Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích - Bình luậnChuyên gia đàm phán Canada: với cương vị chủ tịch ASEAN, Thái Lan có thể hỗ trợ cải cách WTO

Chuyên gia đàm phán Canada: với cương vị chủ tịch ASEAN, Thái Lan có thể hỗ trợ cải cách WTO

ThaiLanAseanChairman

Các nhà đàm phán thương mại Canada và Thái Lan tin rằng Vương quốc Thái Lan có thể đóng vai trò dẫn đầu trong việc cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để cứu tổ chức khỏi sự sụp đổ hoàn toàn.

Tuy nhiên, một chuyên gia kinh tế Thái Lan không đồng ý với quan điểm trên, cho rằng việc cứu WTO khỏi cuộc khủng hoảng trong hệ thống thương mại đa phương là vượt quá khả năng đối với một quốc gia nhỏ như Thái Lan.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ The Nation, Stephen de Boer, Đại sứ Canada và là đại diện thường trực tại WTO, chia sẻ rằng Thái Lan là chủ tịch năm 2019 của khối thương mại 10 nước ASEAN và đại sứ của Thái Lan cũng đã đảm nhận vị trí chủ tịch của Đại hội đồng WTO.

Ông de Boer cho biết những vị trí trên khiến Vương quốc này nắm giữ đòn bẩy quan trọng trong việc cải cách WTO.

Sunanta Kangvalkulkij hiện đang là đại sứ của Thái Lan tại WTO, đảm nhận vị trí chủ tịch Đại hội đồng - cơ quan ra quyết định cấp cao nhất - tại Geneva.

De Boer nói rằng: “Nước này có thể ảnh hưởng đến cách mà mọi thứ diễn ra trong năm nay.”

Ông cho biết Thái Lan nằm trong số 90 quốc gia tích cực hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương và đang tham gia vào các cuộc đàm phán nhằm cải cách tổ chức. Tuy nhiên, quá trình này còn đòi hỏi sự đóng góp từ tất cả 164 thành viên.

Gần đây, Canada đã tạo ra “nhóm Ottawa” gồm các thành viên WTO có chung mục tiêu khôi phục niềm tin và sự tin tưởng của công chúng và chính phủ vào tổ chức này.

Ông de Boer cho rằng: “Hệ thống thương mại đa phương đang đối mặt với những thách thức rất lớn. Nhiều người cho rằng thách thức đó chính là chính quyền Donald Trump, nhưng điều đó là có lẽ không đúng.” Chủ nghĩa cô lập dưới thời Tổng thống Trump chỉ là một trong nhiều thách thức đe dọa WTO, ông nói.

Các thành viên WTO cũng bị sa lầy vào chương trình nghị sự phát triển Doha, với các cuộc đàm phán bắt đầu từ năm 2001. Đặc biệt, nông nghiệp là lĩnh vực tạo ra nhiều trở ngại nhất. Tuy nhiên, các nước cũng đã đạt được thỏa thuận trong các vấn đề về trợ giá xuất khẩu, các điều khoản môi trường và công nghệ thông tin, và các cuộc đàm phán về trợ cấp thủy sản có thể sẽ hoàn thành vào tháng 12. Hiện tại, các cuộc đàm phán về thương mại điện tử đang được tiến hành.

Ông de Boer cho biết: “Gần đây, chúng ta đang phải đối mặt với một thách thức liên quan đến hệ thống giải quyết tranh chấp, khi mà Mỹ cứ ngăn cản việc bổ nhiệm thành viên mới vào cơ quan phúc thẩm WTO. Cơ quan này cần có bảy thành viên, nhưng họ chỉ có ba người ở thời điểm hiện tại, và sẽ giảm xuống còn một vào tháng 12. Chúng ta cần 3 thành viên để đạt số lượng tối thiểu, vì vậy cơ quan có thể sẽ phải ngưng hoạt động.”

Ông cho biết, Canada có cùng quan điểm với Hoa Kỳ rằng những thay đổi là cần thiết để cải thiện WTO – một tổ chức được thành lập vào năm 1995. Các nước thành viên đang rà soát lại những thứ còn hoạt động tốt và những thứ không tốt trong bộ máy.

Tuy nhiên, ông đồng tình với người Mỹ rằng cơ chế giải quyết tranh chấp là quá đặt nặng tính pháp lý - giống như một tòa án pháp luật. Nhưng, de Boer cho biết, Canada phản đối chiến thuật của Hoa Kỳ về việc ngăn chặn bổ nhiệm thẩm phán cho cơ quan phúc thẩm, vì nó làm suy yếu bộ máy quản lý thương mại của thế giới.

Ông cho rằng những quy chế của cơ quan phúc thẩm không phải lúc nào cũng được diễn đạt rõ ràng và dễ phát sinh mâu thuẫn trong cách diễn giải, điều này khá phổ biến trong bất kỳ hệ thống pháp lý nào.

Giải quyết tranh chấp

Ông Boer nói: “Câu hỏi cơ bản đặt ra là: Xét một cách tổng thể, bạn có tin vào hệ thống không, và nếu bạn tin vào hệ thống, bạn có sẵn sàng tuân theo quyết định mà bạn không đồng ý và [cũng] tuân theo quyết định mà bạn đồng ý không?”

Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Trump, đã đơn phương hành động chống lại Trung Quốc và các nước khác trong các tranh chấp thương mại. Điều này làm suy yếu hệ thống đa phương, khi mà hệ thống này quy định các thành viên phải giải quyết tranh chấp của họ thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

Trump tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, viện dẫn những chính sách thương mại không công bằng của Trung Quốc đối với công ty Mỹ, cũng như mức thặng dư thương mại dài hạn với Mỹ. Ông Trump cũng đã có hành động đơn phương đối với các quốc gia khác, bằng cách tăng thuế đối với máy giặt, tấm pin mặt trời, thép và nhôm nhập khẩu - điều này ảnh hưởng tiêu cực đến Thái Lan, EU, Canada, Mexico và nhiều nước khác. Trung Quốc đã trả đũa Mỹ bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa Mỹ.

De Boer nói: “Chúng tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ quay lại với WTO.”

Trong cuộc phỏng vấn riêng, bà Auramon Supthaweethum, Cục trưởng Cục đàm phán thương mại, đã xác nhận với tờ The Nation rằng Thái Lan, với tư cách là chủ tịch ASEAN, sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc giải cứu WTO.

Chính phủ Thái Lan và WTO đã tổ chức một hội thảo tại Bangkok vào tuần trước với chủ đề “Đối thoại Chính sách Khu vực WTO-ASEAN về cải cách WTO”. Bà cho biết các quan chức cấp cao của ASEAN sẽ gặp nhau tại Lào vào đầu tháng tới để thảo luận về việc phối hợp các hoạt động tập thể để thúc đẩy cải cách WTO.

Bà cho biết thêm: “Thái Lan thừa nhận rằng các bên cần khẩn trương tìm ra giải pháp cho sự bế tắc trong cơ quan phúc thẩm trước tháng 12.”

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Sakon Varanyuwatana lại tỏ ra hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Thái Lan tại WTO. “Thái Lan chúng tôi – chỉ là một quốc gia nhỏ - sẽ không thể làm được gì nhiều, khi mà Mỹ, một quốc gia hùng mạnh, đã bỏ rơi hệ thống thương mại đa phương,” ông nói thêm rằng, nhiều quốc gia cũng đã tạo ra những khối thương mại như một sự thay thế hoặc bổ trợ cho hệ thống thương mại đa phương.

Sakon đề xuất rằng: “Thay vào đó, Thái Lan nên tập trung vào các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do của RCEP và CPTPP.”

Nguồn: Nation Multimedia

Từ khóa: ASEAN, CPTPP, chiến tranh thương mại, WTO, hội nhập kinh tế

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394168
Go to top