Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích - Bình luậnVề lâu dài, ASEAN vẫn giữ một tầm quan trọng trong chiến lược của Hoa Kỳ.

Về lâu dài, ASEAN vẫn giữ một tầm quan trọng trong chiến lược của Hoa Kỳ.

asean1 jajk

Tại Hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11 năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không để Hoa Kỳ bị lợi dụng nữa ... Tôi sẽ luôn đặt lợi ích Mỹ lên trên hết".

Dựa theo triết lý “nước Mỹ trên hết” và thái độ xem thường của Tổng thống Trump dành cho đối với các thỏa thuận thương mại trong quá khứ (được thể hiện rõ qua những tuyên bố được hoan nghênh tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng và trong nhiều diễn đàn khác), chúng ta có thể kết luận rằng, đối với Tổng thống Trump, ASEAN không hề có vai trò quan trọng. Tuy nhiên Trump chỉ là tổng thống trong một nhiệm kỳ thời gian nhất định, vì vậy, quan điểm của ông về mối quan hệ của Mỹ với phần còn lại của thế giới không phải là chủ trươngquan điểm chung của cả nước Mỹ chính thống, và vì thế cũng không thể qua đó mà đánh giá xác định được tầm quan trọng của ASEAN đối với Hoa Kỳ.

Trên thực tế, ASEAN rất quan trọng với Hoa Kỳ vì nhiều lý do.

Quan trọng nhất có lẽ là do ASEAN đã thành công khi theo đuổi mục tiêu ổn định chính trị song hành với phát triển và kinh tế phát triển tốt. Ngay từ khi được thành lập vàonăm năm 1967, mục tiêu của tổ chức ASEAN là nhằm đã có mục tiêu chất chấm dứt xung đột giữa Indonesia, Malaysia và Philippines. Nhờ có nhiều biện pháp của ASEAN, các cuộc xung đột này đã được chấm dứt và giờ chỉ còn tồn tại trong sách lịch sử.

Ngày nay, ASEAN đóng vai trò như một đối tác kinh tế với Trung Quốc, đồng thời là một bức tường thành chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Không nước nào trong số các nước ASEAN có tiếng nói đáng kể trong các cuộc đua về địa chính trị, nhưng khi hội tụ lại,nhìn chung họ đại diện cho một thế lực đáng kể. Hoa Kỳ rất cần các cường quốc trong khu vực, những quốc gia có thể làm cân bằng cán cân địa chính trị vốn đang nghiêng về phía Trung Quốc. Ba cường quốc quan trọng nhất trong khía cạnhvấn đề này là Ấn Độ, Nhật Bản và khối ASEAN.

ASEAN cũng đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của các chuỗi cung ứng, giữa cả trong các nước thành viên trong khối ASEAN, và lẫn với các cường quốc bên ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu. Vào những năm 1967, không ai nghĩ nhiều về các chuỗi cung ứng. Thương mại đã bị chi phối bởi các nguồn tài nguyên thiên nhiên (dầu khí, đồng và các mặt hàng khác), các sản phẩm hoàn chỉnh được tạo ra bởicủa các công ty tích hợp theo chiều dọc (bao gồm cả quần áo, đồ nội thất, thép và tuabin).

Cuộc cách mạng thần kỳ về chuỗi cung ứng đã mang đến lợi thế cạnh tranh khi hoạt động với quy mô lớn, vì mỗi bộ phận của một sản phẩm hay dịch vụ giờ đây có thể được sản xuất hoặc lắp ráp tại một địa điểm phù hợp nhất. Cuộc cách mạng này từng đã đem lại lợi ích to lớn cho Hoa Kỳ, trong làm giảm giá thành cho các sản phẩm như giày dép, máy tính, tivi, điện thoại thông minh và nhiều sản phẩm khác.

Thành công của ASEAN đã trở thành mô hình cho các khu vực đang gặp khó khăn trên thế giới học tập. Hoa Kỳ đã mệt mỏi với vai trò là “trọng tàicảnh sát của thế giới”, nhưng may mắn là nhu cầu của các quốc gia về vai trò này của Hoa Kỳ đã giảm đáng kể từ khi các nước láng giềng trở nên hòa thuận hơn. Một khu vực cũng thành công không kém nhờ học tập mô hình của ASEAN là Liên minh Thái Bình Dương (bao gồm các nước Chile, Peru, Colombia và Mexico).

Tuy vậy, các khối nước tại châu Phi có ít thành công hơn., các quốc gia Bắc Phi từ Ma-rốc đến Libya chỉ là liên minh trên mặt giấy tờ, thành công nhất có lẽ là Liên minh Maghreb Ả Rập. ASEAN có thể tự hào vì đã giúp tạo ralà mô hình cho sự thành công cho các khối khu vực thành công khác và là mục tiêu hướng đếnhình mẫu đáng học tập cho các khối khu vực ít thành công hơn.

Tại các cuộc họp thượng đỉnh ASEAN, nơi các nhà lãnh đạo ASEAN đối thoại với các cường quốc bên ngoài như Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và Hoa Kỳ, là cơ hội để cũng chính là nơi giúp các nhà lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ dễ dàng tổ chức các cuộc họp với các đối tác trong khu vực. Thời gian biểu của các bộ trưởng cấp cao là cực kỳ hạn hẹp, vì vậy thời gian việc các lãnh đạo về thương mại, tiểu bang, kho bạc và các cơ quan khác của Hoa Kỳ có thể gặp gỡ với tất cả các nhà lãnh đạo Đông Nam Á trong một tuần là vô cùngrất có giá trị.

Viễn cảnh Hhội nhập trong tương lai của khối ASEAN trong tương lai có thể là một yếu tốviễn cảnh hấp dẫn đối với các tổng thống Mỹ, khiến họ cân nhắc tương lai trong việc xem xét lại việc trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Ba thành viên ASEAN gồm Singapore, Malaysia và Việt Nam đã là thành viên của CPTPP. Trong 5 năm tới, CTTPP có thể sẽ kết nạp thêm Indonesia, Thái Lan, Philippines và một hoặc hai thành viên ASEAN khác.

Các vị tổng thống tương lai của Hoa Kỳ sẽ phải xem xét lại những tổn thất về chính trị và kinh tế do Trumpchính mình tạo ra khi tự rút khỏi một Hiệp định lớn như vậy. Khả năng mà Tư cách thành viên của Hoa Kỳ sẽ trở thành thành viên của CPTPP cũng sẽ gia tăng đáng kểnên có ý nghĩa hơn trong trường hợp Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết giữa Trung Quốc, Ấn Độ, tất cả các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.

Bằng cách mở rộng quan hệ thương mại giữa các nước thành viên, ASEAN đã nâng cao đáng kể chất lượngmức sống trên toàn khu vực Đông Nam Á. Hoa Kỳ từng trở nên thịnh vượng phát triển khi phần còn lại của thế giới phát triển. Sự mở rộng thương mại và đầu tư toàn cầu trong 70 năm qua của Hoa Kỳ đã có những đóng góp to lớn cho việc nâng cao phúc lợi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở châu Á.

Thật vậy, theo phân tích được thực hiện lần đầu tiên bởi Angus Maddison về tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài hạn, giai đoạn hậu Thế chiến II là giai đoạn phát triển tốt nhất trong lịch sử nhân loại. Là một phần của giai đoạn này, ASEAN cũng đã cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống sinh kế của hàng trăm triệu người.

Các nhà lãnh đạo ASEAN và các nhà quan sát nên nhìn xa hơn về những tổn thất bắt nguồn từ sự rút lui của chính quyền hiện tại của chính quyềnở Washington. Trong dài hạn, chúng ta hoàn toàn không thể nghi ngờ gì về tầm quan trọng của ASEAN không chỉ đối với các mục tiêu địa chính trị củaở Mỹ mà còn cho sự thịnh vượng của Hoa Kỳ thông qua việc hỗ trợ sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế.

Nguồn: East Asia Forum - NT

Từ khóa: Toàn cầu hóa, hội nhập, chủ nghĩa bảo hộ, ASEAN, hợp tác kinh tế, địa chính trị, thương mại

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400875
Go to top