Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích - Bình luậnBộ trưởng Bộ Công thương Singapore S. Iswaran nhận định về tương lai kinh tế ASEAN và tầm nhìn của Singapore đối với kinh tế kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Công thương Singapore S. Iswaran nhận định về tương lai kinh tế ASEAN và tầm nhìn của Singapore đối với kinh tế kỹ thuật số

kythuatso

Ông S. Iswaran, Bộ trưởng Bộ Công thương Singapore, đã chia sẻ cách mà Singapore sẽ thúc đẩy lợi ích chung của ASEAN thông qua việc phát triển thương mại điện tử và kinh tế kỹ thuật số dưới vai trò lãnh đạo ASEAN trong năm nay.

Hiện nay, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới, với tổng GDP lên đến 2,55 nghìn tỷ USD và là một thị trường chung với hơn 600 triệu người tiêu dùng. Một số chuyên gia nhận định ASEAN có khả năng trở thành thị trường lớn thứ 4 trên thế giới vào năm 2050, sau EU, Mỹ và Trung Quốc.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Châu Á năm 2018, ông S. Iswaran, Bộ trưởng Bộ Công thương Singapore đã chia sẻ cách mà Singapore sẽ thúc đẩy lợi ích chung của ASEAN thông qua việc phát triển thương mại điện tử và kinh tế kỹ thuật số dưới vai trò lãnh đạo ASEAN trong năm nay.

Công nghệ là xu thế toàn cầu

Bộ trưởng S. Iswaran gọi sự nổi lên của nền kinh tế kỹ thuật số là xu hướng chính làm nhanh chóng thay đổi bản chất của hoạt động kinh tế. Sự phát triển của khoa học công nghệ là tiền đề cho những thay đổi trên, và nó cũng chính là chìa khóa tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp hiện nay.

Nền kinh tế kỹ thuật số ASEAN có tiềm năng tăng trưởng lên tới 200 tỷ USD vào năm 2025, với thương mại điện tử đạt 88 tỷ USD.

Ngài Bộ trưởng phát biểu rằng: “Nền kinh tế kỹ thuật số có ý nghĩa hơn khi nó có thể khai phá tiềm năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trên khắp ASEAN; nó tạo ra cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp nhỏ nhất tiếp cận các thị trường xa nhất một cách dễ dàng”.

Ông nhấn mạnh: “Do đó, nếu chính phủ các nước ASEAN ủng hộ và khai thác khả năng kết nối số, và các doanh nghiệp ASEAN có thể theo kịp tiến trình chuyển đổi sang kỹ thuật số hóa, thì những lợi ích thu được sẽ là vô cùng to lớn”.

Kinh tế kỹ thuật số sẽ là trọng tâm khi Singapore tiếp quản vai trò Chủ tịch ASEAN

ASEAN là một nền tảng có giá trị cao, cho phép các quốc gia thành viên có thể tập hợp các nỗ lực tập thể và nguồn lực của khu vực để phục vụ cho những mục tiêu chung và cụ thể.

Tuy nhiên, ASEAN sẽ cần phải giải quyết những thách thức của nền kinh tế kỹ thuật số, chẳng hạn như các dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới, mạng lưới thanh toán điện tử khu vực, nâng cấp kiến trúc thương mại để hỗ trợ nền kinh tế kỹ thuật số.

Theo Bộ trưởng S. Iswaran, với cương vị Chủ tịch ASEAN năm nay, Singapore cam kết sẽ tăng cường kết nối kỹ thuật số trong khu vực để khối ASEAN có thể kịp thời nắm bắt các cơ hội phát triển trong nền kinh tế kỹ thuật số và đối phó với những thách thức trong tương lai.

(1) Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN

Singapore đang làm việc với các nước thành viên ASEAN về các dự án cụ thể như Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN nhằm phát triển các quy tắc trong lĩnh vực thương mại điện tử, làm giảm rào cản kinh doanh và tăng cường kết nối kỹ thuật số, tạo thuận lợi cho các dòng chảy thương mại điện tử trong khu vực.

Đây sẽ là nền tảng cho các doanh nghiệp mới thành lập và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tiếp thị sản phẩm và dịch vụ trong khu vực, đồng thời giúp hỗ trợ việc thanh toán điện tử một cách dễ dàng hơn.

(2) Khuôn khổ để giám sát quá trình hội nhập kỹ thuật số trong khối ASEAN

Singapore đang làm việc với các nước láng giềng ASEAN để phát triển một khuôn khổ cho phép giám sáttiến trình hội nhập số của khối ASEAN.

Ngài Bộ trưởng cho rằng "Điều này sẽ giúp ASEAN có thể đánh giá và chuẩn hóa hệ sinh thái kỹ thuật số, xác định cách thức để mà tất cả các bên liên quan có thể hưởng lợi từ các sáng kiến ​​và nỗ lực hội nhập số của ASEAN".

(3) Mạng lưới Đổi mới ​​ASEAN

Singapore cũng đang xây dựng một “Mạng lưới Đổi mới ​​ASEAN”. Mạng lưới đổi mới ASEAN ra đời với mục đích tăng cường mối liên kết giữa các hệ sinh thái đổi mới của các nước thành viên ASEAN, đồng thời thúc đẩy việc hợp tác và tìm kiếm các giải pháp mới để giải quyết nhu cầu ngày càng đa dạng và phát triển trong khu vực.

(4) Mạng lưới Thành phố thông minh ASEAN

Đồng thời, Mạng lưới Thành phố thông minh ASEAN cũng đang được xây dựng để tạo thuận lợi trong việc hợp tác và phát triển các thành phố thông minh, xúc tiến các dự án liên kết ngân hàng với khu vực tư nhân, và để đảm bảo nguồn tài trợ và hỗ trợ từ các đối tác bên ngoài ASEAN.

(5) Kiến trúc thương mại thuận lợi

Bộ trưởng S. Iswaran chỉ ra rằng những sáng kiến ​​này cần được củng cố và định hình phù hợp với kiến ​​trúc thương mại thuận lợi, để mang lại những lợi ích hữu hình cho các doanh nghiệp.

Singapore cũng đang theo đuổi một loạt các sáng kiến, bao gồm việc thực hiện đầy đủ cơ chế tự chứng nhận trong khối ASEAN, một tiền đề cho Hiệp định về Ủy quyền điều hành kinh tế trong khối ASEAN, cơ chế một cửa ASEAN(ASW), Hiệp định Thương mại về Dịch vụ ASEAN và Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN.

Bộ trưởng cho biết các sáng kiến ​​này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá trong khu vực ASEAN, giảm gánh nặng hành chính và chi phí cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời giúp cải thiện quy định về thương mại dịch vụ và đầu tư của khu vực.

Triển vọng đối với ASEAN

Bộ trưởng S. Iswaran lạc quan về triển vọng của khối ASEAN vì đây là khu vực có cơ cấu dân số trẻ, tầng lớp trung lưu ngày càng đông và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng,

Ông cũng nhận xét rằng sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 đã tạo ra một môi trường kinh doanh tương đối chặt chẽ bằng cách giảm rào cản thương mại, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, cải thiện các quy tắc thương mại và tạo ra nhiều cơ hội đầu tư ra bên ngoài cho các doanh nghiệp.

Bộ trưởng nhấn mạnh thành tựu của ASEAN đối với cam kết giữ cho thị trường mở cửa và kiên trì trong mục tiêu hội nhập kinh tế sâu hơn. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo những thách thức mà ASEAN phải đối mặt, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay, như sự gia tăng của chủ nghĩa phi thương, các chính sách bảo hộ, và những nghi ngờ về lợi ích của toàn cầu hóa.

Ông cũng cảnh báo rằng: “Trước bối cảnh hiện tại của nền kinh tế toàn cầu, ASEAN phải chống lại xu hướng hướng nội, dựa vào tầm nhìn chung và sức mạnh tập thể để kiên quyết trong cam kết hội nhập kinh tế khu vực”.

Bộ trưởng cũng nói rõ: Để hoàn thành giai đoạn tiếp theo trong kế hoạch hội nhập kinh tế của AEC 2025, ASEAN cần phải thống nhất, linh hoạt và sáng tạo bằng cách thay đổi phù hợp với xu hướng kinh tế toàn cầu và khai thác các cơ hội đang nổi lên, cũng như làm gia tăng sự hội nhập trong khu vực.

Ông kết luận rằng: “Thông qua nỗ lực bền vững để xây dựng một khu vực cạnh tranh, linh hoạt và sáng tạo, ASEAN mới có thể giữ được vị thế của mình trên sân chơi toàn cầu. Định vị tốt bản thân để khai thác các cơ hội mới của nền kinh tế kỹ thuật số và các công nghệ mới nổi khác sẽ giúp củng cố hơn nữa các giá trị của ASEAN, để đảm bảo một tương lai thống nhất và thịnh vượng cho các doanh nghiệp và người dân”.

Nguồn: Opengovasia - NN

Từ khóa: kinh tế kỹ thuật số, thương mại điện tử, mạng lưới đổi mới ASEAN, hội nhập khu vực, Asean

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401068
Go to top