Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnHội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2023, chủ đề “Bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập” trên địa bàn Quận 4.

Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2023, chủ đề “Bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập” trên địa bàn Quận 4.

Với mục tiêu cập nhật kiến thức cho các cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp trên địa bàn Quận 4 về sở hữu trí tuệ và các yêu cầu bảo hộ thương hiệu trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) phối hợp cùng Phòng Kinh tế, Ủy ban nhân dân Quận 4 tổ chức Hội nghị tập huấn “Bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập” vào ngày 27 tháng 06 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Với vai trò là báo cáo viên tại Hội nghị, Ông Chu Bá Long - Giám đốc Công ty Tư vấn Khoa học Công nghệ An Phát giới thiệu tới đại biểu các khái niệm thuộc về sở hữu trí tuệ (SHTT), các đối tượng của SHTT; các thủ tục để xác lập quyền SHTT và xử lý tranh chấp SHTT.

Ông Long cho biết, SHTT là điều mà rất nhiều các cá nhân và doanh nghiệp đều quan tâm. Theo đó, quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) và quyền đối với giống cây trồng. Quyền tác giả là tất cả những sản phẩm do cá nhân hay tổ chức sáng tạo ra hay sở hữu, bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hành, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Quyền SHCN là một khái niệm chung, bao gồm các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn điạ lý. Quyền đối với giống cây trồng bao gồm vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch. Đa số quyền SHTT thường liên quan tới quyền tác giả và quyền SHCN.

Ông Long cho biết thêm: người sở hữu tài sản là người quyết định tài sản có thể được chuyển giao, mua bán hay thừa kế. Tài sản của doanh nghiệp chia làm hai loại: tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản hữu hình có thể kể đến như nhà cửa, đất đai, các phương tiện sản xuất, đi lại, … Tài sản vô hình của doanh nghiệp sẽ hình thành trong quá trình phát triển của doanh nghiệp như bí quyết, danh tiếng, thương hiệu, uy tín, dữ liệu khách hàng, quy trình kinh doanh, các mối quan hệ, … Đối với các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất sẽ thường xuyên ra các sản phẩm mới thì tài sản chính là các sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp. Đối với doanh nghiệp kinh doanh, thương mại, tài sản sẽ tập trung vào logo thương hiệu, và tranh chấp về logo thương hiệu là tranh chấp nhiều nhất trong các tranh chấp tài sản của SHTT.

Tại sao cần đăng ký bảo hộ? Khi một cá nhân hay doanh nghiệp nghiên cứu ra một sản phẩm mới cần đầu tư rất nhiều thời gian, nhân lực, tài chính,…tôn trọng quyền SHTT chính là bảo vệ, tránh xâm phạm bất hợp pháp, cạnh tranh không lành mạnh, do đó chúng ta cần phải đăng ký bảo hộ. Như vậy, bảo hộ quyền SHTT là nhu cầu chính đáng và có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với chủ thể nắm quyền sở hữu, chủ thể sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, mà còn liên quan tới sự phát triển của các quốc gia. Bảo hộ quyền SHTT khuyến khích sự sáng tạo, thúc đẩy kinh doanh, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo uy tín cho doanh nghiệp và mang lại lợi ích cho quốc gia.

Theo Ông Long, có 3 loại hình tranh chấp SHTT chính là tranh chấp giữa cá nhân với các cá nhân; giữa cá nhân với các tổ chức và giữa tổ chức với các tổ chức. Các tranh chấp quyền SHTT thường diễn ra nhất là tranh chấp về quyền sở hữu; quyền sử dụng; quyền thừa kế; quyền đăng ký/ưu tiên; tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc tranh chấp về hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ được Luật SHTT bảo hộ trước các tranh chấp bằng các biệp pháp dân sự, hình sự và hành chính cụ thể được nêu trong Luật. Thực thi các biện pháp hành chính là biện pháp hiện đang được áp dụng phổ biến nhất tại Việt Nam vì lý do ít tốn kém, nhanh và được đánh giá có hiệu quả hơn so với các biện pháp khác. Điều này giúp doanh nghiệp không chỉ bảo vệ được quyền lợi của mình, mà còn giúp cho khách hàng biết tới doanh nghiệp nhiều hơn và đặt niềm tin vào sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tận dụng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quyền SHTT để qua đó đẩy mạnh việc xây dựng uy tín, thương hiệu đến với người tiêu dùng thông qua các yêu cầu bảo hộ như: quyền tác giả, sáng chế/GPHI, kiểu dáng công nghiệp, mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.

4

Ông Chu Bá Long, Giám đốc Công ty Tư vấn Khoa học Công nghệ An Phát đang báo cáo tại hội nghị

Cũng tại Hội nghị, ông hướng dẫn các doanh nghiệp cách thực hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh; cách thức và địa điểm nộp hồ sơ thích hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Các thủ tục xác lập quyền được ông Long chia sẻ tới đại biểu bao gồm: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Sáng chế/GPHI/Nhãn hiệu/ Kiểu dáng công nghiệp/IC/CDĐL), bảo hộ quyền tác giả và bảo hộ giống cây trồng. Việc thực hiện các thủ tục xác lập quyền này sẽ bảo vệ được các đối tượng sở hữu trí tuệ theo Luật đã ban hành. Ông lưu ý doanh nghiệp cần nắm rõ những hồ sơ đăng ký phù hợp với yêu cầu của từng loại thủ tục xác lập quyền và nơi nộp hồ sơ thích hợp để tránh việc thiếu sót hồ sơ và hồ sơ không đáp ứng yêu cầu.

2

Một số doanh nghiệp chụp ảnh cùng chuyên gia tại hội nghị

Trong phiên thảo luận, Ông Chu Bá Long cũng đã giải đáp một số câu hỏi về những vướng mắc doanh nghiệp gặp phải liên quan tới quyền SHTT, cũng như chia sẻ những tình huống thực tế khi doanh nghiệp áp dụng Luật SHTT. Theo đó, doanh nghiệp tham dự đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà hội nghị mang lại.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp; trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình hữu ích phục vụ cho cán bộ công chức viên chức và doanh nghiệp./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: CIIS; hội nghị; hội nhập quốc tế; sở hữu trí tuệ; sở hữu công nghiệp; bảo hộ; thương hiệu; Quận 4.

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403571
Go to top