Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Giải pháp xanh hóa ngành dệt may

Chuyển đổi xanh ngành dệt may đã trở thành xu thế phát triển trên thế giới hiện nay. Những quy định mới tại các thị trường nhập khẩu buộc doanh nghiệp phải có chiến lược thay đổi phù hợp hướng tới sản xuất xanh, xuất khẩu bền vững.

Với mong muốn giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn xu hướng chuyển đổi xanh trong ngành dệt may, thảo luận các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng xu hướng mới, hướng tới xuất khẩu bền vững, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hội Dệt May - Thêu Đan Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp dệt may chuyển đổi xanh” vào ngày 27 tháng 7 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo đã thu hút gần 100 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp dệt may, thêu đan trên địa bàn TP. HCM cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) cho biết: Các nước trên thế giới ngày càng thể hiện quyết tâm trong quá trình chuyển đổi xanh và phục hồi xanh các ngành và lĩnh vực sản xuất. Nhiều khu vực và quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v đã ban hành những quy định mới đối với hàng hóa nhập khẩu, yêu cầu hàng hóa sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu về môi trường và phát triển bền vững. Điển hình, giữa tháng 5/2023, Ủy ban châu Âu đã ban hành Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), đặt doanh nghiệp nhiều nước trước thách thức cần phải nhanh chóng thích ứng để không bị mất lợi thế cạnh tranh. CBAM yêu cầu các nhà nhập khẩu vào EU phải báo cáo lượng phát thải carbon đối với hàng hóa vượt các tiêu chuẩn được quy định.

3

Hình ảnh: Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS)

Đồng quan điểm, Bà Đinh Thị Bảo Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương cho biết ngành may mặc và da giày là những mặt hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động, quỹ đất và tài nguyên. Các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn mà EU cho phép, đồng nghĩa doanh nghiệp buộc phải mua “chứng chỉ khí thải” bổ sung theo mức giá carbon hiện hành tại EU. Trước đó, từ năm 2017, OECD đã công bố “Hướng dẫn thẩm định đối với chuỗi cung ứng có trách nhiệm trong lĩnh vực may mặc và giày dép”. Nhìn chung, xu hướng xanh hóa được cụ thể thông qua đo lường một số tiêu chí như: (i) hiệu quả năng lượng, (ii) tiết kiệm nước, (iii) sử dụng năng lượng tái tạo và (iv) xử lý chất thải và bao bì.

Bên cạnh đó, xu hướng chuyển đổi xanh cũng tác động đến hoạt động dịch chuyển chuỗi cung ứng hàng dệt may. Theo đó, có ba phương thức dịch chuyển hoạt động sản xuất như nearshoring, reshoring và địa phương hóa sản xuất. Cụ thể, nearshoring là dịch chuyển các cơ sở sản xuất về gần thị trường đến hoặc tìm nguồn cung ứng từ các khu vực lân cận, nhờ đó giảm thời gian giao hàng, chi phí vận chuyển và tăng tính linh hoạt trong đáp ứng nhu cầu thị trường. Phương thức reshoring lại đưa sản xuất trở lại thị trường nội địa, hỗ trợ kinh tế nội địa, tạo việc làm và phát triển các ngành công nghiệp địa phương. Cuối cùng, phương thức bản địa hóa/địa phương hóa sản xuất lại nhấn mạnh sự hợp tác và quan hệ đối tác trong một khu vực cụ thể bằng cách hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp địa phương, các doanh nghiệp có thể thiết lập chuỗi cung ứng linh hoạt và hiệu quả.

4

Hình ảnh: Bà Đinh Thị Bảo Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương

Để đạt mục tiêu xanh hóa, phù hợp xu hướng của thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp cần phát triển đầu tư các dự án sản xuất nguyên liệu tổng hợp dẫn xuất từ dầu mỏ; sản xuất xơ sợi chức năng, xơ sợi nguyên liệu mới, thân thiện môi trường; khuyến khích nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao, công nghệ sạch trong ngành dệt may, da giày để giảm tiêu hao năng lượng, giảm lượng nước xả thải và khí nhà kính; tăng cường tái chế, tái sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, chất thải sản phẩm; tập trung ưu tiên vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa và thân thiện với môi trường.

Chính phủ Việt Nam cũng ban hành “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Chiến lược đề ra mục tiêu: “Đến năm 2035, ngành Dệt may và Da giày Việt Nam phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH); hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước; tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển được một số thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới.”

Việc áp dụng KTTH vào hoạt động sản xuất dệt may cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất và giảm tác động môi trường hiện nay. Thứ nhất, KTTH giúp giảm chất thải, các doanh nghiệp cần thiết kế các sản phẩm độ bền cao, có thể sửa chữa và tái chế nhằm giảm thiểu sử dụng tài nguyên nguyên sinh và tối đa hóa giá trị thu được từ vật liệu. Thứ hai, các chương trình thu hồi hàng dệt may đã qua sử dụng cần được triển khai rộng rãi hơn, cho phép khách hàng trả lại quần áo cũ, sau đó tái sử dụng hoặc tái chế thành các sản phẩm mới. Cuối cùng, thiết kế các sản phẩm có tính đến thời hạn sử dụng cuối cùng là một khía cạnh quan trọng của nền KTTH. Doanh nghiệp sử dụng mô- đun thiết kế hoặc kết hợp thành phần dễ tách rời để tạo thuận lợi cho việc tái chế và tái sử dụng các sản phẩm vào cuối vòng đời sản phẩm.

Về vấn đề ứng dụng mô hình KTTH, TS. Trương Thị Ái Nhi, Chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED) cũng chia sẻ ngành dệt may toàn cầu là một trong những ngành gây ô nhiễm lớn nhất thế giới. Nền KTTH cho ngành dệt may gắn liền với phục hồi và tái tạo sản phẩm nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, xã hội và môi trường dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: (i) các mô hình kinh doanh mới kéo dài thời gian quần áo được sử dụng; (ii) đầu vào vật liệu an toàn và tái tạo; (iii) giải pháp biến quần áo cũ thành mới (Ellen MacArthur Foundation, 2023). Năm 2022, Textile Exchange cũng đưa ra 6 tiêu chí đánh giá thực hành tuần hoàn vật liệu trong ngành dệt may toàn cầu, xem xét các yếu tố như vật liệu ưu tiên; các vật liệu tái chế; phát thải khí nhà kính; sử dụng đất; nguồn gốc sản phẩm và các mô hình kinh doanh tuần hoàn đã áp dụng. Đây là bộ tiêu chí và chỉ dẫn mà doanh nghiệp có thể tham khảo để phân tích tuần hoàn vật liệu của mình.

5

Hình ảnh: TS. Trương Thị Ái Nhi, Chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED)

Các FTA Việt Nam đã và đang tham gia cũng đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế và lĩnh vực xuất khẩu. Qua đó, Việt Nam cũng xây dựng hành lang xanh với các đối tác lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… Ngoài ra, chính phủ cũng thúc đẩy việc áp dụng KTTH vào các lĩnh vực công nghiệp, điển hình như Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020; Đề án Phát triển KTTH ở Việt Nam; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch phát triển KTTH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến 2030; Quyết định 01/2022 về Ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Việt Nam cũng đã xây dựng được 750 tiêu chuẩn hướng tới thúc đẩy tăng trưởng xanh, bao gồm tiêu chuẩn về chất lượng môi trường, chất lượng không khí, chất lượng nước, quản lý chất thải; tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ ISO 11041. Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam nhận được 76/96 tiêu chí đánh giá do các nước như Mỹ, EU, Hàn Quốc và một số nước khác nhận xét.

Bên cạnh những cơ hội, việc áp dụng KTTH vào ngành dệt may cũng mang lại những thách thức nhất định. Tuy vậy, doanh nghiệp cần phải tự chủ nguồn cung vật liệu từ vùng trồng nguyên liệu nội địa và đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào; tối ưu hóa đầu vào trong ngành dệt may thông qua thiết kế, phát triển và sử dụng nguyên nhiên liệu, nguyên vật liệu tái tạo, tái sinh; thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường và đẩy mạnh mạng lưới liên kết bền vững giữa các doanh nghiệp dệt may trong cụm công nghiệp và các bên liên quan theo chuỗi giá trị và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thúc đẩy triển khai mô hình KTTH cho ngành.

6

Hình ảnh: Quang cảnh Hội thảo

Trong phiên thảo luận, chuyên gia giải đáp những câu hỏi về phương thức xanh hóa và áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may, da giày. Các hiệp hội doanh nghiệp, hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có những chia sẻ những tình huống thực tế gặp phải trước những thay đổi nếu muốn xuất khẩu sản phẩm dệt may theo các quy định ngày càng khắt khe hơn của thị trường quốc tế. Theo đó, các đại biểu tham dự cũng đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Hội thảo mang lại.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, ngành dệt may

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403270
Go to top