Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnBiện pháp phòng vệ thương mại trong hiệp định EVFTA và UKVFTA

Biện pháp phòng vệ thương mại trong hiệp định EVFTA và UKVFTA

Biện pháp phòng vệ thương mại hợp lý, phù hợp với cam kết quốc tế sẽ giúp các ngành sản xuất trong nước được bảo vệ trước những hành vi cạnh tranh không bình đẳng.

Với mong muốn hỗ trợ cán bộ công chức và doanh nghiệp hiểu rõ các quy định phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA, UKVFTA cũng như chủ động bảo vệ ngành sản xuất trong nước trong thực thi các Hiệp định, Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM phối hợp Trung tâm Thông tin và Cảnh báo, Cục Phòng vệ thương mại tổ chức Hội thảo “Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và UKVFTA đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và những lưu ý cho doanh nghiệp” vào sáng ngày 10 tháng 05 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo đã thu hút hơn 150 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ Cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội/Hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu, các chuyên gia pháp lý, Trường Đại học/ Viện nghiên cứu và các luật sư cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố.

Phát biểu chào mừng Hội thảo, Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) cho biết: Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do đã mở ra rất nhiều cơ hội, bên cạnh đó cũng có rất nhiều thách thức đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang tham gia 15 FTA, trong đó hai hiệp định quan trọng là EVFTA và UKVFTA. Đây là hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, có tiêu chuẩn cao và cam kết sâu rộng. Hàng hóa Việt Nam dự kiến sẽ được giảm 99,2% thuế quan trong vòng 7 năm khi tham gia hai hiệp định này. Tuy nhiên, do những khó khăn hiện hữu trên thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay, các nước đang có khuynh hướng gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Điều này đặt ra thách thức mới cho doanh nghiệp trong bối cảnh tình hình giao thương gặp khó khăn.

ht1

Hình ảnh: Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS)

Trong bài phát biểu khai mạc, Bà Đỗ Thị Sa, Phó GĐ phụ trách Trung tâm Thông tin và cảnh báo, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cũng cho rằng trong những năm gần đây, xu thế bảo hộ thương mại cũng đang diễn biến khó lường, diễn ra theo nhiều cách thức, mức độ khác nhau. Xu thế bảo hộ, xung đột thương mại thể hiện rõ nét nhất khi xung đột thương mại Hoa Kỳ- Trung Quốc xảy ra, tác động không nhỏ tới hệ thống thương mại toàn cầu, chuỗi sản xuất khu vực và trên thế giới. Không chỉ các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU, nhiều thành viên WTO khác cũng gia tăng bảo hộ bằng cách tăng cường sử dụng các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật, phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước áp lực gia tăng của hàng nhập khẩu. Do đó, cùng với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. 

ht2

Hình ảnh: Bà Đỗ Thị Sa, Phó GĐ phụ trách Trung tâm Thông tin và cảnh báo, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương

Đồng quan điểm, Bà Nguyễn Việt Hà, Cán bộ Phòng Pháp chế, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương phát biểu biện pháp phòng vệ thương mại được hiểu là những biện pháp tạm thời về thương mại nhằm ngăn chặn, hạn chế hàng hóa nhập khẩu trong những trường hợp cụ thể, bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ.

Quy định về PVTM trong hiệp định EVFTA và UKVFTA được đề cập trong Chương 3 với 14 điều khoản, bao gồm thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng (mục này được bảo lưu quyền và nghĩa vụ theo các Hiệp định WTO); biện pháp tự vệ toàn cầu và tự vệ chuyển tiếp. Một số điểm khác biệt về quy định PVTM trong EVFTA và UKVFTA so với pháp luật Việt Nam, bao gồm: (i) bổ sung các cam kết về đảm bảo tính minh bạch; (ii) quy định nguyên tắc áp dụng mức thuế thấp hơn, là thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp chỉ ở mức đủ để loại bỏ thiệt hại; (iii) quy định về việc xem xét lợi ích công cộng khi quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp; (iv) quy định về biện pháp tự vệ chuyển tiếp với thời gian chuyển tiếp có thể áp dụng là 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

ht3

Hình ảnh: Bà Nguyễn Việt Hà, Cán bộ Phòng Pháp chế, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương

Cơ quan điều tra PVTM tại Liên minh châu Âu là Vụ Phòng vệ thương mại thuộc Tổng cụ Thương mại, Ủy ban châu Âu và tại Vương quốc Anh là Cục Phòng vệ thương mại (TRA).

Tại Hội thảo, Bà Nguyễn Trang Nhung, Cán bộ Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết số vụ khởi xướng điều tra PVTM trên thế giới trong giai đoạn từ 1995- 5/2023 đối với Việt Nam là 228 vụ, trong đó chống bán phá giá là 126 vụ, chống trợ cấp là 23 vụ, tự vệ là 46 vụ và chống lẩn tránh thuế là 33 vụ. Các sản phẩm thường xuyên bị điều tra của Việt Nam như sản phẩm thép, gỗ, sợi dệt,…Các thị trường áp biện pháp PVTM nhiều nhất đối với Việt Nam điển hình như Hoa Kỳ (53 vụ việc), Ấn Độ (30 vụ việc), Thổ Nhĩ Kỳ (25 vụ việc), ngoài ra còn có Canada, Úc, EU và Philippines.

Trong đó, thị trường EU đã từng tổ chức điều tra 14 vụ việc về PVTM đối hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, (i) liên quan chống bán phá giá: có 6 vụ việc đối với các mặt hàng giày, dép, bật lửa ga, xe đạp- ống tuýt thép- Ốc vít bằng thép, giày, mũ da; (ii) chống lẩn tránh thuế: có 6 vụ việc đối với mặt hàng mì chính, oxyde kẽm- vòng khuyên kim loại, đèn huỳnh quang, bật lửa ga, xe nâng; (iii) chống trợ cấp: 1 vụ về sợ polyester tổng hợp; (iv) tự vệ: 1 vụ về thép.

ht4

Hình ảnh: Bà Nguyễn Trang Nhung, Cán bộ Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương

Quy trình xử lý vụ việc PVTM thông thường như sau: nhận đơn kiện; khởi xướng điều tra; gửi bản câu hỏi điều tra (trả lời trong vòng từ 30- 37 ngày); kết luận sơ bộ (áp thuế tạm thời); điều tra tại chỗ (tại nước/ doanh nghiệp bị kiện, tại ngành sản xuất trong nước và tại nhà nhập khẩu); kết luận cuối cùng (áp thuế chính thức); và rà soát (rà soát hành chính cuối kỳ).

Doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về PVTM, thường xuyên theo dõi, trao đổi thông tin với Hiệp hội, nhà xuất khẩu và cơ quan quản lý nhà nước, dự trù việc thuê luật sư khi cần thiết, xem xét tham gia vụ việc một cách tích cực, đầy đủ và xây dựng hệ thống quản trị, kế toán đầy đủ và rõ ràng.

Chia sẻ tại Hội thảo, Ông Trần Ngọc Bình, Trưởng Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết Thông tư số 11/2020/TT-BCT- quy địnhQuy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA, hiệp hội ngành hàng và thương nhân xuất khẩu lô hàng có giá trị không quá 6.000 euro, ngược lại, lô hàng xuất khẩu có trị giá trên 6.000 euro, nhà xuất khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa C/O mẫu EUR.1 do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp.

ht5

Hình ảnh: Ông Trần Ngọc Bình, Trưởng Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương

Mẫu EUR.1 có thể được cấp sau thời điểm xuất khẩu từ Việt Nam và nộp sau thời điểm nhập khẩu vào EU. Đồng thời doanh nghiệp có thể nộp muộn C/O mẫu EUR.1 cho cơ quan hải quan EU sau khi hàng hóa đã được nhập khẩu vào thị trường này để xin hồi tố thuế quan ưu đãi EVFTA mà trước đó vì chưa có C/O mẫu EUR.1 nên chưa được hưởng ưu đãi thuế. C/O chỉ có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày phát hành và C/O cấp lại phải thể hiện ngày cấp của C/O bản gốc và có hiệu lực tính từ ngày cấp C/O bản gốc. Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu sang Vương quốc Anh, các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ kê khai C/O mẫu EUR.1 hoặc phát hành chứng tự chứng nhận xuất xứ đến hết 31/12/2020. Vương quốc Anh cũng chấm dứt cơ chế GSP dành cho Việt Nam kể từ ngày 01/01/2023. Cơ chế chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất qua Anh cũng tương tự EU.

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia cũng giải đáp những câu hỏi về các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng như các cách ứng phó trong các vụ kiện hiện nay. Cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội/Hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu, các chuyên gia pháp lý, Trường Đại học/Viện nghiên cứu và các luật sư cũng có những chia sẻ những tình huống thực tế gặp phải với hàng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Theo đó, các đơn vị tham dự cũng đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Hội thảo mang lại.

quang canh

Hình ảnh: Quang cảnh Hội thảo

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiết thực và hữu ích đến cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội/Hội ngành hàng, các chuyên gia pháp lý, Trường Đại học/Viện nghiên cứu và các luật sư./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: biện pháp phòng vệ thương mại, EVFTA, UKVFTA

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007399836
Go to top