Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích - Bình luậnASEAN và Liên minh Kinh tế Á – Âu: Còn nhiều dư địa để tăng trưởng thương mại song phương và phát triển chuỗi cung ứng

ASEAN và Liên minh Kinh tế Á – Âu: Còn nhiều dư địa để tăng trưởng thương mại song phương và phát triển chuỗi cung ứng

eaeu-vietnam

ASEAN chủ yếu giao dịch thương mại với các nước trong khối với nhau, hoặc với Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, tình hình đang bắt đầu thay đổi, với sự xuất của đối tác thương mại và dịch vụ mới - Liên minh Kinh tế Á – Âu, đặc biệt là Nga.

Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU) là một khối thương mại gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Nga. Mặc dù các viên trong khối trông có vẻ không liên quan với nhau, tuy nhiên, khối này lại có tầm quan trọng to lớn về địa chính trị và thương mại, bởi vì giáp EU và Trung Quốc. Trước việc Nga đang bị ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, việc phát triển quan hệ giữa EAEU và ASEAN là rất có ý nghĩa, bởi vì người Nga đang rất cần hàng hóa nhập khẩu – lấy ví dụ, các lệnh trường phạt đã khiến cho phần lớn hoạt động thương mại của Nga với EU bị dừng lại, và Nga cần phải tìm nguồn thay thế từ nơi khác. ASEAN là một bước đi hợp lý, và bước đi này đã từng tỏ ra thành công, khi hoạt động thương mại và đầu tư giữa Nga với Việt Nam tăng trưởng đáng kể, sau khi ký kết FTA Việt Nam-EAEU vào 3 năm trước. EAEU cũng có thể mở ra một cánh cửa cho hàng hóa của ASEAN đi vào thị trường châu Âu.

Tương quan giữa ASEAN và EAEU về các chỉ số thống kê cơ bản:

Khối Dân số (triệu người) Diện tích (km2) GDP (US$, PPP) GDP đầu người (US$, PPP)
ASEAN                651                  4,522,518 3000 tỷ                    4,600
EAEU                183                20,229,248 5000 tỷ                27,000

Thống kê về dân số của EAEU là điểm mà các nhà sản xuất đặt tại ASEAN cần lưu ý, vì thu nhập GDP bình quân đầu người tại EAEU cao hơn ASEAN khá nhiều – nghĩa là thị trường EAEU có dư dả tiền bạc để mua hàng hóa từ ASEAN. Như đã nói ở trên, do các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu của người dân trong khu vực này là rất cao.

EAEU cũng có hiệp định FTA với Trung Quốc, mặc dù danh sách hàng hóa cụ thể vẫn đang được đàm phán. Chúng ta có thể kỳ vọng danh sách trên sẽ được hoàn tất trong khoảng 12 đến 18 tháng tới. Khi điều đó xảy ra, hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc có thể được vận chuyển đến vùng biên giới của EU mà không bị đánh thuế.

Các nước thành viên ASEAN đã quen thuộc với việc thực hiện FTA ASEAN-Trung Quốc được ký kết từ vài năm trước. Một số nước ASEAN đã bắt đầu quá trình đàm phán với EAEU, đáng chú ý nhất là Singapore, Indonesia, Campuchia và Thái Lan. Trong khi đó, Malaysia và Philippines cũng đã bày tỏ sự quan tâm và đang nghiên cứu vấn đề. Ấn Độ, quốc gia kế cận ASEAN, cũng là đàm phán FTA với EAEU. Bản thân khối ASEAN cũng đang nghiên cứu về đàm phán FTA ASEAN – EAEU.

Rõ ràng là, các thay đổi và cơ hội đang đến một cách ồ ạt. Khi các các nước ký kết các FTA nói trên với EAEU, cả ASEAN và EAEU sẽ cùng có nhiều thay đổi đáng kể trong các lĩnh vực gồm: phát triển các chuỗi cung ứng mới, tính sẵn có của hàng hóa, di chuyển thể nhân, và phát triển kinh tế nói chung của hai khối.

Nga, vừa là thành viên quan trọng nhất EAEU, vừa là đối tác đối thoại của ASEAN, vì vậy, có nhiều hiểu biết về Đông Nam Á. Nga đã tham gia tích cực vào các cơ chế đa phương do ASEAN dẫn dắt, bao gồm Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN.

Trong khi đó, ASEAN và ủy ban kinh tế Á-Âu, cơ quan chính của EAEU, đã ký kết một biên bản ghi nhớ về Hợp tác Kinh tế vào tháng 11 năm ngoái. Các lĩnh vực hợp tác mà biên bản ghi nhớ đề cập bao gồm: thủ tục hải quan, thương mại điện tử, quy định kỹ thuật, thương mại, đầu tư và tài chính, và hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Bản thân ASEAN cũng đang cân nhắc và nghiên cứu về khả năng có một FTA toàn diện với EAEU.

Các nỗ lực tăng cường hợp tác như trên giữa ASEAN và EAEU là đem lại một số kết quả. Các hàng hóa mà hai khối giao thương với nhau có phạm vi rất rộng, và hàng hóa mà ASEAN xuất khẩu sang EAEU cũng rất đa dạng.

Về FDI, kết quả đạt được tương đối khiêm tốn, trong đó, hai nước chính trong EAEU là Kazakhstan và Nga đóng góp tổng cộng khoảng 15.4 tỷ USD, chủ yếu là trong lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt và du lịch. Ngược lại, các nước ASEAN như Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam là những nước đầu tư nhiều nhất vào EAEU, với tổng cộng khoảng 9.3 tỷ USD, chủ yếu là vào lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và thuốc lá. Việt Nam hiện là nước ASEAN duy nhất có FTA đã có hiệu lực với EAEU. Và sau 3 năm đi vào hiệu lực, đầu tư của Nga vào Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay đạt khoảng 10 tỷ USD. Thái Lan cũng là nước hưởng lợi từ túi tiền của người Nga khi số lượng du khách Nga đến nước này du lịch ngày một tăng. Một trong số các khoản đầu tư của EAEU vào ASEAN là vào bất động sản và doanh nghiệp nhỏ, một hiện tượng phổ biến gần đây trên khắp Đông Nam Á, bao gồm các khu vực như Goa ở Ấn Độ và Sri Lanka. Xu hướng đó sẽ còn lan rộng trên khắp ASEAN.

Vẫn còn các vấn đề quan trọng liên quan đến lo ngại về tiêu chuẩn và tính tuân thủ. Tuy nhiên, ASEAN từ trước đến nay bị chi phối nhiều hơn bởi thương mại và ít chịu áp lực từ Hoa Kỳ. Mặc dù giữa hai khối còn có cách biệt lớn về bộ máy cần phải giải quyết, và cần phải hoàn tất các đàm phán liên quan đến thương mại, sự nổi lên của liên minh thương mại ASEAN – EAEU không nên bị xem nhẹ. Các quá trình đang được tiến hành để hình thành nên các cơ chế thương mại, cho phép việc trao đổi thương mại giữa hai khối tăng trưởng. Với sự hiện diện của Trung Quốc ở cả hai khối, điều này sẽ mở ra cơ hội hình thành các chuỗi cung ứng mới. Xu hướng này sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hiện đang hoạt động ở ASEAN và Nga đang muốn có cơ hội được mở thêm cơ sở thứ hai ở một nước khác, có thể là vì lí do chi phí, hoặc vì nguyên nhân lệnh trừng phạt.

Về phía các nước ASEAN, Nga là một thị trường rất đáng để tiếp cận vì người tiêu dùng giàu có và dễ xác định, trong khi đó, Belarus sẽ mở ra cơ hội tiếp cận vùng Đông Á và có tiềm năng là EU, Armenia thì là cửa ngõ để vào khu vực Caucasus. Kazakhstan có thể là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho dầu mỏ và khí đốt, bên cạnh đó, nước này cũng có một tầng lớp trung lưu phát triển và về bản chất là người châu Á, cũng giống như vùng Đông Nga.

Còn đối với Nga và các thành viên khác trong EAEU, các nước như Việt Nam, Indonesia, Philippines là những thị trường đầu tư hấp dẫn nhất trong ASEAN tính đến thời điểm hiện nay, với Singapore là trung tâm dịch vụ và tài chính của khu vực. Các nước này cũng có thứ bậc cao trong Bảng xếp hạng về tạo thuận lợi kinh doanh.

Tóm lại, mới nhìn vào, một liên minh giữa EAEU và ASEAN không đem lại lợi ích gì rõ rệt. Tuy nhiên, thương mại hàng hóa giữa hai khối thì tương đối cân bằng và bổ sung cho nhau, đồng thời, hai khối này đều chịu tác động tích cực từ Sáng kiến Vành đai và Con đường. Mặc dù vẫn còn nhiều trở ngại, sự hợp tác giữa hai khối mang lại rất nhiều cơ hội đầu tư chuỗi cung ứng cho nhà đầu tư.

Nguồn: ASEAN Briefing

Từ khóa: ASEAN, EAEU, liên minh kinh tế Á-Âu, chuỗi cung ứng, đầu tư, thương mại

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408424
Go to top