Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Làm mới quan hệ đối tác ASEAN - Ấn Độ

SubrahmanyamJaishankar

Năm nay là một năm quan trọng cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đánh dấu 25 năm hợp tác phát triển mạnh mẽ, 15 năm quan hệ đối tác đối thoại và 5 năm hợp tác chiến lược quan trọng. Tháng trước, 10 nước thành viên ASEAN đã cùng tham dự Hội nghị kỷ niệm cấp cao tại New Delhi và ăn mừng Ngày Cộng hòa Ấn Độ (26/1) với tư cách khách mời danh dự, đánh dấu mức quan hệ cao hơn giữa Ấn Độ và khu vực Đông Á.

Các lãnh đạo khối ASEAN đã kêu gọi Ấn Độ có vai trò chủ động hơn trong khu vực, tái khẳng định tầm quan trọng của những đóng góp của Ấn Độ trong việc tạo ra một khối khu vực phát triện toàn diện, hướng đến một sứ mệnh độc nhất cho khu vực đang chiếm đến một phần tư dân số thế giới, và hỗ trợ duy trì hòa bình và ổn định cho khu vực chiến lược quan trọng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Hơn nữa, trong hơn 200 năm qua, Ấn Độ từng nổi tiếng là có mối quan hệ hợp tác hiệu quả với khu vực Đông Nam Á. Đối với Ấn Độ, mối quan hệ mật thiết với khối ASEAN có thể giúp mở ra vô vàng cơ hội kinh doanh tại khu vực Đông Á và xa hơn nữa. Như những gì cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar từng phát biểu hùng hồn tại lễ kỷ niệm 25 năm Quan hệ Đối tác Ấn Độ - Singapore, việc phát triển mối quan hệ và mở rộng hợp tác với khối ASEAN sẽ giúp mở ra cho Ấn Độ một thế giới vươn xa hơn cả khu vực Đông Nam Á, đồng thời định hình sâu sắc triển vọng hợp tác giữa Ấn Độ và khu vực Đông Á.

Chính sách hướng Đông

Trật tự thế giới Hậu Chiến tranh Lạnh đã buộc Ấn Độ phải đổi mới chiến lược kinh tế, đẩy mạnh hợp tác với khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1992, Ấn Độ đã ban hành một loạt các đề án chính sách, nhằm củng cố mối quan hệ lâu đời với khối ASEAN thông qua những chiến lược ngoại giao chính trị thân thiện.

Ngoài ra, những nhân tố khác như sự trổi dậy của Trung Quốc và những thế lực cạnh tranh toàn cầu, môi trường địa chính trị biến động, cách khối ASEAN xử lý cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, và sự nở rộ nhanh chóng của chủ nghĩa khủng bố trên toàn cầu đã khiến Ấn Độ thay đổi nhận thức về việc hợp tác với khối khu vực.

Mặc dù mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN đang phát triển mạnh mẽ theo thời gian – được minh chứng bởi sự tồn tại của khoảng 30 cơ chế đối thoại, bao gồm một hội nghị thượng đỉnh hàng năm và bảy hội nghị bộ trưởng – vẫn còn cả một chặng đường dài mà New Delhi cần phải vượt qua để đáp ứng được kỳ vọng lớn lao mà các đối tác Đông Nam Á đang dành cho họ.

Ông Gurjit Singh, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Indonesia và ASEAN, thừa nhận rằng Ấn Độ có thể làm nhiều hơn để khắc phục tình trạng mất cân đối trong việc mở rộng quan hệ hợp tác. Ông Pushpanathan Sundram, cựu Phó tổng thư ký ASEAN, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược ngoại giao của Ấn Độ, phàn nàn về những tiềm năng chưa được khai phá mặc dù ASEAN và Ấn Độ có những tương đồng về mặt con người và địa lý.

Hiện tại, mặc dù khối ASEAN đang là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Ấn Độ, chiếm hơn 10% tổng giá trị thương mại của quốc gia này, và các doanh nghiệp Đông Nam Á đang giữ những vị trí dẫn đầu trong đa dạng các lĩnh vực của nền kinh tế Ấn Độ, nhưng những trở ngại vẫn đang tồn tại trong qua trính phát triển mối quan hệ đối tác giữa hai bên.

Ông Singh đã dẫn ra một số trở ngại, chẳng hạn như các cuộc đàm phán thương mại đang rơi vào bế tắc, xung quanh vấn đề mở cửa thị trường ASEAN cho ngành dịch vụ của Ấn Độ đổi lại việc mở cửa thị trường Ấn Độ cho hàng hóa của khối ASEAN, cũng như vấn đề phân bổ đầu tư không đều của Ấn Độ tại khu vực do sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các nền kinh tế trong khối ASEAN và những khác biệt trong mối quan hệ thương mại giữa Ấn Độ với từng nước thành viên.

Do đó, ông Sundram ủng hộ việc tiếp tục củng cố sâu hơn mối quan hệ giữa hai bên và xây dựng năng lực kết nối – bất kể là trên phương diện chiến lược, kinh tế hay con người. Hai dự án then chốt mà ông Sundram tin là có thể giúp tạo ra động lực cho sự chuyển đổi chính là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – dự kiến sẽ đại diện cho 40% giá trị hoạt động thương mại và dân số trên thế giới và 33% GDP toàn cầu – và Hiệp định Vận chuyển Hàng không ASEAN-Ấn Độ, dự kiến sẽ giúp thuận lợi hóa hoạt động đầu tư, thương mại và du lịch giữa các bên.

Ông Sundram cũng khuyên Ấn Độ nên tập trung vào lĩnh vực kết nối kỹ thuật số - một lĩnh vực thế mạnh của Ấn Độ và được các thành viên ASEAN đánh giá cao - và ông cũng muốn có sự tăng cường hợp tác chức năng trong các lĩnh vực như giáo dục, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nông nghiệp, du lịch, môi trường và công nghệ thông tin. Ông Singh thì tin rằng mối quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và khối ASEAN cần nhận được sự quan tâm và cam kết cao hơn trên mọi phương diện.

Chặng đường phía trước

Châu Á – Thái Bình Dương đang là một trong những khu vực năng động nhất trên trái đất, và đóng vai trò quan trọng cho việc định hình và hiện thực hóa mục tiêu “Thế kỷ của Châu Á”. Trong bối cảnh trên, những đóng góp của New Delhi vẫn mang một giá trị quan trọng cho khả năng đương đầu thành công trước những thách thức chung.

Trong khi Đại sứ Singh ủng hộ việc phát triển hợp tác trong những lĩnh vực trọng yếu, bao gồm xây dựng nguồn lực, sức khỏe, nguồn nhân lực và dịch vụ, ông Sundram thì cho rằng sự hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN trên các nền tảng đa phương như Diễn đàn Khu vực ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Liên Hiệp Quốc sẽ giúp xây dựng lòng tin và đóng góp vào hòa bình khu vực. Để quan hệ đối tác đạt được trái ngọt trên mặt trận kinh tế, ông Sundram cho biết, hai bên cần phải tập trung cắt giảm các rào cản phi thuế quan, và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường.

Và cuối cùng, mặc dù các nhà lãnh đạo ASEAN kêu gọi Ấn Độ đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhưng các doanh nghiệp Ấn Độ có vẻ như vẫn còn thờ ơ với cơ hội này, mặc cho sự tồn tại của các quỹ tín dụng được chính phủ Ấn Độ tài trợ, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển năng lực kết nối tại Đông Nam Á. Ông Alwyn Didar Singh, cố vấn chính cho Chủ tịch liên đoàn Phòng Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ, cho rằng luôn có một sự khác biệt giữa cho vay đầu tư phát triển và cho vay đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP).

Ông Singh cho biết, “đối với vay PPP, một mô hình kinh doanh đáng tin cây và đã từng được thử nghiệm thành công là yêu cầu bắt buộc. Và yêu cầu này khó có thể được đáp ứng khi mà các doanh nghiệp Ấn Độ vẫn chưa nắm rõ mô hình kinh doanh trong khối ASEAN”. Để giải quyết vấn đề nguồn tín dụng chưa được tận dụng hiệu quả, trong một khu vực mà người Trung Quốc đang nắm bắt triệt để các cơ hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng, ông Singh đề xuất rằng, “ASEAN cần phải chia sẽ thông tin và giới thiệu các mô hình kinh doanh và cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp Ấn Độ, và để họ tự ra quyết định, giống như những gì chính phủ Ấn Độ đã thực hiện với các dự án trong nước”.

Nguồn: Gulfnews - HN

Từ khóa: hợp tác thương mại, dịch vụ, đầu tư, ASEAN - Ấn Độ

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409797
Go to top