Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích - Bình luậnDuy trì tính linh hoạt của Asean giữa bối cảnh lo ngại về kinh tế toàn cầu

Duy trì tính linh hoạt của Asean giữa bối cảnh lo ngại về kinh tế toàn cầu

logistic18052018

Trong thời điểm căng thẳng thương mại Mỹ-Trung vẫn đang tiếp diễn, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) dường như đang phát triển một mức độ miễn nhiễm nhất định trước những nguy cơ kinh tế hiện nay mà thế giới đang phải đối mặt. Với tư cách là một hệ sinh thái thu nhỏ của hoạt động giao thương giữa những thị trường khác nhau trong khu vực Đông Nam Á, Asean đã trở thành một nơi biệt lập, ít chịu tác động từ tranh cãi thương mại giữa các siêu cường kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm để đảm bảo các nước Asean tiếp tục duy trì tăng trưởng và hướng tới thiết lập một hệ thống logistics chặt chẽ.

Nguyên nhân quan trọng trong việc hướng tới một Asean tự chủ về kinh tế chính là việc nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các quốc gia khu vực này – huyết mạch của 10 thị trường Đông Nam Á đang vươn đến quy mô toàn cầu. Do vậy, những nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng không những đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp đã nêu mà còn đến các đối tác, người tiêu dùng và đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa có trong tay nguồn lực hạn hẹp. Trong bối cảnh dòng chảy kinh tế số bùng nổ, chuyển đổi số hoạt động kinh doanh không còn là một lựa chọn mà đã trở thành yếu tố bắt buộc với các công ty. Báo cáo Bain and Company nhận định ứng dụng công nghệ sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển thông qua việc mở ra nhiều cơ hội mới cho họ. Tuy nhiên, yếu tố vừa nêu cũng buộc nhiều công ty phải đối mặt với các diễn biến bất định diễn ra trên toàn cầu.

Nguyên nhân thứ hai của việc nuôi dưỡng hệ thống sinh thái thương mại trong nội khối Asean chính là nhằm khơi dậy tiềm năng khu vực. Theo báo cáo của Google và Temasek Holdings, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á có thể vượt mốc 273 tỷ đô la vào năm 2025. Với tổng số dân 630 triệu người, tầng lớp trung lưu phát tăng trưởng mạnh và sự phổ biến của internet, Đông Nam Á đang trở thành mỏ vàng cho các nhà đầu tư thương mại trực tuyến.

Nhận thức được sự cần thiết của việc tăng cường phát triển kinh tế, Hội nghị Asean 2018 đã xác định mục tiêu hướng tới chính là cải thiện tiếp cận thị trường, kết nối các lĩnh vực dịch vụ trong khu vực cũng như tạo ra một môi trường đầu tư mở và tự do. Định hướng đã nêu nhằm quảng bá Asean như một điểm đến hứa hẹn của hoạt động sản xuất, chế tạo. Đồng thời, với sự căng thẳng trong quan hệ thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ, 10 nước Đông Nam Á đã được hưởng lợi khi nhiều doanh nghiệp quyết định chuyển hoạt động sản xuất khỏi quốc gia hơn 1 tỷ dân. Theo khảo sát của Amcham, 430 công ty Mỹ đang hoạt động tại thị trường lớn thứ 2 thế giới nhìn nhận Đông Nam Á là điểm đầu tư thay thế lý tưởng; nhiều doanh nghiệp khác cũng có suy nghĩ tương tự.

Không thể bàn cãi cơ hội để Asean tiếp tục phát triển thịnh vượng là rất nhiều. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng khu vực, vẫn còn hai trở ngại chính cần giải quyết. Đầu tiên, mặc dù khoa học công nghệ và hoạt động sản xuất đã có bước tiến triển nhanh, cơ sở hạ tầng vẫn là một điểm hạn chế. Thứ hai, những yếu tố ngoại sinh bất ngờ luôn lăm le phá vỡ hoạt động giao lưu thương mại. Đây là những nhân tố chính giải thích lý do vì sao xây dựng và tăng cường hạ tầng và liên kết nhân sự sẽ mở đường cho Asean hướng đến trở thành một trung tâm logistics.

Những bước tiếp theo để phát triển Asean

Cơ sở hạ tầng đóng vai trò trọng yếu trong đảm bảo hoạt động logistics diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh của Asean với nhiều trình độ phát triển khác nhau đang dẫn đến tình trạng không đồng đều về điều kiện hạ tầng

Trong khi nhiều nước phát triển như Singapore đang tập trung đầu tư phát triển bộ khung hạ tầng thông minh, những nền kinh tế kém phát triển hơn như Campuchia, Lào và Myanmar đang bị tụt lại phía sau trong việc xây dựng những công trình cơ bản. Bên cạnh tình trạng thiếu hụt nguồn lực, bão lốc và động đất là các nguy cơ thường trực đối với những công trình, hạ tầng thương mại trọng yếu tại 10 nước Asean. Hơn thế, tham nhũng, quan liêu và thủ tục hành chính rườm rà đang góp phần tạo ra gánh nặng về thuế, cản trở sự phát triển kinh tế khu vực. Ngoài ra, mỗi nước Đông Nam Á, do có trình độ phát triển khác nhau cũng có những mối quan ngại riêng, từ đó gây nên tình trạng không thống nhất về mục tiêu và hành động. Hệ quả cuối củng là hoạt động logistics không hiệu quả và kìm hãm đà tăng trưởng.

Không thể phủ nhận sự không đồng đều về điều kiện cơ sở hạ tầng đang cản trở tiềm năng phát triển hệ sinh thái logistics trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt nó tạo ra không ít thách thức cho nền công nghiệp mỗi nước phát triển. Tuy nhiên sự phát triển của công nghệ đã giúp xác định thời gian thực khi tiếp nhận yêu cầu đơn hàng và đảm bảo xử lý đúng thời gian các chuyến hàng không có trong kế hoạch. Điều này giúp hạn chế những vướng mắc phát sinh liên quan đến cơ sở hạ tầng – nguyên nhân gây ra gián đoạn thương mại cũng như tạo không gian thuận lợi cho đầu tư tài chính.

Yếu tố thứ hai trong việc khuyến khích tự chủ kinh tế trong Asean là hệ thống các kết nối quan hệ khác nhau. Khi thương mại trở nên bất định – yếu tố thường thấy từ trước đến nay, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường dựa vào các nhà cung cấp dịch vụ logistics dày dặn kionh nghiệm để tận dụng kinh nghiệm của họ trong việc kết nối với những hãng tàu lớn, có tầm họat động trên toàn thế giới. Trao đổi thương mại có thể đối mặt thách thức nhưng nếu hệ thống kết nối logistics hoạt động nhịp nhàng và chặt chẽ, các doanh nghiệp tự tin rằng họ sẽ vượt qua các thử thách.

Đương nhiên, những mối liên hệ không thể có được trong ngày một, ngày hai, và không dễ có thể duy trì. Nhiều công ty có thể tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống các liên kết và tăng độ phủ thị trường; tuy nhiên, đây là hành động vượt ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp. Mặt khác những nhà cung cấp dịch vụ logistics có kinh nghiệm trong xây dựng mạng lưới và có những mối quan hệ chiến lược cũng đang dần tăng cường năng lực vận hành. Kiến thức về ngành công nghiệp cũng như áp dụng giải pháp khoa học công nghệ nên được xem là mục tiêu trọng yếu của hoạt động kinh doanh. Dựa trên những phân tích đã nêu, những doanh nghiệp logistics có thể được coi là người kết nối giữa các công ty khác nhau, giúp giảm họ rủi ro, khai phá cơ hội và hướng dẫn họ có những chuẩn bị cần thiết trước những thay đổi. Một hệ thống các mối liên kết mạnh mẽ sẽ tạo ra một hệ sinh thái vững mạnh đủ sức đối mặt với những bất định và rạn vỡ.

Dự đoán tương lai

Những tranh cãi thương mại hiện tại cho thấy sự bất định vẫn là dòng chảy xuyên suốt trong hệ thống giao thương toàn cầu. Asean hiện tại vẫn được coi là đang miễn nhiễm trước những căng thẳng thương mại giữa các cường quốc lớn. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần nâng cao khả năng chống chịu của khu vực để đảm bảo công đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục phát triển và tận dụng được hết tiềm năng của mình. Thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng và xây đắp các kết nối chặt chẽ, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi khu vực Đông Nam Á đủ khả năng để chống chịu trước bất kỳ tác động kinh tế toàn cầu nào.

Nguồn: Business Times

Từ khóa: Logistics, Asean, thương mại, kết nối

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394138
Go to top