Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnThúc đẩy thương mại giữa Việt Nam với thị trường Nhật Bản & Hàn Quốc

Thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam với thị trường Nhật Bản & Hàn Quốc

Hội thảo cung cấp cho cho doanh nghiệp thông tin về nhu cầu và tiềm năng của hai thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, nắm bắt thông tin về nhu cầu, tiềm năng thị trường Nhật Bản – Hàn Quốc, cách tận dụng hiệu quả các ưu đãi của các Hiệp định Việt Nam đã ký kết để có chiến lược xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản – Hàn Quốc, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với thị trường Nhật Bản & Hàn Quốc trong tình hình mới” vào sáng ngày 19 tháng 04 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo đã thu hút hơn 150 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ Các Hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các cá nhân quan tâm đến thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc trên địa bàn TP. HCM cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố.

ht1

Hình ảnh: Ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh

Phát biểu chào mừng Hội thảo, Ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết: Việt Nam bước vào năm 2023 với kỳ vọng tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng từ thành tích xuất khẩu năm 2022. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nền kinh tế lớn, đồng thời là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc hiện còn khá nhỏ, chiếm lần lượt là 2,7% và 3,3% mặc dù Việt Nam đã ký kết và thực thi với Nhật Bản các FTA gồm AJCEP, VJEPA, CPTPP, RCEP và Hàn Quốc là AKFTA, VKFTA, RCEP. Hàng hóa Việt Nam tại Nhật Bản và Hàn Quốc còn nhiều cơ hội mở rộng và tăng trưởng. 

ht2

Hình ảnh: Ông Nguyễn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC)

Trong bài phát biểu khai mạc, Ông Nguyễn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) cũng cho rằng dịch Covid- 19 đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, trong đó xuất nhập khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới, làm thay đổi xu hướng tiêu dùng toàn cầu.

Thị trường Đông Á, cụ thể là Nhật Bản, Hàn Quốc, là hai đối tác thương mại và ký kết rất nhiều các vấn đề theo Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam. Nhờ đó, đã xóa bỏ được các rào cản về thương mại, thuế quan,…đối với các loại hàng hóa xuất khẩu.

ht3

Hình ảnh: Ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương

Đồng quan điểm, Ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương cho biết Nhật Bản và Hàn Quốc là những đối tác thương mại lớn của Việt Nam; trong đó, Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 và Nhật Bản xếp thứ 4 chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Nhật Bản là Đối tác Chiến lược 2009 và Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á từ năm 2014. Nhật Bản là thị trường tiềm năng cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm dệt may, da giày, đồ gỗ, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam mới chỉ chiếm 3,8% tổng lượng nhập khẩu nông thủy sản của Nhật Bản từ thế giới. Cụ thể, các nông thủy sản như tôm đông lạnh, cá đã chế biến hoặc bảo quản, cà phê, hạt điều, mực,… đều rất được ưu chuộng tại thị trường này. Việc ký kết các FTA song phương và đa phương với Nhật Bản cũng góp phần mang lợi ưu đãi thuế quan và lợi thế cạnh tranh hơn cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của VIệt Nam.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc với vai trò Đối tác chiến lược toàn diện năm 2022. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường này bao gồm hàng dệt may, da giày, tôm đông lạnh, bạch tuộc, mực đông lạnh, cá phi lê đông lạnh hoặc tươi, gỗ ván ép, đồ gỗ nội thất, gỗ viên,…Những sản phẩm này của Việt Nam còn rất nhiều dư địa và chưa được khai thác hết tiềm năng tại thị trường Hàn Quốc. Các hiệp định song phương và đa phương giữa hai nước cũng góp phần tạo thuận lợi hóa thương mại cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Điển hình, hiệp định VKFTA xây dựng trên nền cam kết thuế quan trong AKFTA nhưng mức tự do hóa cao hơn (thêm 506 dòng thuế) đối với nhóm tôm, nhóm dệt may, nhóm sản phẩm gỗ, nhóm hoa quả nhiệt đới tươi, đóng hộp, nhóm thủy sản, nhóm tỏi, gừng, nhóm rau quả và nông sản, mật ong,…

Yêu cầu thị trường ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm có thương hiệu, an toàn, thiết kế đa dạng. Đồng thời, những yêu cầu cụ thể đối với từng mặt hàng khi xuất khẩu sang hai thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng được quy định rõ, đặc biệt là sản phẩm dệt may, da giày, nông thủy sản thực phẩm. Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin về nhu cầu thị trường, khả năng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, khai thác các kênh phân phối của Nhật Bản, Hàn Quốc và khả năng quản lý, tận dụng xuất xứ hàng hóa còn hạn chế.       

ht4

Hình ảnh: Ông Keigo Yoshida - Giám đốc cấp cao phụ trách Bộ phận sản phẩm Công ty TNHH Aeon Topvalu Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM (JCCH)

Bên cạnh đó, Ông Keigo Yoshida - Giám đốc cấp cao phụ trách Bộ phận sản phẩm Công ty TNHH Aeon Topvalu Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM (JCCH) chia sẻ thêm thị trường tiêu dùng tại Nhật Bản có tốc độ thay đổi nhanh chóng, bao gồm cả việc cải tiến, đổi mới sản phẩm; xoay vòng nhanh, cung cấp sản phẩm đa dạng, dễ dàng tùy chỉnh độ thích ứng với số lượng ít và thường chú trọng về chất lượng của sản phẩm, giá rẻ.

Các vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam cần giải quyết hiện nay là phải lên kế hoạch nghiên cứu và phát triển, cần tìm hiểu rõ về thị trường, cần chuyển đổi từ sản xuất hàng loạt sang hệ thống High Mix – Low Volume (HMLV) -sản xuất theo đơn đặt hàng cho các lô hàng. Từ đó sản phẩm sản xuất sẽ đa dạng và dễ dàng tùy chỉnh độ thích ứng với số lượng hàng ít hơn. Giá trị sản phẩm nên được cân nhắc giữa yếu tố chất lượng sản phẩm và nhu cầu thị trường mà Việt Nam xuất khẩu.

ht5

Hình ảnh: Ông Choi Kyu Chul – Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại TP.HCM (KOCHAM)

Ông Choi Kyu Chul – Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại TP.HCM (KOCHAM) cũng cho rằng, trong ngắn hạn, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt cần đảm bảo: Thứ nhất, khả năng cạnh tranh về giá so với các nước cạnh tranh trong thị trường nhập khẩu từng ngành và sản phẩm. Thứ hai, công đoạn đóng gói cần trông bắt mắt sẽ dễ thu hút khách hàng hơn. Thứ ba, cần nỗ lực mở rộng danh mục xuất nhập khẩu thông qua các thỏa thuận giữa các chính phủ. Thứ tư, tăng cường nghiên cứu sâu các công ty và thị trường Hàn Quốc. Thứ năm, cần hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Trong trung- dài hạn, doanh nghiệp cần: (i) nuôi dưỡng công nghệ chế tạo, công nghiệp vật liệu và linh kiện; (ii) ngành công nghiệp thứ nhất- nông nghiệp, ngành công nghiệp thứ hai- sản xuất và ngành công nghiệp thứ ba- công nghệ cao phải cùng tồn tại với nhau; (iii) các công ty cần mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo và thân thiện với môi trường hơn trong sản xuất sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là sang các thị trường Hoa Kỳ và châu Âu.

ht6

Hình ảnh: Quang cảnh phiên thảo luận

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia cũng giải đáp những băn khoăn về xúc tiến thương mại và cách thức tiếp cận thông tin nhu cầu thị trường tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Các Hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các cá nhân quan tâm đến thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc trên địa bàn TP. HCM cũng có những chia sẻ những tình huống thực tế khi tìm kiếm khách hàng và xuất khẩu các mặt hàng sang hai thị trường lớn này. Theo đó, các đơn vị tham dự cũng đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Hội thảo mang lại.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiết thực và hữu ích đến cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề, các cá nhân quan tâm đến thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc trên địa bàn TP. HCM./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: xúc tiến thương mại, quan hệ thương mại, Nhật Bản, Hàn Quốc

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007399806
Go to top