Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích - Bình luậnThương mại ASEAN là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự

Thương mại ASEAN là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự

asean1 jajk

Một quan chức cấp cao thuộc Cục Đàm phán Thương mại (DTN) Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, hoàn tất quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và triển khai đầy đủ Cơ chế Một cửa ASEAN tại toàn bộ 10 nước thành viên ASEAN trước cuối năm nay là hai ưu tiên kinh tế hàng đầu của Thái Lan trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN.

Bà Auramon Supthaweethum, Tổng Cục trưởng Cục Đàm phán Thương mại chia sẻ: “để đối phó với sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ trên thế giới và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, hoàn tất đàm phán RCEP vào cuối năm nay là một trong những ưu tiên kinh tế hàng đầu của Bộ Thương mại Thái Lan, dưới cương vị chủ tịch ASEAN.”

Tại buổi họp báo về chủ đề thương mại xuyên biên giới ASEAN qua Cơ chế Một cửa ASEAN tại khách sạn Sadao Customs House, thành phố Songkhla (Thái Lan), bà Auramon cho biết, khi quá trình đàm phán hoàn tất, RCEP sẽ trở thành một hiệp ước thương mại đa phương lớn nhất trong lịch sử - với sự tham gia của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và 10 quốc gia ASEAN. Các nước thành viên RCEP chiếm đến 28% GDP thế giới, và 30% giá trị thương mại toàn cầu.

Có tổng cộng 20 chương trong nội dung đàm phán RCEP, 7 trong số đó đã hoàn tất vào năm ngoái. Thái Lan đặt mục tiêu sẽ hoàn thành 13 chương còn lại trong năm nay. Theo chia sẻ của Cục Đàm phán Thương mại Thái Lan, các nội dung còn lại bao gồm thương mại trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ, tự do hóa đầu tư, quy tắc xuất xứ, quy định sở hữu trí tuệ, quy định về cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Bà Auramon cho biết: “Năm nay, chúng tôi sẽ triển khai 4 vòng đàm phán ở cấp Bộ trưởng, và 4 vòng đàm phán khác ở cấp Tổng Cục trưởng. Chúng tôi sẽ giải quyết trước những phần nội dung đơn giản để đạt được một thỏa thuận.”

Phát biểu tại cuộc phỏng vấn bên lề hội nghị, bà cho biết: “Một chủ đề được đàm phán trước là về vấn đề quy tắc cạnh tranh trong thương mại điện tử. Chương này nhằm mục tiêu tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại trên nền tảng điện tử giữa các nước RCEP.”

Bà Auramon cũng chia sẻ với phóng viên rằng, một vấn đề ưu tiên khác là phải đảm bảo cả 10 nước thành viên ASEAN cùng áp dụng Cơ chế Một cửa ASEAN (ASW) vào cuối năm nay.

ASW sẽ kết nối các hệ thống thông quan khác nhau ở mỗi nước thành viên ASEAN thông qua một hệ thống trao đổi chứng từ thương mại điện tử, để đẩy nhanh quy trình thông quan hàng hóa và thúc đẩy hoạt động thương mại xuyên biên giới. ASW hướng đến số hóa giấy chứng nhận xuất xứ, hay còn gọi là “C/O Mẫu D”.

Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam đã áp dụng cơ chế ASW từ đầu năm ngoái.

Trước khi ASW lần đầu áp dụng tại 5 quốc gia này, hàng hóa giao dịch giữa các nước được yêu cầu phải xuất trình một bản cứng giấy chứng nhận xuất xứ để được hưởng ưu đãi theo Hiệp định Tự do Thương mại ASEAN (AFTA).

Tuy nhiên, bà Auramon cho biết, một số cửa khẩu trong khu vực ASEAN vẫn không có đủ thẩm quyền để phê duyệt giấy chứng nhận, và hàng hóa có khi bị kẹt tại biên giới đến 10 ngày trước khi các chứng từ được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền.

Bà nói: “ASW sẽ số hóa C/O Mẫu D. Chúng tôi kỳ vọng rằng, việc áp dụng C/O Mẫu D điện tử tại các cửa khẩu ASW sẽ giúp giảm bớt thời gian chờ đợi tại biên giới từ 1 đến 3 ngày.”

Vị Tổng Cục trưởng cho biết: “Ba quốc gia – Philippines, Campuchia, và Brunei – đang ở giai đoạn cuối của quá trình thử nghiệm ASW, và sẽ tham gia vào hệ thống chung trong năm nay.”

Bà nói thêm: “Lào và Myanmar là những thách thức lớn nhất đối với mục tiêu của chúng tôi, vì họ vẫn đang trong giai đoạn phát triển.”

Bà nói: “Trong tháng 1 và 2 vừa qua, các quan chức thuộc Cục Hải Quan Thái Lan đã đến Lào và Myanmar để hướng dẫn và hỗ trợ phát triển hệ thống ASW.”

“Thái Lan, với cương vị chủ tịch ASEAN, sẽ tiếp tục hướng dẫn và hỗ trợ cho hai nước thành viên này, hướng đến hoàn thiện cơ chế ASW trong năm nay.”

Nguồn: National Multimedia

Từ khóa: Cơ chế Một cửa ASEAN, hội nhập kinh tế, RCEP, đàm phán hiệp định tự do thương mại

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394177
Go to top