Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnCập nhật quy tắc xuất xứ mới trong các FTA

Cập nhật quy tắc xuất xứ mới trong các FTA

Theo xu hướng tự do hóa thương mại, bên cạnh những cơ hội tiềm năng đạt được từ các hiệp định thương mại tự do, doanh nghiệp cần phải cập nhật và hiểu rõ những quy định mới về xuất xứ hàng hóa để tận dụng tốt cơ hội xuất nhập khẩu sang các nước đối tác.

Với mục tiêu cung cấp những thông tin hữu ích cho cán bộ, công chức, doanh nghiệp xuất nhập khẩu về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel (VIFTA), các quy định mới liên quan chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các FTA, Trung tâm Hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) tổ chức Hội nghị tập huấn “Cập nhật quy định mới về xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định thương mại tự do” vào ngày 9 tháng 8 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hội nghị tập huấn đã thu hút hơn 250 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. HCM cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố.

FTA Việt Nam- Israel (VIFTA) đã chính thức được ký kết vào ngày 25/7/2023, mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào khu vực Tây Nam Á chưa cao, việc ký kết FTA với Israel sẽ giúp hàng hóa Việt Nam hiện diện rõ nét hơn ở khu vực này. Bên cạnh đó, hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ VIFTA cũng phải đáp ứng các điều kiện về quy tắc xuất xứ hàng hóa cũng như yêu cầu về trình tự, thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu vào thị trường Israel. Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Quy tắc xuất xứ trong VIFTA được quy định tại Chương 3 và 4 Phụ lục kèm theo. Một số mặt hàng trong hiệp định bắt buộc phải có xuất xứ thuần túy, tập trung vào nhóm hàng nông sản. Ngoài ra, hiệp định cũng cho phép một số mặt hàng không cần phải có xuất xứ thuần túy vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan tại nước đối tác, nghĩa là tất cả các thành phần, yếu tố nguyên liệu tạo ra sản phẩm đều phải có xuất xứ nhưng không bắt buộc phải thuần túy. Cơ sở để tính hàm lượng xuất xứ vẫn dựa trên giá xuất xưởng tương tự như trong EVFTA. Tuy nhiên, hàm lượng này trong VIFTA chỉ từ 40- 60% giá xuất xưởng. Bên cạnh đó, VIFTA cũng có quy định về hàng hóa được phép chia nhỏ tại nước thứ ba, phần lô hàng chia nhỏ xuất khẩu sang Israel vẫn được xem là có xuất xứ với điều kiện phải có giám sát của hải quan tại nước chia nhỏ lô hàng và có chứng từ thể hiện đầy đủ hoạt động chia nhỏ này.

12 tin 11.08

Hình ảnh: Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

VIFTA cho phép cộng gộp song phương nghĩa là nguyên liệu từ Israel hay từ Việt Nam sẽ được cộng gộp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng tại nước đối tác. Tuy nhiên, hiện nay, VIFTA vẫn chưa có các quy định liên quan đến “nguyên tắc cộng gộp khác”. Nguyên tắc cộng gộp khác sẽ được cả hai nước rà soát lại sau khi hiệp định đi vào thực thi. Nếu hàng hóa đã được xác định là có xuấ xứ VIFTA thì cơ chế chứng nhận sẽ bao gồm: (i) chứng nhận xuất xứ bởi tổ chức cấp và (ii) tự chứng nhận xuất xứ bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện hoặc nhà xuất khẩu bất kì. Cụ thể, đối với hàng hóa trị giá từ nhỏ hơn 1,000 USD trở xuống, doanh nghiệp sẽ tự chứng nhận xuất xứ, không yêu cầu doanh nghiệp tự chứng nhận có đủ điều kiện hay có văn bản chấp nhận mẫu C/O của Bộ Công Thương. Ngược lại, đối với lô hàng có trị giá lớn hơn 1,000 USD, C/O sẽ do các cơ quan liên quan cấp theo quy định. Trong tương lai, hiệp định VIFTA sẽ truyền dữ liệu điện tử và áp dụng mẫu C/O điện tử khi phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các bên, song hiệp định lại không có cam kết lộ trình thực thi bắt buộc cho vấn đề này. Căn cứ theo cơ chế chứng nhận xuất xứ thì trong VIFTA có cơ chế xác minh xuất xứ trong trường hợp cơ quan hải quan Israel có nghi ngờ đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Việt Nam gửi sang. Thời gian xác minh xuất xứ quy định là 10 tháng, tương tự một số FTA Việt Nam đã tham gia.

VIFTA cũng có quy định về bộ hàng hóa, trong đó 15% trị giá xuất xưởng của bộ hàng hóa được phép không có xuất xứ. Quy định về cấp hồi tố trong VIFTA là 3 ngày (trừ thứ sáu, thứ bảy là ngày nghỉ của Israel) khác so với quy định cấp sau trong EVFTA là 1 ngày sau ngày xuất khẩu. Thời gian lưu trữ chứng từ xuất nhập khẩu của hiệp định là 5 năm, đây là một trong những vấn đề liên quan đến việc xác minh xuất xứ, là trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp hai nước. Hạn mức linh hoạt đối với nguyên liệu không có xuất xứ là 10% giá xuất xưởng đối với phần lớn các mã HS. Riêng đối với hàng hóa có mã HS 15- 24 (thuộc nhóm hàng nông nghiệp chế biến) và hàng dệt may HS 50- 63 là 10% trên trọng lượng sản phẩm. Nhập khẩu từng phần hàng hóa vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan trong điều kiện hàng hóa đó nằm trong Quy tắc chung (2a) của Hệ thống hài hòa của hải quan thế giới.

13 tin 11.08

Hình ảnh: Bà Trần Xuân Thảo, Phó Trưởng phòng QLXNKKV TPHCM, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Chia sẻ thêm tại hội nghị, bà Trần Xuân Thảo, Phó Trưởng phòng QLXNKKV TPHCM, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Hệ thống Trao đổi Dữ liệu Xuất xứ Điện tử (EODES) nhằm tạo thuận lợi trong thực thi hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc (VKFTA) và hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa các nước thành viên ASEAN và Hàn Quốc (AKFTA) đã được kết nối kỹ thuật kể từ ngày 1/7/2023. Hệ thống EODES giúp truyền và nhận dữ liệu C/O mẫu AK và VK/KV điện tử để thông quan hàng hóa và cho hưởng ưu đãi thuế quan. Bên cạnh đó, bản giấy các mẫu C/O này vẫn được gửi cho nhà nhập khẩu tại nước nhập khẩu để phục vụ cho mục đích lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp C/O và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa sau này.

Hệ thống trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử giúp đẩy nhanh quy trình, thủ tục cấp C/O tại nước xuất khẩu và giảm áp lực đáng kể về thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Phương thức truyền dữ liệu, cách thức triển khai trong VKFTA và AKFTA như sau: doanh nghiệp truy cập vào hệ thống eCoSys (http://ecosys.gov.vn) kê khai điện tử, cơ quan hải quan sẽ cấp phép điện tử cho C/O và dữ liệu sẽ được gửi thẳng sang hệ thống của Hàn Quốc, eCoSys nhận phản hồi từ phía Hàn Quốc là hàng hóa xuất khẩu có được hưởng ưu đãi hay không. Hệ thống này là một trong những tiền đề để Việt Nam và Hàn Quốc dần chuyển sang cấp C/O điện tử sau này trong khuôn khổ các FTA mà hai nước là thành viên. Đồng thời cũng thúc đẩy phát triển hơn nữa hoạt động thương mại, đầu tư và sản xuất giữa doanh nghiệp hai nước.

14 tin 11.08

Hình ảnh: Quang cảnh Hội nghị tập huấn

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia giải đáp những câu hỏi về quy tắc xuất xứ trong VIFTA và phương thức cấp C/O điện tử VKFTA và AKFTA. Ngoài ra, chuyên gia cũng cung cấp những thông tin khác cho doanh nghiệp về Thông tư số 36/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), cũng như việc sửa đổi Nghị định 31/2018/NĐ-CP cùng một số dự thảo văn bản về Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) trong EUR.1 và VIFTA, C/O mẫu EAV, C/O mẫu AANZ sẽ được ban hành trong thời gian tới. Các hiệp hội doanh nghiệp, hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có những chia sẻ những tình huống thực tế gặp phải khi xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường quốc tế. Theo đó, các đại biểu tham dự đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Hội nghị tập huấn mang lại.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức nhiều chương trình thiết thực và hữu ích hơn đến cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, các Hiệp hội doanh nghiệp và Hội ngành hàng.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: hiệp định VIFTA, mẫu C/O, hệ thống trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử (EODES)

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404895
Go to top