổ chức phải được bổ sung thêm chức năng giám sát. Với quyền thẩm vấn của quốc hội, AIPA sẽ có thể mời các bộ trưởng ngoại giao, quan chức cấp cao, và các quan chức thuộc Ban thư ký ASEAN, xuất hiện trong những phiên họp AIPA, trình bày và tranh luận ý kiến.

Một cải tiến khác là gia tăng tầng suất các cuộc họp AIPA, chẳng hạn như họp hai tháng một lần. Điều này sẽ củng cố hình ảnh cho AIPA, trong mắt các chính trị gia, cũng như các quan chức ASEAN.

Một đề xuất cải cách khác là làm tăng tính đại diện cho AIPA. Các phái đoàn quốc gia cần phản ánh đúng tỷ lệ của lực lượng chính trị trong bộ máy lập pháp. Ngoài ra, những cuộc gặp giữa lãnh đạo và các nhà lập pháp phải trở thành những sự kiện cấp cao bắt buộc, và tương tác nhiều hơn so với mô hình hiện tại.

Và cuối cùng, AIPA cần có nguồn kinh phí tốt hơn để triển khai các hoạt động có ý nghĩa. Đây là môt bước quan trọng để củng cố tầm quan trọng và hình ảnh cho AIPA.

Nguồn: The Jakarta Post

Từ khóa: Nghị viện ASEAN, hội nhập khu vực, AIPA

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393572
Go to top