Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Vấn đề già hóa dân số tại ASEAN

asean-country-members-flags

Chuyên gia Chheang Vannarith chia sẻ, để giải quyết tình trạng già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng, ASEAN cần phải tăng cường các buổi đối thoại và chia sẻ kiến thức về vấn đề này nhiều hơn, và xây dựng những giải pháp chung để hỗ trợ người lớn tuổi tham gia vào các hoạt động xã hội một cách hiệu quả.

Tình trạng già hóa dân số diễn ra quá nhanh đang dần trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với xã hội và nền kinh tế ở Đông Nam Á, và tốc độ gia tăng người cao tuổi tại khu vực này nhanh hơn rất nhiều so với ở châu Âu và Hoa Kỳ.

Các nước Đông Nam Á đang gặp phải “hiện tượng chưa giàu nhưng đã già”. Những thách thức được đặt ra bao gồm nhu cầu về một định nghĩa tiêu chuẩn cho các thuật ngữ như chăm sóc chính quy và chăm sóc không chính quy, và giải pháp để biến thành phần dân số đang già đi trở thành một nguồn lực mới cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

Trong buổi hội thảo diễn ra trong 3 ngày tại Singapore, ông Choi Shing Kwok, giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute) phát biểu “Vấn đề già hoá dân số đang tác động đến tình hình kinh tế, chính trị và văn hoá xã hội của các nước Đông Nam Á”. Buổi hội thảo bàn về vấn đề “Thay đổi về Độ tuổi và Nhân khẩu học ở Châu Á”, được hợp tác tổ chức giữa Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á và Quỹ Hoà bình (SPF).

Nhật Bản là đất nước có tỷ lệ người già cao nhất tại châu Á. Cứ bốn người thì có một người từ 65 tuổi trở lên. Trong vòng 20 năm tới, Singapore cũng sẽ gặp phải vấn đề già hoá dân số tương tự như Nhật Bản hiện nay. Các nước Đông Nam Á nên học hỏi những kinh nghiệm từ Nhật Bản trong cách giải quyết vấn đề già hoá dân số, kể cả những bài học thành công và thất bại.

“Mặc dù Nhật Bản không nằm trong khối ASEAN nhưng xét về vị trí địa lý và mối tương đồng về văn hóa, Nhật Bản nên chia sẻ kinh nghiệm của họ với khối ASEAN và cả khu vực Châu Á”, ông Shuichi Ohno, chủ tịch SPF phát biểu.

Dựa theo một bài nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (UNESCAP), tỉ lệ người dân trong khu vực có độ tuổi từ 60 trở lên vào năm 2016 chiếm khoảng 10% trên toàn bộ dân số, và con số này sẽ tăng gấp đôi trước năm 2050. Đồng thời, tỉ lệ hỗ trợ người cao tuổi năm 2015 là khoảng 4% và sẽ tăng lên thành khoảng 12% vào năm 2050.

Những thách thức đặt ra từ vấn đề già hoá dân số bao gồm sự gia tăng tỉ lệ người già phụ thuộc trong khu vực và sự gia tăng áp lực tài chính lên hoạt động cung cấp an sinh xã hội và chăm sóc tập trung.

Những vấn đề liên quan khác bao gồm tình trạng hệ thống chăm sóc truyền thống đang dần yếu đi, thu nhập của người cao tuổi ngày càng không được đảm bảo, đặc biệt là nữ giới sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Các chính sách quản lý và sự quan tâm từ phía nhà nước là những nhân tố quan trọng trong việc xây dựng một cách tiếp cận tổng quát và toàn diện đến vấn đề già hoá dân số. Nhà nước cần có các chính sách về cải tổ thị trường, phát triển cở sở hạ tầng kinh tế và xã hội và các dịch vụ công có tính đến yếu tố độ tuổi.

Kết hợp những nỗ lực trong nước và quốc tế, hợp tác liên ngành, xây dựng chính sách bảo vệ xã hội toàn diện, chính sách tài chính bền vững, cải tiến xã hội, và thực hiện phân bổ nguồn lực là một vài cách tiếp cận có kết hợp với nhau.

Các lãnh đạo ASEAN đã thông qua Bản tuyến bố Kuala Lumpur về Vấn đề Già hoá dân số trong năm 2015. Trong đó, các chính sách định hướng bao gồm thiết lập những hệ thống hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ và xã hội, xây dựng nhận thức cộng đồng và xây dựng nguồn lực, và đề xuất những bước tiến cụ thể hướng đến củng cố quyền lợi cho những người cao tuổi.

Với vai trò chủ tịch ASEAN trong năm nay, Singapore đang chuẩn bị tổ chức một diễn đàn cấp bộ trưởng về chủ đề già hoá dân số, tiến sĩ Amy Khor, Bộ trưởng Bộ Y tế, Môi trường và Tài nguyên nước của Singapore cho biết tại buổi hội thảo.

Ở mức độ quốc gia, các nước thành viên ASEAN đang phải đối mặt với vấn đề già hoá dân số ở nhiều cấp độ và đã xây dựng các chính sách với những mức độ khác nhau. Tại Singapore, giải quyết tình trạng già hoá dân số là một trong ba định hướng quan trọng của đất nước – hai mục tiêu còn lại là chuyển trọng tâm của nền kinh tế toàn cầu về châu Á, và tập trung phát triển các công nghệ kỹ thuật mới.

Singapore đang hướng đến khai thác “lợi tức bạc” bằng cách mở khoá các cơ hội tạo ra từ một xã hội già hoá và xây dựng một cộng đồng toàn diện. Sự kết hợp giữa mục tiêu kéo dài tuổi thọ và tăng năng suất sẽ giúp biến đổi một nền dân số già hoá thành một nguồn lực phát triển mới.

Trả lời cho câu hỏi làm sao để giảm bớt tác động của việc gia tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ và xã hội, Tiến sĩ Khor cho rằng “trách nhiệm chung” và “điều trị với chi phí tiết kiệm hiệu quả” cần được chú trọng. Thêm vào đó, chính phủ cần phải liên tục rà soát lại các mức trợ cấp để đảm bảo việc chăm sóc toàn diện và hợp lí.

Tiến sĩ Khor cũng cho biết thêm rằng “sức khoẻ là của cải”. Dịch vụ chăm sóc tích hợp – sự kết hợp giữa chăm sóc tại nhà và tại trung tâm – và sự phát triển của mạng lưới chăm sóc sức khoẻ và các chính sách hỗ trợ người cao tuổi là những nhân tố quan trọng để thúc đẩy mô hình chăm sóc sức khoẻ bền vững.

Ở mức độ quốc gia, việc đưa ra giải pháp cho vấn đề già hoá dân số đòi hỏi một sự tiếp cận từ toàn bộ mọi cơ quan chính phủ.

Ở mức độ khu vực, ASEAN cần đẩy mạnh hoạt động đối thoại và chia sẻ kiến thức về vấn đề này nhiều hơn, và đề ra những hướng đi chung nhằm thúc đẩy người lớn tuổi tham gia vào tiến trình xã hội một cách hiệu quả và có năng suất.

Việc xây dựng một kế hoạch tổng thể cho những người cao tuổi sẽ góp phần tạo ra một ASEAN hướng về con người, đặt con người ở trung tâm, cũng như một ASEAN toàn diện và kiên cường hơn.

Cải tiến xã hội – được hiểu là quá trình xây dựng những giải pháp mới để đáp ứng các nhu cầu và giải quyết các vấn đề xã hội – cần được chú trọng nhiều hơn để có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến xã hội già hoá một cách toàn diện.

Nguồn: Khmer Times

Từ khóa: ASEAN, già hóa dân số, kinh tế, xã hội già hóa

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007410404
Go to top