Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnChiến lược tiếp thị hiệu quả tạo động lực phát triển cho ngành thực phẩm và đồ uống

Chiến lược tiếp thị hiệu quả tạo động lực phát triển cho ngành thực phẩm và đồ uống

Trong bối cảnh thị trường ngành thực phẩm và đồ uống thay đổi từng ngày, xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp…

Với mong muốn cung cấp cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống những thông tin hữu ích về chiến lược tiếp thị, quảng bá thương hiệu hàng hóa trong bối cảnh hội nhập và thực thi các FTA Việt Nam tham gia, Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) phối hợp cùng Hội Lương thực thực phẩm TPHCM (FFA) tổ chức Hội thảo “Chiến lược tiếp thị cho ngành thực phẩm và đồ uống - xu hướng và giải pháp trong bối cảnh mới” vào ngày 11 tháng 08 năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo có sự tham gia của các diễn giả, chuyên gia; cơ quan quản lý Nhà nước; các Hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và các cơ quan truyền thông báo đài trên địa bàn Thành phố.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Nguyễn Đặng Hiến - Phó Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. HCM (FFA) cho biết: Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông, thủy sản và thực phẩm chế biến lớn trên thế giới với nhiều mặt hàng tiêu biểu như gạo, chè, điều, cà phê, hồ tiêu, …và có nhiều lợi thế quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp chỉ mới chủ động nắm bắt các quy định về kỹ thuật, yêu cầu tiêu chuẩn cụ thể của các thị trường, cách tiếp cận về an toàn thực phẩm, …chứ chưa thực sự quan tâm trong việc xây dựng và triển khai chiến lược tiếp thị và quảng bá sản phẩm, tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp thâm nhập vào nhiều thị trường khác nhau.

ht1

Hình ảnh: Ông Nguyễn Đặng Hiến - Phó Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. HCM (FFA)

Chia sẻ tại Hội thảo Bà Emily Phương, Cố vấn kinh doanh tại Trung tâm Xúc tiến và Đào tạo năng lực phát triển thị trường quốc tế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Đại học Leipzig, Cộng hòa Liên bang Đức cho biết: Hiện nay có ba yếu tố nổi bật tác động đến ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) là môi trường; kinh tế, chính trị; công nghệ , mỗi một yếu tố tác động dẫn đến các xu hướng mới cả trong sản xuất lẫn tiêu dùng.

ht2

Hình ảnh: Bà Emily Phương, Cố vấn kinh doanh tại Trung tâm Xúc tiến và Đào tạo năng lực phát triển thị trường quốc tế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Đại học Leipzig, Cộng hòa Liên bang Đức

Tác động từ môi trường

Tình hình khí hậu khắc nghiệt, sản lượng nông sản của nhiều quốc gia bị sụt giảm nghiêm trọng trong khi nhu cầu lương thực của toàn cầu được dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến ngành F&B – ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nông sản.

Tác dộng từ kinh tế, chính trị

Những căng thẳng địa chính trị và chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra tác động không nhỏ đến nền kinh tế, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy. Kinh tế xanh, kinh tế bền vững không còn là một lựa chọn mà là “luật chơi mới” của kinh tế thế giới. Để thích ứng doanh nghiệp F&B liên tục được cập nhật và phát triển như sử dụng các nguồn nguyên liệu thuần chay, hữu cơ, canh tác theo phương pháp bền vững, tái sử dụng - tái chế chất thải hoặc sản phẩm dư thừa từ quá trình sản xuất…

Tác động từ công nghệ

Công nghệ 4.0 được ví như “làn gió mới” cho ngành F&B giúp sản xuất hiệu quả và đảm bảo an toàn thực phẩm hơn. Công nghệ đối với doanh nghiệp không chỉ chú trọng phát triển theo hướng số hóa mà còn ở khía cạnh phát triển bền vững. Công nghệ giúp đưa ra đánh giá việc sử dụng năng lượng, qua đó giảm thiểu tác động tới môi trường, cắt giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Các tiện ích như ứng dụng đặt hàng online, công nghệ thực tế ảo hay trí tuệ nhân tạo và cổng thanh toán online làm tăng trải nghiệm người dùng và thuận tiện trong giao dịch.

Tác động đến xu hướng hành vi tiêu dùng

Đại dịch Covid-19 và các tác động từ môi trường; kinh tế, chính trị; công nghệ đã làm thay đổi hành vi tiêu dùng trên toàn thế giới. Theo khảo sát của tạp chí VnEconomy, có tới 73% người Việt Nam có mức sử dụng tin nhắn, kinh doanh hội thoại để tiếp cận nhãn hàng, sản phẩm dịch vụ trên mạng cao nhất trong 7 nền kinh tế khu vực. Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc thực vật, thực phẩm lành mạnh vì sức khỏe và tiện lợi. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng đã chú ý hơn về vấn đề nguồn gốc rõ ràng của thực phẩm, tính tiện dụng của bao bì, giá trị xanh, bảo vệ môi trường và có trách nhiệm hơn với môi trường, xã hội.

Phát biểu tại Hội thảo Tiến sỹ Hoàng Văn Việt - Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh FARE, Trường đại học kinh tế TP. HCM cho biết: Có sáu khía cạnh quan trọng liên quan mật thiết với nhau tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng mà doanh nghiệp cần phải nắm để xây dựng chiến lược tiếp thị là địa lý, quốc gia, vũng lãnh thổ; nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn; phân loại kinh tế, văn hóa và xã hội; thu nhập, tài sản; mối quan hệ gia đình, bạn bè; các đặc tính và thói quen khác nhau. Trong từng giai động đoạn của vòng đời sản phẩm các khía cạnh trên có mức độ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng không tương đồng. Doanh nghiệp cần xem xét bao quát và kỹ lưỡng để xây dựng được chiến lược tiếp thị phù hợp.

ht3

Hình ảnh: Tiến sĩ Hoàng Văn Việt, Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh FARE – Trường Đại học Kinh tế TP. HCM

Tại buổi Hội thảo, Ông Việt chia sẻ thêm tổng quan về những việc cần làm khi lên chiến lượng tiếp thị:

Nghiên cứu thị trường: Thu thập, ghi chép, phân tích dữ liệu về các vấn đề liên quan đến việc tiếp thị cho sản phẩm và dịch vụ. Càng hiểu rõ về khách hàng tiềm năng doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội thành công. Nghiên cứu thị trường cho phép doanh nghiệp thu gọn tầm nhìn và nỗ lực một cách hiệu quả vào một lĩnh vực, phạm vi nhất định.

Xây dựng thương hiệu và hình ảnh: Xây dựng hình ảnh thương hiệu để ghi lại dấu ấn trong lòng khách hàng là nhiệm vụ quan trọng trong thời buổi công nghệ 4.0 cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Hình ảnh thương hiệu được đánh giá là hoàn thiện khi đạt được sự nhất quán trong các khía cạnh (slogan, bảng hiệu quảng cáo, logo, phong cách,…) và được khách hàng đón nhận khi ra mắt trên thị trường.

Tiếp thị kỹ thuật số, trực tuyến: quảng bá thông qua các kênh trực tuyến như công cụ tìm kiếm, website, mạng xã hội, email, hội thảo trực tuyến và ứng dụng di động. Tiếp thị kỹ thuật số đưa các chủ thể vào cùng một kênh, vì vậy những khách hàng tiềm năng có thể nhìn thấy sản phẩm của doanh nghiệp, tìm hiểu thêm về sản và đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về các sản phẩm.

Xúc tiến bán hàng, khuyến mãi: Dành cho trung gian bán hàng nhằm thúc đẩy việc mua hàng hóa. Xúc tiến bán hàng hướng tới những đơn vị trung gian phân phối nhằm đẩy được một lượng lớn hàng hóa ra thị trường hoặc hướng đến đối tượng người mua cuối cùng, kéo họ đến với các nhà phân phối để ra quyết định mua.

Quảng cáo và truyền thông: Bao gồm quảng cáo, vật dụng trưng bày tại điểm bán hàng, thúc đẩy bán hàng, gặp mặt trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng như bán trực tiếp hoặc trung tâm dịch vụ điện thoại.

Quan hệ công chúng: Hình ảnh công chúng chiếm đến 63% giá trị của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào các chiến lược quan hệ công chúng để duy trì hình ảnh của mình.

Nhượng quyền: Phổ biến nhất là nhượng quyền toàn bộ mô hình kinh doanh và nhượng quyền sản phẩm trên cơ sở nhượng quyền phải sinh lời và điều kiện bên được nhượng phải đồng ý các thỏa thuận của bên nhượng lại thương hiệu và nhằm mục đích mang lại lợi ích cho cả 2 bên.

Tùy thuộc và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp áp dụng tổng quan các hoạt động tiếp thị để xây dựng chiến lược phù hợp với bản thân doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Đối với doanh nghiệp hướng tới thị trường xuất khẩu Ông Việt chia sẻ các bước để xuất khẩu thành công:

1.Bây giờ là thời điểm thích hợp để xuất khẩu? Xác định xem doanh nghiệp có khả năng xử lý với nhu cầu xuất khẩu.

2.Nghiên cứu khảo sát thị trường: Duy trì sự tập trung là chìa khóa để xuất khẩu thành công. Hai hoặc ba thị trường là đủ để bắt đầu đi đúng hướng.

3.Tạo ra cơ hội: Phân tích những gì doanh nghiệp có thể làm để cải thiện khả năng hiển thị và tạo lộ trình bền vững cho thị trường

4.Thực tiễn xuất khẩu: Việc tuân thủ các quy định và thủ tục giấy tờ có thể gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu mới nhưng không nhất thiết phải là rào cản cản.

5. Tăng trưởng xuất khẩu khẩu: Thực hiện các bước cần để tăng cơ hội kinh doanh lặp lại lại,và gia tăng danh tiếng và khác hàng mới trên trường quốc tế tế.

ht4

Hình ảnh: Quang cảnh buổi hội thảo

Trong phiên thảo luận, các đại biểu tham dự có cơ hội bày tỏ những vấn đề đang quan tâm, trao đổi những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại và kiến nghị giải pháp liên quan trong quá trình tìm kiếm và xây dựng thị trường kinh doanh F&B trong nước và quốc tế. Ngoài ra, rất nhiều tình huống thực tế liên quan tới quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cũng được các chuyên gia đề cập. Theo đó, với sự tham gia chia sẻ, hướng dẫn trực tiếp từ các chuyên gia, hội thảo được đánh giá cao bởi những thông tin hữu ích và thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức nhiều chương trình thiết thực và hữu ích hơn đến các cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội doanh nghiệp và Hội ngành hàng.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: tiếp thị, xuất khẩu, tiêu dùng xanh, thực phẩm, đồ uống

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404619
Go to top