Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích - Bình luậnQuản lý chuyển dịch lao động: tăng cường hội nhập trong ASEAN?

Quản lý chuyển dịch lao động: tăng cường hội nhập trong ASEAN?

asean1 jajk

Tóm tắt

Các nước ASEAN cần đưa ra những chính sách phù hợp để quản lý lao động nhập cư, làm sao để việc cạnh tranh với lao động nước ngoài không dẫn đến tình trạng thất nghiệp, mà lại thúc đẩy được tăng trưởng.

Bình luận

Dịch chuyển lao động giữa các nước Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ gia tăng nhờ việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) khuyến khích lao động có tay nghề hoạt động tự do hơn trong khu vực. Điều này giúp AEC đạt được mục tiêu tạo nên một nền kinh tế ASEAN thống nhất và liên kết. Tuy nhiên, vẫn còn có một vài rào cản trong vấn đề này.

Chính sách nhập cư khắt khe là nguyên nhân chính làm chậm tốc độ dịch chuyển của lao động có tay nghề trong khối ASEAN. Những chính sách không phù hợp đó khiến cho tình trạng mất cân đối cung cầu trên thị trường lao động chưa được giải quyết triệt để, dẫn tới một số nước có cái nhìn phiến diện cho rằng lao động nước ngoài sẽ cướp đi công ăn công việc. Như vậy, các chính sách như thế nào là cần thiết để các thành viên ASEAN có thể nắm bắt cơ hội từ sự chuyển dịch lao động này?

Dịch chuyển lao động ở Đông Nam Á

Có sự không đồng bộ giữa bản chất của chuyển dịch lao động trong nội bộ ASEAN và cơ chế quản trị trong khu vực. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho biết, sự chuyển dịch trong khu vực hiện nay đa phần đến từ người nhập cư tay nghề thấp nhằm tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Theo một nghiên cứu khác từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), khoảng 87% người nhập cư nội khối ASEAN là những người lao động tay nghề thấp.

Cơ cấu chuyển dịch lao động bao gồm các nước nhập khẩu và xuất khẩu lao động. Malaysia, Singapore và Thái Lan là trung tâm nhập cư của khu vực với hơn 6.5 triệu người ASEAN nhập cư, chiếm 96% tổng số người nhập cư của khối. Các nước xuất khẩu lao động trong khối chủ yếu bao gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar.

Một điều thú vị là nghiên cứu của ILO còn cho thấy có năm con đường nhập cư phổ biến trong các nước ASEAN: Myanmar sang Thái Lan, Indonesia sang Malaysia, Malaysia sang Singpore, Lào sang Thái Lan và Campuchia sang Thái Lan. Con đường Myanmar - Thái Lan chiếm tỷ trọng cao nhất với hai triệu lao động, tương ứng 1/3 tổng số lao động dịch chuyển giữa các nước ASEAN. Bên cạnh đó, có khoảng một triệu lao động dịch chuyển từ Indonesia, Malaysia và Lào sang Malaysia, Sinagpore và Thái Lan.

Tuy vậy, khối này không có cơ chế quản lý lao động tay nghề thấp. Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của ASEAN (MRAs) chỉ chấp nhận 8 ngành tay nghề cao bao gồm bác sĩ, nha khoa, y tá, kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán, người làm khảo sát và du lịch. Theo ILO, tỷ lệ các ngành nghề này chỉ chiếm 1.5% lực lượng lao động trong toàn khu vực.

Tỷ lệ người lao động tay nghề thấp quá cao và không được điều chỉnh bởi hiệp định nào đã khiến nảy sinh vấn đề về lao động không chính thống. Một số thành phần người lao động đã bất chấp tìm đến các kênh không chính thống này để tránh các thủ tục rườm rà và chi phí cao.

Vượt qua rào cản

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch lao động tay nghề thấp, ASEAN cần mở rộng các lĩnh vực trong MRAs để giải quyết vấn đề về nhập cư không chính thống. Những lao động này không được bảo vệ quyền lợi chính đáng như về phúc lợi xã hội và mức lương tối thiểu.

Tuy nhiên, việc gia tăng số lượng MRAs đặt ra yêu cầu cho các nước ASEAN về điều chỉnh hệ thống nhập cư của họ dựa trên cơ cấu dịch chuyển lao động, bao gồm cả quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu lao động. Các quốc gia là trung tâm nhập cư như Malaysia, Singapore và Thái Lan cần điều chỉnh hệ thống phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế. Nói một cách khác, hệ thống nhập cư của các nước nhận lao động cần phải liên kết với nhu cầu về lao động, đặc biệt là những ngành mà nhân lực trong nước không thể đáp ứng.

Đồng thời, nước xuất khẩu lao động cần nắm rõ về cơ hội nghề nghiệp tại các nước nhập khẩu lao động. Điều này sẽ cho phép họ quyết định những chương trình nào là phù hợp với lao động của họ. Các chương trình đào tạo phải cung cấp cho người lao động những kỹ năng cần thiết để nắm bắt được cơ hội nghề nghiệp tại các nước nhập khẩu lao động.

Các nước xuất khẩu lao động cũng chịu trách nhiệm bảo vệ người lao động của mình khi họ đang làm việc tại nước ngoài. Vì vậy, một ủy ban giám sát phải được thiết lập để ngăn ngừa các công ty tuyển dụng không phép lạm dụng lao động nhập cư. Đương nhiên, cần có sự nỗ lực hợp tác giữa các thành viên ASEAN để xây dựng nhận thức cộng đồng và truyền thông chống lại các nhà tuyển dụng vi phạm.

Xây dựng một khu vực thống nhất

Dịch chuyển lao động nhiều hơn sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế trong khu vực ASEAN bởi khả năng tạo ra nhiều công việc hơn ở cả nước xuất khẩu và nhập khẩu lao động. Điều này góp phần làm vững mạnh mối liên kết kinh tế, bằng cách giúp các nước thành viên ASEAN giải quyết được vấn đề về thiếu hụt lao động, nghèo đói và thất nghiệp.

Nếu lao động đáp ứng đúng nhu cầu ở nước nhập khẩu, các trung tâm chuyển dịch lao động của khu vực được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều việc làm. Ví dụ, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, lao động nhập cư giúp giảm chi phí sản xuất tại Malaysia, đồng thời tạo ra cơ hội nghề nghiệp cho quốc gia này.

Dịch chuyển lao động cũng được kỳ vọng giúp xóa đói giảm nghèo. Lao động tại các nước có mức lương thấp sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt hơn tại Malaysia, Singapore và Thái Lan. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, mức lương tháng trung bình ở Singapore vào năm 2013 gấp 30 lần ở Campuchia, trong khi ở Malaysia cao ba lần so với Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Cần thêm những chính sách

Tất cả cơ hội trên sẽ chỉ được tận dụng khi các nước thành viên ASEAN thi hành các chính sách quan trọng. Một trong số đó là việc thành lập một cơ quan ở Ban thư ký ASEAN với vai trò thiết kế một hệ thống nhập cư phản ứng nhanh với nhu cầu lao động của các nước nhận lao động.

Hệ thống này cần đảm bảo kết nối được các khu vực đang thừa và thiếu lao động. Việc thiếu hụt lao động ở nước nhận cần được kết nối với lao động thặng dư ở nước xuất khẩu lao động. Hệ thống này cũng sẽ giúp tìm ra các lĩnh vực dịch vụ khác nên được đưa vào MRA để tăng cường điều chỉnh dịch chuyển lao động trong khu vực.

Hơn nữa, việc mở rộng ASEAN MRAs trong khối đòi hỏi phải tăng cường phát triển hơn nữa kỹ năng cho lao động nhập cư. Những quốc gia xuất khẩu lao động cần có các chương trình đào tạo đối với các kỹ năng đang cần thêm lao động. Đồng thời, việc hợp tác với các nước nhập khẩu lao động (Malaysia, Singapore và Thái Lan) sẽ giúp người lao động nhập cư đáp ứng được trình độ chuyên môn và các yêu cầu do nước tiếp nhận đặt ra.

2018 là năm thứ ba trong mục tiêu AEC2025 - tầm nhìn về một cộng đồng kinh tế thống nhất và gắn kết. Dịch chuyển lao động là cần thiết cho mục tiêu chung này. Tuy nhiên, ASEAN cần nỗ lực hơn nữa hoàn thiện hệ thống chuyển cư đáp ứng nhu cầu lao động, để cả nước xuất khẩu và nhập khẩu lao động đều có thể hưởng lợi.

Phidel Vineles là chuyên viên phân tích cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Đa phương (CMS), Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.

Nguồn: RSIS.edu.sg - KD

Từ khóa: ASEAN, lao động, nhập cư, chuyển dịch, chính sách

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409548
Go to top