Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnChứng nhận xuất xứ hàng hóa giúp tận dụng các ưu đãi FTA trong xuất nhập khẩu

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa giúp tận dụng các ưu đãi FTA trong xuất nhập khẩu

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, việc tận dụng tốt các ưu đãi FTA là lợi thế lớn để doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong đó, cơ sở áp dụng các ưu đãi FTA là chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Nhằm mục đích giúp doanh nghiệp hiểu và vận dụng hiệu quả những điểm mới trong Thông tư 33/2023/TT-BTC, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (Trung tâm Hội nhập quốc tế) tổ chức khóa tập huấn “Giới thiệu Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các nội dung cần lưu ý” vào ngày 12 tháng 07 năm 2023 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Khóa tập huấn đã thu hút gần 50 học viên tham dự trực tiếp đến từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cán bộ công chức các Sở ngành trên địa bàn thành phố.

Phát biểu chào mừng Khóa tập huấn, Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) cho biết: Việt Nam tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong đó có những vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa và đặc biệt là tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Việc nắm rõ những thông tin kiến thức về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ giúp tận dụng tốt các FTA.

11

Hình ảnh: Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) phát biểu chào mừng Buổi tập huấn

Chia sẻ tại Khóa tập huấn, Ông Đặng Thái Thiện – Phó Trưởng phòng Giám sát Quản lý về Hải quan, Cục Hải quan TP.HCM cho biết Việt Nam hiện nay đang thực hiện 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) và sẽ còn tăng lên trong tương lai. Hàng hóa từ các nước khi vào thị trường Việt Nam đều được hưởng các ưu đãi thuế quan nhờ FTA. Tuy nhiên, chỉ có 31% doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay tận dụng được ưu đãi thuế thông qua các FTA này. Mục tiêu của các FTA nhằm hướng tới các khu vực mậu dịch tự do mà trong đó hàng hóa xuất nhập khẩu vào thị trường thuận lợi hơn thông qua lộ trình từng bước xóa bỏ thuế quan nếu đáp ứng các điều kiện về quy tắc xuất xứ hàng hóa của nước sở tại. Khi ký kết một FTA các nước phải đàm phán để xây dựng quy tắc xuất xứ ưu đãi và quy tắc xuất xứ cũng là màu sắc riêng của FTA đó. Chỉ các hàng hóa thỏa quy tắc xuất xứ mới được hưởng ưu đãi thuế quan.

Song song với xu hướng FTA là tình trạng phòng vệ thương mại ngày càng chặt chẽ. Các quốc gia sử dụng phòng vệ thương mại khi một hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào trong nước quá mức cần thiết gây thiệt hại nặng nề và ảnh hưởng tới ngành hàng trong nước. Biện pháp phòng vệ thương mại phổ biến hiện nay là thuế nhập khẩu bổ sung hay thuế phòng vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Xử lý phòng vệ thương mại cũng dựa trên cơ sở quy tắc xuất xứ. Mỗi quốc gia thành viên xem xét đánh giá và tự đặt ra quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi làm cơ sở áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Do đó, nếu doanh nghiệp xuất nhập khẩu không nắm vững quy tắc xuất xứ ngoài việc không tận dụng được các ưu đãi thuế còn có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hay xấu hơn là bị áp lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại. Vì vậy, nắm vững các quy tắc xuất xứ để hưởng được các ưu đãi thuế quan và tránh tình trạng bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các thông tư. Trong đó, quy định mới nhất của Việt Nam về xuất xứ hàng hóa là Thông tư 33/2023/TT-BTC ngày 31/05/2023 của Bộ Tài Chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

12

Hình ảnh: Ông Đặng Thái Thiện – Phó Trưởng phòng Giám sát Quản lý về Hải quan, Cục Hải quan TP.HCM

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/07/2023 gồm một số nội dung mới và những điểm cần chú ý:

Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ (Điều 3)

Đây là điểm mới của Thông tư 33 so với các thông tư đã ban hành. Theo đó, từ thời điểm Thông tư 33 có hiệu lực trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ, gồm: 01 đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ; 01 bảng kê khai chi phí sản xuất và bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước (nếu nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác); 01 bản quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có); 01 bản catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa. Ngoài ra, trong trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ nghi ngờ về tính chính xác của các chứng từ và hồ sơ đề nghị xác nhận xuất xứ hoặc chưa đủ cơ sở để xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan có thể tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất của người sản xuất của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo quy định.

Khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu (Điều 5,6,7,8,9)

Khi kê khai xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan điện tử doanh nghiệp cần chú ý kê khai đúng tại ô “mô tả hàng hóa” theo từng trường hợp:

  • "mô tả hàng hóa#&VN" đối với hàng hóa đáp ứng xuất xứ Việt Nam
  • "mô tả hàng hóa#&(mã nước xuất xứ)" đối với hàng hóa có xuất xứ từ nước khác
  • "mô tả hàng hóa#&KXĐ" đối với hàng hóa không đáp ứng trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ các nước khác nhau, không xác định được xuất xứ hoặc chỉ thực hiện một số công đoạn gia công lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam

Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với các mục đích ( để hưởng thuế xuất ưu đãi đặc biệt, chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước hoặc nhóm nước không bị cấm vận, xác định hàng hóa không có xuất xứ có nguy hại đến an toàn xã hội,…).

Trong trường hợp hàng hóa được miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì doanh nghiệp khai hải quan khai tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy.

Nếu Hiệp định thương mại tự do không quy định số tham chiếu và/hoặc không có mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: khai tên chứng từ, số chứng từ, ngày cấp và tên tổ chức hoặc tên nhà xuất khẩu cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa kèm tên Hiệp định thương mại tự do áp dụng.

Trong phiên thảo luận, Ông Đặng Thái Thiện giải đáp những câu hỏi về xuất xứ hàng hóa cũng như một số lỗi trong chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Các học viên cũng có những chia sẻ những tình huống thực tế gặp phải trong chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Theo đó, các đơn vị tham dự cũng đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Khóa tập huấn mang lại.

13

Hình ảnh: Quang cảnh Buổi tập huấn

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân, trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức nhiều chương trình thiết thực và hữu ích hơn đến cá nhân, doanh nghiệp, cán bộ công chức các sở ngành.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Thông tư 33/2023/TT-BTC

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403673
Go to top