Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnPhòng tránh rủi ro trong thanh toán xuyên biên giới

Phòng tránh rủi ro trong thanh toán xuyên biên giới

hinh 3

Thanh toán xuyên biên giới cho phép doanh nghiệp tận dụng cơ hội ở các thị trường khác nhau tốt hơn, giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh; song cũng mang lại những rủi ro nhất định khi giao thương với bạn hàng

Với mong muốn giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiểu rõ các kiến thức về thanh toán quốc tế, nâng cao kỹ năng sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế và phòng tránh các rủi ro trong quá trình giao thương với doanh nghiệp nước ngoài, Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM tổ chức Khóa tập huấn “Thanh toán quốc tế và phòng tránh rủi ro trong giao dịch quốc tế” vào ngày 07 tháng 06 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo đã thu hút gần 150 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ các Hiệp hội doanh nghiệp, Hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cán bộ công chức các Sở ngành cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố.

Phát biểu chào mừng Khóa tập huấn, Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) cho biết: Sau nhiều năm mở cửa và hội nhập kinh tế, hiện nay, Việt Nam đã tham gia 15 hiệp định thương mại tự do và có quan hệ kinh tế với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc giao thương ngày càng gia tăng cũng gắn liền với những thách thức và rủi ro mới liên quan đến hoạt động thanh toán trong thương mại quốc tế. Việc nắm rõ những kiến thức về thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động giao thương là rất cần thiết.

hinh 1

Hình ảnh: Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS)

Chia sẻ tại Khóa tập huấn, Tiến sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Tổ trưởng chuyên môn Kinh doanh quốc tế Trường Đại học Ngoại thương TPHCM cho biết trong thanh toán quốc tế, công cụ thanh toán phổ biến là hối phiếu, đây là giấy tờ có giá dô Người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng (theo luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 của Việt Nam có hiệu lực từ 1/7/2006). Nghiệp vụ về thanh toán quốc tế thường được thực hiện chủ yếu bởi các ngân hàng và gồm các điều kiện như: về tiền tệ, địa điểm, phương thức thanh toán, điều kiện thời gian.

Có bốn phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay:

Phương thức chuyển tiền (remittance/ transfer) là phương thức gây ra không ít rủi ro cho hai bên. Trong đó người mua yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một khoản tiền trả cho người bán tại ngân hàng người bán ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do bên mua quy định.

Phương thức ghi sổ (open account) quy định rằng người ghi sổ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình (thường là nghĩa vụ giao hàng) quy định trong hợp đồng cơ sở sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ người được ghi sổ bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định do hai bên thỏa thuận (tháng, quý, nửa năm), người được ghi sổ sẽ thanh toán cho người ghi sổ. Phương thức này hoàn toàn có lợi cho nhà nhập khẩu (người được ghi sổ) nhưng nhà xuất khẩu sẽ gánh chịu rủi ro. Để hạn chế rủi ro, chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài và tin cậy lẫn nhau.

hinh 2

Hình ảnh: Tiến sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Tổ trưởng chuyên môn Kinh doanh quốc tế Trường Đại học Ngoại thương TPHCM

Phương thức thanh toán nhờ thu (collection) là phương thức mà người bán sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng của mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý đến cho người mua để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hoặc thực hiện các điều kiện và điều khoản khác. Nhờ thu là một nghiệp vụ của ngân hàng trong việc xử lý các chứng từ theo đúng các chỉ thị nhận được nhằm được thanh toán và/hoặc chấp nhận; trao chứng từ khi được thanh toán và/hoặc khi được chấp nhận; hoặc chuyển giao chứng từ theo đúng các điều khoản và điều kiện khác.

Trong đó, (i) Phương thức nhờ thu trơn (clean collection) gây bất lợi cho nhà xuất khẩu do nhà xuất khẩu đã giao hàng và gửi trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu trước thời điểm thanh toán. Ngân hàng chỉ là tổ chức trung gian thu hộ và có thể bị nhà nhập khẩu từ chối thanh toán tiền hàng. (ii) Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection) thì ngược lại, nhà xuất khẩu không giao trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải trả tiền thì Ngân hàng mới giao chứng từ để mang chứng từ đi nhận hàng. Phương thức này bảo vệ được lợi ích của nhà xuất khẩu.

Phương thức tín dụng chứng từ (letter of credit- L/C): trong các phương thức thanh toán quốc tế, thanh toán thông qua thư tín dụng được sử dụng khá phổ biến. Phương thức chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảo đảm nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà nhập khẩu nhận được hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn. Ở mức độ nhất định, L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên nhà xuất khẩu và nhập khẩu; đồng thời, giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên. Ngân hàng không được phép lấy lý do bên mua chưa nhận hàng để từ chối thanh toán nếu chứng từ mà bên bán xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.

Trong phiên thảo luận, chuyên gia giải đáp những câu hỏi về các phương thức thanh toán quốc tế và rủi ro gặp phải cũng như các cách thức phòng tránh rủi ro trong giao dịch thanh toán xuyên biên giới hiện nay. Các Hiệp hội doanh nghiệp, Hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có những chia sẻ những tình huống thực tế gặp phải trong phương thức thanh toán đối với hàng hóa xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Theo đó, các đơn vị tham dự cũng đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Khóa tập huấn mang lại.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức nhiều chương trình thiết thực và hữu ích hơn đến cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, các Hiệp hội doanh nghiệp và Hội ngành hàng.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: phương thức thanh toán quốc tế, rủi ro thanh toán

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007410538
Go to top