Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Kinh tế tuần hoàn cho ngành dệt may

Phát triển kinh tế tuần hoàn là chiến lược trọng tâm giúp ngành dệt may Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và có những hiệu ngang tầm quốc tế.

Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp dệt may tìm hiểu và ứng dụng kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu xuất khẩu bền vững, Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) Hội Dệt May – Thêu Đan TP.HCM (AGTEK) tổ chức Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn cho ngành dệt may hướng tới phát triển bền vững” vào sáng ngày 07 tháng 04 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo đã thu hút hơn 150 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ Cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp dệt may, thêu đan trên địa bàn TP. HCM cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) cho biết: Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Mặc dù phải đối mặt với sức ép kinh tế toàn cầu suy giảm, lạm phát tăng cao tại nhiều nền kinh tế lớn; tuy vậy, ngành dệt may Việt Nam đã dần phục hồi và đạt được nhiều kết quả xuất khẩu ấn tượng trong năm 2022. Ngành dệt may đã tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đồng thời có sự chủ động nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề; chuyển hướng sản xuất từ hình thức chỉ nhận gia công sang hình thức tự chủ dần nguồn nguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm.

dm1

Hình ảnh: Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS)

Trước những yêu cầu đổi mới phương thức sản xuất trong thời gian gia, mục tiêu “xanh hóa” ngành dệt may được cho là xu thế của thời đại mà doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và tận dụng hiệu quả lợi thế có được theo các FTA. Theo đó, “xanh hóa” dệt may tập trung chủ yếu vào những chiến lược chính như: Tiếp cận chuỗi cung ứng xanh, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên, giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí khai thác tài nguyên (cho nguyên liệu, nước, năng lượng và hóa chất) và phát thải nguy hại vào môi trường; áp dụng kinh tế tuần hoàn và sản xuất sạch hơn, cộng sinh công nghiệp hướng đến một nền kinh tế dệt may tuần hoàn nhằm loại bỏ các chất gây quan ngại và phát thải vi sợi,…Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để doanh nghiệp dệt may hướng đến đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm tiêu thụ trên thị trường trong nước và quốc tế.

Chia sẻ tại Hội thảo, TS Huỳnh Thanh Điền, Chuyên gia kinh tế cho biết nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, tăng trưởng nhờ vào các khoản tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu ròng của 9 tháng đầu năm. Chính phủ tập trung chủ yếu vào việc ổn định kinh tế vĩ mô và ban hành các chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch. Tuy vậy, tại các địa phương vẫn có nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn, khiến GRDP của tỉnh giảm đáng kể.

Xuất khẩu dệt may vào quý 1/2023 giảm 17% so với cùng kỳ năm trước. Việc tham gia các FTA với các nước đặt ra các tiêu chuẩn mới trong xuất khẩu của ngành hàng dệt may bao gồm: các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ, xanh hóa, kinh tế tuần hoàn, các điều khoản về lao động, môi trường có quy định trong hiệp định. Hiện nay, EU đang hướng đến mục tiêu loại bỏ văn hóa “tiêu thụ và vứt bỏ”, loại bỏ các sản phẩm có “vòng đời ngắn” và nền kinh tế “tạo ra rác”. Xu hướng chuyển từ thời trang nhanh sang thời gian bền vững, cụ thể (i) chất liệu phải từ thiên nhiên (như cotton hữu cơ, bã cà phê, tre, gỗ cây khuynh diệp/ bạch đàn,…) hoặc nhựa được tái chế; (ii) vòng đời tập trung vào chất lượng và thời gian sử dụng, hạn chế rác thải, khí thải và ô nhiễm nguồn nước; (iii) chất lượng sống của công nhân phải đảm bảo cả yếu tố nhân đạo trong cách sản xuất và vận hành; (iv) giá trị thời trang bền vững được hình thành từ các chất liệu tự nhiên, được canh tác và sản xuất với ý thức bảo vệ môi trường cao.

dm2

Hình ảnh: TS Huỳnh Thanh Điền, Chuyên gia kinh tế

Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ các nước như Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ… Thói quen sản xuất tiêu dùng theo mô hình “thời trang nhanh”, sản xuất tràn lan, dùng nhanh, vứt nhanh, gây hại môi trường cũng là một trong những lý do khiến dệt may là ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trong thời gian tới, doanh nghiệp dệt may nên tận dụng cơ hội đầu tư chuyển đổi sang xu hướng mới, tiếp cận các nguồn tín dụng xanh và chuyển đổi số trong quản trị sản xuất.

Tại Hội thảo, Ông Huỳnh Thanh Trung, Giám đốc Công ty Cổ phần Leanwares, tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam năm 2022 đạt 37,57 tỷ USD cao hơn so với mức 32,75 tỷ USD năm 2021. Trong khi đó, tổng giá trị nhập khẩu Việt Nam năm 2022 là 14,71 tỷ USD. Chuỗi cung ứng ngành may mặc bao gồm các khâu như: khai thác vật liệu thô từ nông trại trồng trọt và súc vật; xử lý vật liệu thô (xử lý qua công đoạn sơ sợi và sản phẩm thô khác); sản xuất (sản xuất và hoàn thiện vật liệu se sợi, tỉa tạo ra sợ hoàn thiện); hoàn thiện sản phẩm may; phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng và kết thúc vòng đời sản phẩm (tái sử dụng, tái chế hoặc vứt bỏ). Trong quá trình sản xuất, ngành dệt may cần phải khai thác, sử dụng và xả thải một lượng nước lớn, sử dụng nhiều năng lượng cho đun nóng, dẫn đến tác động lên nguồn nước và góp phần gia tăng khí thải nhà kính. Vì thế, dệt may là một trong các ngành được xếp vào đối tượng ảnh hưởng rủi ro về môi trường.

Do vậy, phát triển kinh tế tuần hoàn được coi là chiến lược trọng tâm giúp ngành dệt may Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và có những thương hiệu ngang tầm quốc tế. Ngành dệt may đứng trước yêu cầu phải thay đổi, “xanh hóa” để phát triển bền vững. Từ nay đến năm 2030, ngành dệt may chuyển dần trọng tâm sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Từ năm 2030- 2045, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thế giới.

dm3

Hình ảnh: Ông Huỳnh Thanh Trung, Giám đốc Công ty Cổ phần Leanwares

Việt Nam muốn bán sản phẩm may mặc cho các nước trên thế giới thì buộc phải thức thời theo luật chơi toàn cầu. Yêu cầu thị trường thay đổi thì cách làm cũng phải thay đổi cho phù hợp với khách hàng. Hiện nay, số lượng sản phẩm đã qua sử dụng đem đi tiêu hủy tương đối cao, phần trăm tái chế và tái sử dụng lại còn rất ít. Nếu xu hướng tuần hoàn phát triển tốt trong tương lại thì việc nhập khẩu hàng secondhand trong dệt may dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh.

Một trong những giải pháp tốt là ngành dệt may nên hướng đến sản xuất sản phẩm xanh và xây dựng nhà máy xanh. Sản phẩm xanh thường được xác định bằng hai mục tiêu cơ bản- giảm thiểu chất thải và tối đa hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên. Chúng được sản xuất bằng các nguyên liệu không độc hại và quy trình thân thiện với môi trường và được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín. Trong khi nhà máy xanh là nhà máy được trang bị các quy trình thiết kế và sản xuất thân thiện với môi trường giúp cải thiện hiệu quả phát thải nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường và tiêu thụ năng lượng. Quy hoạch nhà máy xanh nên được thiết kế trước tiên thông qua thiết kế và mô hình hóa. Nhìn chung, doanh nghiệp muốn giảm được lượng phát thải ra môi trường trong quá trình sản xuất cần xây dựng kịch bản đầu tư ngay từ ban đầu, lộ trình giảm cụ thể.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TP.HCM cũng cho biết dệt may là một trong những ngành có cường độ phát thải nhà kính cao, gây nguy cơ suy thoái môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, tình trạng hạn chế nguồn lực như nguồn nguyên vật liệu đầu vào sản xuất, nguồn nước, điện, công nghệ và nguồn nhân lực cũng góp phần tạo ra thách thức cho ngành dệt may.

Kinh tế tuần hoàn sẽ có tác động biến đổi khí hậu đối với tăng trưởng và thịnh vượng các quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Thương mại, xuất khẩu xanh có thể giảm chi phí khi chống biến đổi khí hậu, thị trường quốc tế rộng mở sẽ giúp các quốc gia đạt được sự điều chỉnh kinh tế cần thiết và tái phân bổ nguồn lực. Đồng thời, hợp tác quốc tế trong thương mại nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách chống biến đổi khí hậu; chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, giảm thiểu xung đột thương mại và tính bất ổn của môi trường đầu tư.

Kinh tế tuần hoàn cần được áp dụng trong mô hình kinh doanh (business model), hướng tới đa mục tiêu (SDGs), huy động đa nguồn lực (doanh nghiệp, cộng đồng, nhà nước, quốc tế), áp dụng đa tỉ lệ và quy mô và giúp gia tăng năng lực cạnh tranh.

dm4

Hình ảnh: PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TP.HCM

Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán, ký kết 17 hiệp định thương mại tự do. Các hiệp định này đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế và lĩnh vực xuất khẩu. Trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, Việt Nam đã xây dựng được 750 tiêu chuẩn hướng tới thúc đẩy tăng trưởng xanh như : Nhóm tiêu chuẩn về chất lượng môi trường, chất lượng không khí, chất lượng nước, quản lý chất thải, tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ ISO 11041. Đối với ngành dệt may, hiện có từ 75- 96 tiêu chí đánh giá của các nước như Mỹ, EU, Hàn Quốc và một số nước khác đối với dệt may Việt Nam.

Các giải pháp kinh tế tuần hoàn Việt Nam đang áp dụng bao gồm: (i) chuyển đổi sang năng lượng tái tạo cho lò hơi (biomas thay cho than đá, sử dụng năng lượng mặt trời; (ii) tái sử dụng chất thải (bông xơ tái chế làm bông gòn y tế, cotton tự nhiên làm sợ OE, giá thể tròng nấm, vải vụn làm giẻ lau máy, chăn, ga, thú nhồi bông); đầu tư phần mềm quản lý sản xuất giảm thất thoát nguyên liệu.

Chuyển đổi kinh tế tuần hoàn thứ nhất, cần đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh vùng trồng nguyên liệu nội địa và đa dạng hóa nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành dệt may chẳng hạn như ban hành cơ chế tài chính cho ngành bông tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bông có thể tiếp cận nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện, các chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành,… Thứ hai, tận dụng và tối ưu hóa đầu vào trong ngành dệt may thông qua thiết kế, phát triển và sử dụng nguyên nhiên liệu, nguyên vật liệu tái tạo, tái sinh đáp ứng sản xuất như hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh tuần hoàn, phát triển mạng lưới liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời ngành, xây dựng và áp dụng các mô hình thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái,… Thứ ba, thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường và đẩy mạnh mạng lưới liên kết bền vững các doanh nghiệp trong ngành dệt may trong cụm công nghiệp và các bên liên quan theo chuỗi giá trị. Thứ tư, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại thúc đẩy triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may cụ thể là xây dựng hệ thống, trung tâm cơ sở dữ liệu về thực hành mô hình kinh tế tuần hoàn tại các doanh nghiệp dệt may,…

Chia sẻ về kinh nghiệm doanh nghiệp trong ứng dụng kinh tế tuần hoàn, ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội Dệt May- Thêu Đan TP. HCM (AGTEK) cho rằng ngành dệt may cần có lộ trình xanh hóa rõ ràng, nếu không sản phẩm dệt may Việt Nam chắc chắn sẽ bị đào thải trên trường quốc tế. Kinh tế tuần hoàn hiểu đơn giản là một mô hình kinh tế bao gồm tất cả các công đoạn từ khâu thiết kế sản phẩm, sản xuất đến phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào sao cho giảm thiểu các tác động tới môi trường và mang lại những lợi ích cơ bản như lợi ích về kinh tế, lợi ích tài nguyên, môi trường nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn. Doanh nghiệp dệt may cần phải có hành động thiết thực hươn và xây dựng kịch bản rõ ràng cho việc chuyển đổi qua các mô hình bền vững, tuần hoàn. 

dm5

Hình ảnh: ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội Dệt May- Thêu Đan TP. HCM (AGTEK)

Đóng góp lớn vào nền kinh tế, nhưng ngành dệt may lại là ngành gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất. Để tạo ra 1 kg sợi, cần tới 200 lít nước. Bản thân cây bông (cotton) cũng cần 19.000 lít nước để cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất một chiếc áo phông. Các công đoạn sử dụng nhiều nước trong quá trình sản xuất sợi bao gồm giặt sợi, tẩy màu, nhuộm màu và sau đó là làm sạch sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, lượng khí thải và chất thải rắn cũng là một vấn đề thách thức của ngành.

Chính phủ đã có những cam kết mãnh mẽ tại hội nghị COP26, sẽ giảm phát thải ròng bằng 0 từ đây đến năm 2030 giảm 17/115 chỉ tiêu sản xuất khí carbon và năm 2050 loại bỏ toàn bộ 115 chỉ tiêu. Các doanh nghiệp cần nỗ lực để thực hiện xanh hóa ngành dệt may, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải và thương mại.

dm6

Hình ảnh: Quang cảnh Hội thảo

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia cũng giải đáp những băn khoăn về những thay đổi và những định hướng, giải pháp ứng phó của chính phủ trong thời gian tới. Các Cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp dệt may, thêu đan trên địa bàn TP. HCM cũng có những chia sẻ những tình huống thực tế khi chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn của ngành dệt may. Theo đó, các đơn vị tham dự cũng đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Hội thảo mang lại.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiết thực và hữu ích đến cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp dệt may, thêu đan trên địa bàn TP. HCM./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: ngành dệt may- thêu đan, ô nhiễm môi trường, kinh tế tuần hoàn

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400151
Go to top