Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPTin tức đàm phánĐàm phán RCEP được xúc tiến trong bối cảnh thách thức bủa vây

Đàm phán RCEP được xúc tiến trong bối cảnh thách thức bủa vây

RCEP2612

Cuộc họp cấp bộ trưởng các nước tham gia RCEP đã đạt đồng thuận đến 65% nhóm hàng hóa sẽ được miễn giảm thuế trong vấn đề mở cửa thị trường giữa những quốc gia thành viên.

Nhiều chuyên gia nhận định cuộc gặp gần đây nhất giữa bộ trưởng các nước tham gia gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được tiến bộ quan trọng; tuy nhiên, khối lượng công việc sắp tới vẫn còn rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực gấp đôi từ những bên liên quan nhất là trong bối cảnh Hoa Kỳ thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ và tranh cãi thương mại gay gắt giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hãng tin Xinhua News Agency, vào hôm thứ Bảy, dẫn tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết 2/3 các cuộc thảo luận về mở cửa thị trường ở cấp độ song phương đã đi đến kết quả tại cuộc họp cấp bộ trưởng tổ chức tại Bắc Kinh vào hôm thứ Sáu và thứ Bảy tuần trước; những cuộc đàm phán còn lại cũng đang được tích cực xúc tiến.

Cũng theo Xinhua liên quan đến quá trình đàm phán về các điều khoản trong RCEP, tất cả quốc gia thành viên đã đạt đồng thuận đến hơn 80% nội dung Hiệp định; những vấn đề gần đây các nước tham gia mới tìm được tiếng nói chung bao gồm tài chính, viễn thông, và cung cấp dịch vụ chuyên biệt.

Tờ Bangkok Post đưa tin hôm Chủ nhật rằng sau cuộc họp giữa các bộ trưởng, Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit đã kêu gọi nhanh chóng kết thúc thảo luận về RCEP trong năm nay.

RCEP là một hiệp định thương mại tự do đa phương được đề xướng bởi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2012 giữa 10 nước thành viên thuộc khối với 6 đối tác thương mại gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản, New Zealand và Ấn Độ.

Xinhua cho biết với tư cách là thỏa thuận thương mại lớn nhất khu vực châu Á vào thời điểm hiện tại, RCEP chiếm 47.4% dân số thế giới, 32.2% GDP toàn cầu, 29.1 hoạt động thương mại xuyên biên giới, và 32.5% dòng đầu tư liên lục địa.

Những vòng đàm phán về RCEP bắt đầu từ cuối năm 2012. Sau gần 7 năm nỗ lực, các cuộc thảo luận về hiệp định thương mại tự do lớn nhất châu Á dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm nay.

“Tất cả 16 nước tham gia đàm phán RCEP đã và đang nhận ra sự cấp thiết của quá trình hợp tác đa phương giữa bối cảnh nước Mỹ gia tăng bảo hộ thương mại – hành động sẽ mang đến những thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới” – theo lời ông Zhang Jianping – giám đốc Trung tâm hợp tác kinh tế khu vực, một cơ quan thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc trong cuộc phỏng vấn với tờ Global Times hôm Chủ Nhật.

Ông Zhang nói thêm rằng hình thành một thỏa thuận thương mại tự do có thể là một công cụ quan trọng để các nước đối phó với tình hình bất định leo thang và tính mỏng manh của thị trường.

Tuy nhiên, những thách thức nghiêm trọng liên tục xuất hiện trong các phiên đàm phán.

Ông Xu Liping, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc nhận định “một trong những trở ngại lớn nhất trong những cuộc thảo luận về RCEP là về vấn đề mở cửa thị trường Ấn Độ”.

Ông Xu lưu ý rằng nhóm 3 nước gồm Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan đã được thành lập vào đầu năm nay nhằm tăng cường sự kết nối giữa Ấn Độ với các quốc gia thành viên khác trong RCEP – động thái có thể giúp mở đường cho những cuộc đàm phán trong thời gian tới.

Một vấn đề khác là căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhật Bản hôm thứ Sáu thông báo nước này sẽ loại xứ sở kim chi khỏi “danh sách trắng” các đối tác hưởng ưu đãi thương mại; vài giờ sau đó, Hàn Quốc đã phản hồi bằng hàng loạt những biện pháp đáp trả.

Những vấn đề vừa nêu khó có thể được giải quyết ở cấp độ song phương, tuy nhiên các thể chế đa phương có thể mở ra con đường khác để giải quyết bất đồng giữa những bên liên quan; tranh cãi giữa hai hay nhiều quốc gia có thể là một tín hiệu tiêu cực cho các cuộc đàm phán RCEP nhưng không ảnh hưởng nhiều đến bức tranh thương mại chung – ông Zhang nhận định.

Tờ Japan Times dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko cho biết bất đồng giữa Seoul và Tokyo “không liên quan đến các vòng đàm phán RCEP”.

Ông Zhang nói thêm rằng Trung Quốc kiên định ủng hộ chủ nghĩa đa phương về hệ thống thương mại quốc tế đồng thời tăng cường nỗ lực để thúc đẩy phán RCEP với tư cách một đối tác thương mại lớn trong khu vực.

Ngay trước hội nghị bộ trưởng tại Bắc Kinh, vòng đàm phán về RCEP thứ 27 đã được tổ chức tại Zhengzhou – thủ phủ tỉnh Henna, miền trung Trung Quốc từ ngày 22/7 đến 31/7.

Nguồn: Global Times

Từ khóa: Trung Quốc, RCEP, Ấn Độ, căng thẳng thương mại

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402588
Go to top