Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnKỹ năng tìm kiếm khách hàng quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu

Kỹ năng tìm kiếm khách hàng quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu

Lớp tập huấn nhằm hướng dẫn cho doanh nghiệp kỹ năng, công cụ tìm kiếm khách hàng trong giao thương

Với mong muốn trang bị cho lãnh đạo, quản lý tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố kỹ năng, công cụ tìm kiếm khách hàng quốc tế trong bối cảnh thực thi các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) tổ chức Lớp tập huấn “Hướng dẫn kỹ năng và công cụ tìm kiếm khách hàng nước ngoài trong hoạt động xuất nhập khẩu” vào ngày 27 tháng 04 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Lớp tập huấn đã thu hút gần 100 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ các Đại diện Doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Hội/Hiệp hội ngành hàng, CB-CC Sở ngành trên địa bàn TP.HCM… trên địa bàn thành phố.

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết giữa Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới, theo đó việc trao đổi buôn bán giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Theo Ông Nguyễn Hữu Nghị, CEO Công ty CP Phát Triển Hữu Nghị, Chuyên gia nghiên cứu thị trường của ITC cho biết nhiều công cụ hữu ích mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong quá trình tìm kiếm khách hàng quốc tế.

Thứ nhất là công cụ Trademap (https://www.trademap.org). Khi doanh nghiệp cần theo dõi thị trường thế giới nhằm tìm kiếm cơ hội xuất nhập khẩu, Trademap là một công cụ miễn phí giúp phân tích cụ thể các số liệu thống kê thương mại quốc tế cho sản phẩm mà doanh nghiệp quan tâm, qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Việt Nam và xác định được những mặt hàng và thị trường xuất khẩu nào cần được ưu tiên phát triển. Trademap dựa trên Hệ thống Hài hòa ( Harmonized System – HS) và sử dụng rất nhiều nguồn thông tin đầu vào uy tín như UnComtrade. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin doanh nghiệp tại nước xuất khẩu mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. Thông tin tên doanh nghiệp, số sản phẩm dịch vụ công ty cung cấp, quy mô nhân viên, doanh thu, địa chỉ tỉnh/ thành và website công ty nhập khẩu mặt hàng mà doanh nghiệp cần bán.

lth1

Hình ảnh: ông Nguyễn Hữu Nghị, CEO Công ty CP Phát Triển Hữu Nghị, Chuyên gia nghiên cứu thị trường của ITC

Thứ hai là CBI (https://www.cbi.eu/)- Cổng thông tin điện tử hỗ trợ thương mại thị trường châu Âu. CBI là Trung tâm do Bộ Ngoại giao Hà Lan thành lập năm 1971 và đóng vai trò như dịch vụ một cửa để doanh nghiệp và các nhà khoa học hoạch định chính sách tiếp cận dữ liệu thương mại và thông tin thực tế về các thị trường. Thông qua website, các doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin thị trường về từng lĩnh vực cụ thể- bước đầu tiên của quá trình mở rộng và thâm nhập thị trường EU. CBI cung cấp các nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm thị trường, quy định, chính sách nhập khẩu của EU/ từng nước, thuế, hệ thống phân phối, tập quán, thói quen tiêu dùng…

Thứ ba là AUMA (https://www.auma.de/en). Đây là Hiệp hội Công nghiệp Hội chợ Thương mại Đức (AUMA). Đức là quốc gia hàng đầu trong việc tổ chức các hội chợ thương mại quốc tế. Hằng năm có rất nhiều công ty triển lãm đến từ nước ngoài và một phần ba trong đó đến từ các quốc gia bên ngoài châu Âu. Với quy mô lớn như vậy, hội chợ triển lãm luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà hoạch định, điều hành doanh nghiệp tìm hiểu các thông tin thị trường, đối tác, khách hàng và đối thủ cạnh tranh; đồng thời có thể gặp gỡ đối tác tiềm năng của mình trực tiếp và có thể ký kết hợp đồng ngay tại khuôn viên hội chợ. Website AUMA còn cung cấp danh sách các công ty đăng ký tham gia hội chợ và đây sẽ là nguồn thông tin khách hàng tiềm năng quý giá cho những doanh nghiệp không có cơ hội tham dự.

Thứ tư là những website về B2B. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm theo từ khóa về ngành hàng mình đang xuất khẩu, vào trực tiếp website của doanh nghiệp để tìm kiếm nhu cầu hàng hóa, các yêu cầu và quy định của doanh nghiệp nước ngoài đó đối với loại sản phẩm xuất khẩu mình đang hướng đến. Ví dụ, đối với doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thực phẩm có thể tham khảo trang: https://www.21food.com/.

Thứ năm là thông qua các hiệp hội. Điển hình như các hiệp hội thủy sản, hiệp hội ngành gỗ, hiệp hội dệt may,… có mặt ở khắp các nước trên thế giới. Doanh nghiệp có thể truy cập vào website hiệp hội để tìm hiểu thêm thông tin.

Thứ sáu là các phòng thương mại. Ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Phòng quản lý xuất nhập khẩu tại các tỉnh, thành phố. Cách thực hiện xuất khẩu hàng hóa nhanh nhất là xuất khẩu vào những quốc gia mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại tự do. Nhờ đó, các mặt hàng xuất khẩu được hưởng nhiều ưu đãi hơn và được tạo thuận lợi hơn.

Thứ bảy là các hội chợ quốc tế. các hội chợ quốc tế thường được tổ chức online hoặc offline, chính thống hoặc phi chính thống. Doanh nghiệp có thể đăng ký thuê gian hàng tại đây hoặc nếu không có gian hàng thì vẫn có thể đến tham dự và tìm kiếm khách hàng tiềm năng của mình trực tiếp tại hội chợ.

lth2

Hình ảnh: Quang cảnh Lớp tập huấn

Thứ tám là tại các hội nghị, hội thảo. Đây là nơi các doanh nghiệp thường tìm đến để cập nhật thông tin và tìm hiểu về cách xúc tiến thương mại vào thị trường quốc tế nào đó. Doanh nghiệp có thể kết nối với nhiều khách hàng tiềm năng ở đây.

Thứ chín là B2B matching và tham tán thương mại ở nước ngoài. Mỗi quốc gia đều có những Trung tâm xúc tiến thương mại hoặc doanh nghiệp có thể liên hệ các tham tán thương mại của Việt Nam đặt tại quốc gia mà sản phẩm doanh nghiệp đang hướng đến nhằm tìm hiểu thêm thông tin về doanh nghiệp đặt tại nước đó.

Thứ mười là cộng đồng người Việt tại nước ngoài. Người Việt sinh sống lâu năm tại nước ngoài cũng là nguồn thông tin bổ sung giúp doanh nghiệp củng cố thêm về doanh nghiệp mà mình muốn giao thương hàng hóa.

Trong phiên thảo luận, Ông Nguyễn Hữu Nghị cũng đã giải đáp những câu hỏi về kỹ tìm hiểu và chọn lọc khách hàng tại các thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hội/hiệp hội ngành hàng trên địa bàn TP.HCM cũng chia sẻ những tình huống thực tế gặp phải khi tìm hiểu và tiếp cận những thị trường xuất khẩu cụ thể. Theo đó, doanh nghiệp tham dự đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Lớp tập huấn mang lại.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, nâng cao năng lực chuyên môn cho quý doanh nghiệp; trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn thiết thực và hữu ích đến cộng đồng doanh nghiệp./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: khách hàng quốc tế, thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu hàng hóa

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007399874
Go to top