Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích - Bình luậnThủ tướng Lý Hiển Long: ASEAN phải giữ đoàn kết trước các diễn biến trong khu vực

Thủ tướng Lý Hiển Long: ASEAN phải giữ đoàn kết trước các diễn biến trong khu vực

lyhienlong15032018

Ảnh hưởng của các thế lực đang trổi dậy trong khu vực không thể gây chia rẽ trong nội bộ khối.

Ngày 13/3, Thủ tướng Lý Hiển Long phát biểu, ASEAN phải làm quen với tình hình mới trong khu vực khi mỗi nước thành viên - ở các cấp độ phát triển khác nhau – đều đang chịu ảnh hưởng từ các thế lực mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng điều này không được dẫn đến một ASEAN bị chia rẽ.

“Chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại hiển nhiên của “lực hấp dẫn từ Mặt Trăng”, nhưng không để cho sức ảnh hưởng đó gây ra tình trạng chia rẽ bên trong ASEAN”.

Các thế lực mới, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, đang ngày càng lớn mạnh và có sức ảnh hưởng lớn, mở ra nhiều cơ hội mới. “Các nước ASEAN một mặt phải phải thận trọng nghiên cứu chính sách và mối quan tâm của các thế lực đó, nhưng đồng thời, vẫn duy trì mối quan hệ kinh tế và chính trị tốt đẹp như truyền thống”.

Về phía Hoa Kỳ, thái độ chính trị của nước này đã thay đổi. Nhưng ASEAN hi vọng nền kinh tế lớn nhất thế giới và đồng thời là người canh giữ an ninh cho khu vực vẫn duy trì sự hiện diện tại Đông Nam Á.

“Trong bối cảnh đầy chuyển biến như hiện nay, điều quan trọng là ASEAN phải tích cực hành động để duy trì vai trò trung tâm và tính liên kết”. Thủ tướng Lý đã nói như vậy trước 500 đại biểu là các nhà ngoại giao và sinh viên trong bài diễn thuyết kỷ niệm 50 năm thành lập Viện ISEAS – Yosof Ishak.

Thủ tướng Singapore lưu ý, không ai có thể ngăn cản sự chuyển động của các tổ chức hay dự án khác bên ngoài ASEAN, chẳng hạn Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Nhưng “trước các chuyển biến đó, các nước thành viên ASEAN phải bắt tay cùng nhau để duy trì tính cố kết và thích đáng của ASEAN”.

Vì vậy, mặc dù mỗi một nước thành viên đều có các vấn đề nội bộ riêng cần giải quyết, điều cốt lõi các nước phải nhớ rằng chúng ta đứng trên cùng một chiến tuyến. Thủ tướng Lý kêu gọi chính phủ các nước phải tập trung nguồn lực cho các dự án của ASEAN và cố gắng nghĩ đến lợi ích của khối khu vực, thay vì chỉ nghĩ cho lợi ích của quốc gia mình.

Lấy ví dụ như RCEP – Hiệp định giữa ASEAN với 6 đối tác thương mại và Hiệp định Vận tải Hàng không Toàn diện ASEAN – EU. Hai hiệp định này đều sẽ có sự đánh đổi lớn về kinh tế đi kèm với các lợi ích.

Thủ tướng Lý bày tỏ, “Nhưng tôi hi vọng chính phủ các nước phải nhìn về lâu dài, giảm bớt tính toán cho lợi ích của quốc gia, và dũng cảm ra quyết định để cải thiện cuộc sống cho người dân”, đồng thời bổ sung thêm đó chính là cách làm đã mang lại ASEAN như ngày hôm nay.

Đối với làn sóng hoài nghi về cơ chế ra quyết định của ASEAN – cơ chế dựa trên sự đồng thuận – Thủ tướng Lý cũng thừa nhận, để giải quyết được vấn đề này sẽ cần nhiều thời gian và công sức, nhưng đó là một việc đáng để làm.

“ASEAN, một khi đã đi đến quyết định, sẽ vẫn giữ vững được vị thế của mình. Các đối tác bên nào vì vậy thấy được giá trị của việc tăng cường hợp tác với khu vực thông qua ASEAN”.

Thủ tướng cho biết, Singapore – với vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay - sẽ phát động các dự án nhằm tăng cường tính tự cường cho khối trước các mối đe dọa như khủng bố, an ninh mạng và biến đổi khí hậu. Đồng thời, Singapore cũng sẽ giúp đỡ các nền kinh tế trong khối đổi mới và ứng dụng công nghệ.

Trong một cuộc đối thoại diễn ra sau đó, Giáo sư Dewi Fortuna Anwar đến từ Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam đã hỏi Thủ tướng, làm thế nào ASEAN có thể duy trì tính thống nhất khi mà các nước trong khối mong muốn xúc tiến hơn nữa quan hệ của họ với Trung Quốc.

Về vấn đề này, Thủ tướng Lý cho biết, có một số nước trong khối đang có thái độ hơi nghiêng về các nước lớn như Trung Quốc, và các nước này có thể khác biệt trong quan điểm giải quyết các vấn đề trong khối – ví dụ như tranh chấp Biển Đông. Nhưng tốt hơn hết, vấn đề này nên được giải quyết trong nội bộ khối, bằng việc 10 nước thành viên có thể đấu tranh để đạt được đồng thuận, mặc dù quá trình này có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn khi ASEAN có đến 10 nước.

Nguồn: Strait Times – TQ

Từ khóa: ASEAN, đồng thuận, vai trò trung tâm, Trung Quốc, chia rẽ

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409827
Go to top