Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Nền kinh tế số ASEAN: Cơ hội và thách thức

kinhteso 05

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ có tác động như thế nào đến tham vọng phát triển nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN? ASEAN nên ứng phó như thế nào trước tình hình trên?

Với một tầng lớp trung lưu bùng nổ với tỷ lệ tiếp cận internet ngày càng cao, và một nguồn dữ liệu dồi dào xuất phát từ tập hợp dân số 642 triệu người, nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN đã đạt đến độ chín muồi để khai thác. Đến năm 2025, giá trị của nền kinh tế số này ước đạt 240 tỷ USD.

Các triển vọng của ASEAN để phát triển một nền kinh tế kỹ thuật số như lợi thế thị trường, nguồn dữ liệu lớn (có lợi cho phát triển các loại công nghệ trong tương lai), và vị trí địa chiến lược, đã thu hút sự quan tâm của các nước lớn. Mặc dù các gã khổng lồ công nghệ trên thế giới từ lâu đã hiện diện trên thị trường số của ASEAN, nhưng khi kinh tế và an ninh ngày càng liên hệ mật thiết với nhau, quan hệ hợp tác ở cấp chính phủ cũng đang dần xuất hiện. Vậy thì, diễn biến trên có ý nghĩa gì đối với ASEAN?

Những cơ hội …

Nguồn đầu tư cho cơ sở hạ tầng tăng, cả về hạ tầng số hay các loại hạ tầng khác, đều sẽ làm tăng sức hút cho nền kinh tế số. Việc các nước tranh nhau đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại khu vực, chẳng hạn như Dự án Con đường Tơ lụa số (DSR) của Trung Quốc, và sáng kiến Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương (IPEV) của Mỹ, có thể giúp thỏa mãn nhu cầu đầu tư của ASEAN cho hạ tầng cứng và mềm của lĩnh vực dịch vụ.

Dự án DSR, trọng tâm là phát triển hệ thống cáp quang, sẽ đẩy mạnh tốc độ truyền dẫn dữ liệu, từ đó cải thiện kết nối viễn thông trong khu vực. Tại Malaysia, Dự án ‘Khu vực Thương mại tự do số’ của Alibaba sẽ tạo ra một trung tâm thương mại số và logistics xuyên biên giới. Ngoài ra, Alibaba còn có kế hoạch thành lập một trung tâm thương mại số nữa để phục vụ cho các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan, nằm trong chương trình hợp tác giữa Alibaba và chính phủ Thái Lan trong dự án Hành lang Kinh tế phía Đông (ECC).

Để tạo ra hạ tầng mềm, Alibaba đã xúc tiến kế hoạch ‘Nền tảng Thương mại Thế giới Điện tử’ (Electronic World Trading Platform), bao gồm các sáng kiến thương mại thân thiện với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Bước đi này của Alibaba có thể làm tăng mức đóng góp của SME trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ASEAN lên mức 10%-30%.

Ngoài ra, ASEAN còn hưởng thêm nhiều lợi ích tiềm tàng khác, thông qua sáng kiến thành phố thông minh ASEAN. Tháng 11 năm 2018, Mỹ công bố thỏa thuận ‘Đối tác phát triển các thành phố thông minh mới giữa Mỹ và ASEAN’, không lâu sau khi nước này công bố Sáng kiến ‘Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương’ (IPEV) vào tháng 7 năm 2018. Trong sáng kiến IPEV, Mỹ sẽ đầu tư 25 triệu USD vào lĩnh vực kết nối số và an ninh mạng trong khu vực.

Trong lúc sự tham gia của Washington tại khu vực còn chậm, các nước còn lại trong khối Quad (khối liên minh bốn bên gồm Mỹ, Nhật Bản Úc, Ấn Độ) đã tranh thủ cơ hội để lấp vào khoảng trống. Nhật Bản sẽ đào tạo 80,000 chuyên gia công nghệ cao cho ASEAN. Trong khi đó, Chương trình Quản trị Dữ liệu Toàn cầu G20 sắp diễn ra tại Tokyo, cùng với Sáng kiến Tiêu chuẩn Thương mại số ASEAN-Australia năm 2018, có thể giúp mở ra giải pháp cho việc xây dựng quy định chung về kinh tế số cho ASEAN.

…và thách thức

Dẫu các lợi ích như trên, việc các nước lớn chạy đua xây dựng và nắm quyền kiểm soát nền tảng hạ tầng của tương lai, đặc biệt là mạng 5G và các công nghệ đi kèm, có nguy cơ gây chia rẽ nền kinh tế số của ASEAN.

Cho đến nay, quan điểm của ASEAN là chưa rõ ràng trước sức ép từ Mỹ buộc các nước không sử dụng mạng 5G do Trung Quốc xây dựng. Philippines đã bật đèn xanh cho mạng 5G do Huawei cung cấp, còn Thái Lan và Malaysia cũng đã chấp thuận cho chạy thử nghiệm mạng 5G của Huawei. Mặc dù Tổng thống Trump gần đây đã dịu giọng hơn về vấn đề Huawei, kêu gọi tăng cường cạnh tranh thay vị “cấm cửa các công nghệ tiến bộ hơn”, áp lực phải hỗ trợ cho vị trí bá chủ thị trường công nghệ của Mỹ không thể làm dịu bớt các căng thẳng địa chính trị ẩn sâu bên trong.

Thiếu cạnh tranh trong thị trường 5G có thể dẫn đến giá dịch vụ bị đẩy lên cao và cản trở quá trình đổi mới. Trì hoãn đà phát triển của mạng 5G có thể đem lại các tác hại to lớn hơn, khi 5G là công cụ để khai thác Cách mạng Công nghiệp 4.0. Đối với các quốc gia mà cho đến nay vẫn còn sử dụng phổ biến mạng 3G như ASEAN, chuyển đổi sang mạng 5G sẽ giúp các nước trong khối nhảy cóc lên một trình độ cao hơn. Đương nhiên, các lợi ích từ việc chuyển đổi sang 5G không thể thấy ngay trong ngắn hạn, mà phải sau khi việc ứng dụng trở nên rộng rãi, chẳng hạn như ứng dụng 5G để xây dựng các nhà máy thông minh.

Một lo ngại khác là trong vấn đề tương tác giữa công nghệ 5G của Trung Quốc và công nghệ 5G không phải của Trung Quốc. Mặc dù trong tương lai cả hai hệ thống mạng này chắc chắn sẽ kết nối được với nhau, nhưng chi phí hoạt động và chuyển đổi liên mạng có thể tăng cao, nếu như kết nối không được diễn ra trơn tru. Trong lúc các cơ quan giữ nhiệm vụ thiết lập tiêu chuẩn chung cho toàn cầu đang soạn thảo các quy tắc đa phương trong lĩnh vực này, cuộc cạnh tranh xem ai là người đặt ra quy định cho công nghệ có thể cản trở tiến trình xây dựng và đưa các quy tắc đi vào thực tiễn.

Một rủi ro nữa đó là các doanh nghiệp trong nước với quy mô nhỏ có thể phải vất vả cạnh tranh với các gã khổng lồ công nghệ nước ngoài đang đi trước trong thị trường số của ASEAN. Các tập đoàn lớn này có lợi thế về năng lực đầu tư, nguồn nhân tài, và khả năng tiếp cận dữ liệu.

Các ảnh hưởng không thể dự báo trước và phản ứng của ASEAN

Khi công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các chuỗi cung ứng, những lo ngại về an ninh và việc chính trị hóa hoạt động thị trường thông qua các chính sách chia tách kinh tế có khả năng sẽ tiếp tục phá vỡ môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến đâu vẫn còn chưa rõ.

Trước tình tình trên, doanh nghiệp có khả năng sẽ đẩy nhanh việc địa phương hóa hoặc đem chuỗi cung ứng về lại trong nước với hi vọng tránh được các biện pháp an ninh phi thuế quan. Mặc dù việc điều chỉnh lại chuỗi cung ứng có thể đem lại lợi ích cho ASEAN, nhưng đồng thời cũng báo trước một giai đoạn kinh doanh bất ổn hơn, và vì vậy, đồng nghĩa với một giai đoạn kinh tế tăng trưởng chậm hơn.

Hạ tầng mềm, chẳng hạn như chính sách về cạnh tranh, nên được cập nhật để quá trình tăng trưởng bao trùm hơn trong kỷ nguyên số. ASEAN nên tập trung phát triển một khuôn khổ chung để đảm bảo các dự án hạ tầng đi đúng với lợi ích và tầm nhìn của ASEAN về phát triển kinh tế, như đã được nêu trong Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Các hành động cụ thể bao gồm: kiểm soát các ảnh hưởng của thương mại số và các dự án hạ tầng lên SMEs, vì một ASEAN lấy con người làm trung tâm, hướng đến bao trùm các doanh nghiệp siêu nhỏ, phù hợp với mục tiêu Doanh nghiệp Siêu nhỏ Số hóa mà Thái Lan hướng tới khi là Chủ tịch ASEAN năm 2019. Tăng cường logistics và tiếp cận thị trường thôi vẫn chưa đủ, nếu như không giải quyết các nút thắt truyền thống như việc thiếu chiến lược và thiếu tài trợ để thúc đẩy xuất khẩu của khối SME.

Thời gian tới

An ninh mạng sẽ giúp tăng cường độ tin cậy cho nền kinh tế số của ASEAN. Vì vậy, trong thời gian tới, tăng cường năng lực an ninh mạng của ASEAN sẽ trở thành một nhiệm vụ tối quan trọng, đặc biệt nếu các chuỗi cung ứng của khu vực phải chống chọi với các cuộc điều tra an ninh nghiêm ngặt hơn.

Sắp tới đây, an ninh mạng có thể được bổ sung vào Kế hoạch Hành động Khuôn khổ Hội nhập Số (DIFAP) – một trong những ưu tiên của nước Chủ tịch ASEAN 2019 - Thái Lan. Bao gồm việc phát thảo các tiêu chuẩn an ninh cho khu vực có thể được áp dụng cho các nhà cung cấp mạng 5G, bởi vì loại bỏ công nghệ Trung Quốc khỏi không gian số còn non trẻ của ASEAN sẽ không khả thi trong bối cảnh kinh tế khu vực đang phụ thuộc Trung Quốc, và hậu quả của việc vứt bỏ tính trung lập.

Cuối cùng, tăng cường sức hấp dẫn của ASEAN như một thị trường chung – bao gồm thực thi DIFAP – sẽ giảm được rủi ro kinh tế số bị chia rẽ và nâng cao thêm tín nhiệm của khu vực như một ứng cử viên cho vị trí phân xưởng của thế giới, chuẩn bị tốt hơn cho khu vực trước những tình huống tốt nhất và xấu nhất trong kỷ nguyên số.

Nguồn: RSIS

Từ khóa: kinh tế số, ASEAN, cơ hội, thách thức

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394086
Go to top