Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích - Bình luậnASEAN có thể tiếp tục cải thiện an ninh mạng trong khu vực và trên thế giới?

ASEAN có thể tiếp tục cải thiện an ninh mạng trong khu vực và trên thế giới?

Asean0802

Sau khi Nhóm chuyên gia Chính phủ GGE 2016-2017 của Liên Hiệp Quốc không đạt được đồng thuận, các nhà hoạch định chính sách đang tìm cách nâng cao sự ổn định và an ninh mạng bằng các nỗ lực đa phương và hoạt động khác trong khu vực. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) thường được xem là nơi thực thi các quy tắc, các biện pháp xây dựng lòng tin (CBM) về không gian mạng và tương tự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Singapore, với cương vị chủ tịch ASEAN năm nay, quyết định ưu tiên giải quyết các vấn đề về không gian mạng trong nhiệm kỳ của mình. Làm thế nào để nước này đưa chương trình của họ tới thành công?

Một số quốc gia ASEAN đã ủng hộ tiến trình khu vực trong việc cải thiện sự ổn định không gian mạng quốc tế. Ví dụ, Malaysia và Indonesia tham dự vào các cuộc họp của GGE cùng với việc Malaysia thường là đồng chủ nhà các hội thảo của ARF tập trung vào các vấn đề CBM. Từ khi thành lập Cơ quan An ninh Mạng vào năm 2015, Singapore đã năng động hơn ở ASEAN, và đã đưa vào Chương trình Năng lực Không gian mạng ASEAN (ASEAN Cyber Capacity Program) để hỗ trợ xây dựng các quy tắc không gian mạng và CBM trong khu vực. Singapore cũng tổ chức hội nghị bộ trưởng ASEAN đầu tiên về an ninh mạng trong năm 2016 để tìm giải pháp làm tăng sự hợp tác và tiếp tục phát triển các quy tắc ở ASEAN.

Chiến lược Hợp tác An ninh mạng ASEAN 2017 sau đó đã được chấp thuận, tập trung vào những quy tắc và sự hợp tác cùng với xây dựng khung năng lực trong bối cảnh Singapore làm phó chủ tịch Hội đồng Hành động An ninh mạng ASEAN. Chiến lược này nhắm đến việc phối hợp các chính sách về không gian mạng trong nhiều diễn đàn ASEAN về các trụ cột chủ lực như chính trị, an ninh, kinh tế, và văn hóa xã hội. Tuy nhiên, những vấn đề chiến lược và hợp tác quốc tế sẽ được đánh giá qua Hội nghị Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông - không nhất thiết là nơi tốt nhất để đạt được tiến bộ về vấn đề chiến lược và an ninh, như việc phát triển các quy tắc.

Mặc dù vậy, có nhiều thách thức đặt ra cho các quốc gia thành viên ASEAN. Đầu tiên, sẽ dễ hơn cho các quốc gia đạt được các thỏa thuận song phương hoặc tương tự trong trường hợp cơ chế ARF, ASEAN hay GGE không đạt được sự đồng thuận, bằng chứng là đã có nhiều bản ghi nhớ (MOU) đã được ký trong thời gian gần đây. Tuyên bố chung Hoa Kỳ - Singpore khẳng định luật quốc tế áp dụng cho sự điều hành của nhà nước ở không gian ảo và cam kết hai bên tự nguyện thúc đẩy những quy tắc ứng xử có trách nhiệm với lĩnh vực này. Trong một hiệp định ba phương khác, Hòa Kỳ, Nhận Bản và Australia thỏa thuận hợp tác, nỗ lực cùng nhau trong các diễn đàn ARF và GEE. Xu hướng này có thể lan rộng sang các quốc gia khác trong khu vực.

Thứ hai, mặc dù các nhà hoạch định chính sách có hiểu biết tốt hơn về các vấn đề mạng so với trước đây, kiến thức của họ lại không đồng đều và đòi hỏi phải liên tục nâng cao nhận thức. Hơn nữa, mặc dù ngày càng có nhiều chuyên gia của các quốc gia tham gia thỏa luận nhưng nó lại càng làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán, gây ra khó khăn khi tìm kiếm sự đồng thuận.

Vấn đề thứ ba của các thành viên ASEAN là việc phối hợp hoạch định chính sách ở cấp độ quốc gia và kịp thời điều chỉnh những công nghệ phát triển nhanh trong các chính sách đó. Vấn đề này đặc biệt khó khăn đối với quốc gia như Cam-pu-chia, nơi mà an ninh mạng không được ưu tiên chú trọng. Thêm vào đó, thường có khoảng cách về trình độ phát triển và công nghệ giữa các nước thành viên ASEAN. Một số quốc gia tin rằng họ không có đủ năng lực để cam kết thực hiện những quy tắc và CBM; một số khác đã cam kết nhưng không chắc chắn về năng lực của mình. Sự không đồng đều trong năng lực cũng có thể ảnh hưởng đến sự đồng thuận cần thiết cho tiến trình tương lai, và ảnh hướng đến năng lực chung của ASEAN trong các cuộc thảo luận toàn cầu về các quy tắc không gian mạng.

Cần có một cuộc nghiên cứu học thuật hơn về chính sách để phân tích độc lập các vấn đề cụ thể có thể hỗ trợ việc xây dựng năng lực, đồng thời cung cấp các ý tưởng tiền năng thúc đẩy tiến bộ khu vực.

Thách thức thứ tư là đảm bảo nỗ lực chung của khu vực đóng góp vào nỗ lực toàn cầu mà không gây ra chia tách. Hàn Quốc và Thái Lan đã bắt đầu hỗ trợ hợp tác liên khu vực giữa Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) - tổ chức này đã có một loạt các thỏa thuận CBM về không gian ảo - và châu Á. Thái Lan cũng tích cực đóng góp vào quan hệ giữa EU và ASEAN, bao gồm các trao đổi trong lĩnh vực an ninh mạng. Các ví dụ khác về hợp tác bao gồm thúc đẩy kết nối giữa OSCE, ARF và Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, hoặc một nhóm EU - ASEAN có thể khám phá biện pháp kiểm soát xuất khẩu kép về phần mềm độc hại, một ưu tiên được xác định trong kế hoạch hành động 2018 - 2020 của họ.

Tuy nhiên, nhiều nỗ lực liên khu vực và song phương có thể bị kìm hãm bởi sự thiếu đồng bộ trong quản trị không gian mạng do các quốc gia ASEAN có những quan điểm khác nhau về ổn định nội bộ, kiểm soát nội dung và chủ quyền. Điều này có thể khiến cho các nước có cách giải thích khác nhau về các cam kết trong an ninh mạng. Vấn đề này ít có khả năng ảnh hưởng đến hợp tác nội khối ASEAN hoặc cam kết với các nước như Trung Quốc – quốc gia tiếp tục xúc tiến tư tưởng chủ quyền mạng. Thay vào đó, nó có thể cản trở nỗ lực với EU hoặc hợp tác song phương với các quốc gia như Australia. Hơn thế nữa, với việc Hoa Kỳ theo đuổi chính sách đối ngoại biệt lập hơn, Trung Quốc sẽ có thể rảnh tay hơn để gia tăng ảnh hưởng lên ASEAN.

Cuối cùng, một thách thức khác là mở rộng chia sẻ thông tin và trao đổi thực tế giữa các quan chức chính phủ ở khu vực ASEAN. Những sáng kiến về cơ chế đối phó khủng hoảng mạng nên được đưa ra thường xuyên hơn ở các sự kiện công nghệ ở ASEAN và ARF để thúc đẩy lòng tin và cải thiện hợp tác. Các hoạt động khác như hợp tác phòng vệ trên thực tiễn, và khóa tập huấn trực tuyến cho những nhà hoạch định chính sách do Singapore phát triển cùng với Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Giải trừ quân bị (Office for Disarmament Affairs) cũng có thể góp phần xây dựng năng lực trong khu vực và ra ngoài thế giới.

Rõ ràng, Singapore có những cam kết tham gia mạnh mẽ hơn vào việc phát triển và thi hành các quy tắc và CRM. Cuối năm 2017, Singapore trình bày cam kết ASEAN trước Liên hợp quốc và tiếp tục những nỗ lực của mình nhằm xây dựng năng lực của khu vực. Mặc dù ASEAN đã nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề về không gian mạng và Singapore với cương vị chủ tịch có tham vọng về một Thị trường số đơn nhất và Kết nối các Thành phố thông minh ở ASEAN, thì vẫn còn tồn tại những khó khăn trong việc cải thiện hợp tác ở một môi trường mạng còn nhiều vấn đề trong khu vực và thế giới.

Nguồn: CFR.org - KDu

Từ khóa: ASEAN, an ninh mạng, Singapore

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007410629
Go to top