Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích - Bình luậnBản Tóm tắt Dự án Mạng lưới Thành phố Thông minh ASEAN

Bản Tóm tắt Dự án Mạng lưới Thành phố Thông minh ASEAN

tumblr inline odh30sjPUV1sgr4d3 540

Ngày 27/4 vừa qua, ASEAN đã công bố Bản Tóm tắt Dự án, trong đó phát thảo sơ bộ về hình thành mạng lưới những thành phố thông minh của ASEAN theo đề xuất của Singapore.

Theo Bản Tóm tắt Dự án, sự phát triển của các thành phố lớn của ASEAN, với tổng dân số được dự báo là 90 triệu người vào năm 2030, vẫn đang tiếp tục đóng góp phần lớn vào tăng trưởng chung của khối. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa nhanh luôn đi kèm với các vấn đề như: tình trạng quá tải, chất lượng không khí và nguồn nước bị ô nhiễm, đói nghèo, bất bình đẳng gia tăng, cách biệt lớn giữa thành thị và nông thôn, vấn đề an toàn và an ninh cho người dân.

“Các giải pháp công nghệ và kỹ thuật số có thể được dùng để giải quyết các vấn đề này và làm tăng chất lượng cũng như cơ hội tiếp cận dịch vụ, từ đó, cải thiện đời sống của người dân nói chung vì thành thị phát triển sẽ kéo theo khu vực nông thôn phát triển theo, tạo ra cơ hội mới cho người dân và giúp đảm bảo mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau”, bản dự thảo viết.

Nhằm nắm bắt xu hướng của thời đại, Singapore đề xuất thành lập một Mạng lưới các Thành phố Thông minh ASEAN (ASCN) để hợp nhất các nỗ lực của các nước và mang các thành phố thông minh trong ASEAN lại gần với nhau, từ đó, đóng góp vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN.

Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN bao gồm 26 thành phố thí điểm, bao gồm: Bandar Seri Begawan, Bangkok, Banyuwangi, Battambang, Cebu City, Chonburi, Đà Nẵng, Davao City, DKI Jakarta, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Johor Bahru, Kota Kinabalu, Kuala Lumpur, Kuching, Luang Prabang, Makassar, Mandalay, Manila, Nay Pyi Taw, Phnom Penh, Phuket, Siem Reap, Singapore, Vientiane, và Yangon.

Các nước thành viên ASEAN cũng sẽ được yêu cầu bổ nhiệm các Chủ tịch Thành phố (mỗi thành phố một chủ tịch) cũng như các Đại diện Quốc gia để tham gia vào quá trình phát thảo kế hoạch hành động cho thành phố thông minh thuộc quốc gia mình, thảo luận về các thành phố thông minh trong ASEAN, và tham dự các cuộc họp liên quan đến ASCN.

Tầm nhìn cho ASCN

ASCN ra đời nhằm tạo ra một sân chơi chung để các thành phố trong mỗi một quốc gia thành viên ASEAN (tối đa 3 thành phố trên 1 quốc gia, bao gồm thủ đô) cùng làm việc, hướng tới xây dựng mục tiêu chung cho việc phát triển đô thị thông minh và bền vững.

Mục tiêu chính của Mạng lưới này là nhằm cải thiện đời sống của người dân ASEAN, trong đó, sử dụng công nghệ như một công cụ để hiện thực hóa mục tiêu đó.

“Bằng việc tập trung vào người dân chúng ta, dự án này sẽ có cách tiếp cận bao trùm, đó là tôn trọng quyền con người và các quyền tự do nền tảng như đã được ghi trong Hiến chương ASEAN. Mạng lưới các thành phố thông minh trên khắp ASEAN cũng sẽ góp phần vào việc tăng cường hiểu biết văn hóa giữa các nước trong khối với nhau”, tài liệu viết.

Mục tiêu của ASCN

ASCN hướng tới đạt được các mục tiêu sau: (1) thuận lợi hóa việc hợp tác để phát triển thành phố thông minh, (2) là chất xúc tác để kết nối các dự án sinh lợi với khu vực tư nhân, và (3) nhận được sự ủng hộ và tài trợ từ các đối tác bên ngoài ASEAN.

Các thành phố trong nhóm 26 thành phố này cũng như Đại diện Quốc gia của các nước sẽ ngồi lại cùng nhau nhằm tìm ra cách thức hợp tác, chia sẻ các thực tiễn tốt nhất, phát triển các chương trình hành động riêng cho từng thành phố trong giai đoạn 2018 – 2025, và phát thảo một khuôn khổ độc nhất của ASEAN để phát triển các thành phố thông minh này.

Để phát triển thành phố thông minh, các thành phố thành viên cũng sẽ liên kết với nhà cung cấp giải pháp đến từ khu vực tư nhân để khởi động các dự án khả thi, thực tế, có thể đem lại các kết quả hữu hình. Việc xây dựng các thành phố này cũng sẽ có sự đồng hành của các đối tác bên ngoài trên cơ sở tự nguyện và hình thành nên các quan hệ đối tác cùng nhau có lợi để thúc đẩy xây dựng các thành phố thông minh, đồng thời, để xúc tiến sự hiểu biết tốt hơn nữa giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài của khối ở cấp độ thành phố.

Các định chế tài chính đa phương như World Bank, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Trung tâm Hạ tầng Toàn cầu (GIH) là một trong số các đối tác bên ngoài của ASEAN.

Lịch làm việc dự kiến:

Thời gian Sự kiện
Tháng 2/2018 Các nước thành viên ASEAN đề cử (i) các thành phố tham gia mạng lưới thành phố thông minh (ii) các Chủ tịch Thành phố Thông minh và (iii) Các đại diện Quốc gia
Tháng 5/2018 Hội Thảo Quản trị Thành phố Thông minh kéo dài 5 ngày tại Singapore
Tháng 7/2018 Cuộc họp thường niên của ASCN và diễn ra việc bắt cặp với các đối tác bên ngoài.
Tháng 8/2018 Chương trình Ghép đôi được chính thức thông báo tại Cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 và các cuộc họp liên quan.
Tháng 10/2018

Cuộc họp tham vấn chung ASEAN (JCM):

-          Về kế hoạch hành động của từng thành phố

-          Về danh sách các đối tác bên ngoài của ASCN

-          Thông qua khuôn khổ Thành phố thông minh ASEAN

Tháng 11/2018 Các lãnh đạo ASEAN sẽ chính thức khởi động ASCN

Các sáng kiến chính của ASCN

(1) Kế hoạch hành động đặc thù riêng theo từng thành phố cho giai đoạn 2018 – 2025.

Trong tháng 5/2018, Singapore sẽ chủ trì Hội thảo Quản trị Thành phố Thông minh (SCGW) kéo dài 5 ngày. Tại hội thảo, các thành phố thành viên sẽ phát triển sơ bộ kế hoạch hành động về việc xây dựng thành phố thông minh của mình. Kế hoạch phải bao gồm các dự án cụ thể và các phương châm hành động mà các thành phố phải thực hiện từ năm 2018 cho đến năm 2025, trong các lĩnh vực trọng tâm mà từng thành phố mong muốn. Các kế hoạch hành động này có thể được phát triển lên từ kế hoạch tổng thể/kế hoạch hành động đã có sẵn về đô thị hóa bền vững, bao trùm, và thông minh (nếu có).

Sau khi các nước thành viên ASEAN chính thức thông qua Khuôn khổ Thành phố Thông minh ASEAN, các thành phố thành viên sẽ phải chia sẻ các kế hoạch hành động của mình và tiếp xúc với các nhà cung cấp giải pháp tư nhân đến từ ASEAN hoặc các nước khác để tìm kiếm các dự án khả thi về mặt thương mại.

(2) Khuôn khổ Thành phố Thông minh ASEAN

Các thành phố trong mạng lưới ASCN và các Đại diện Quốc gia cũng sẽ phải cùng nhau phác thảo nên một Khuôn khổ Thành phố Thông minh ASEAN để thống nhất cách hiểu trong ASEAN về thành phố thông minh, để vạch ra các nguyên tắc then chốt, và để xác định các mục tiêu cốt lõi mà ASEAN muốn hướng đến.

Cũng theo Bản Tóm tắt Dự án, Khuôn khổ này sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch hiện có về phát triển quốc gia. Thay vào đó, đây chỉ là một tài liệu về mặt quy chuẩn, nhằm đưa ra chỉ dẫn cho thành phố ASCN trong quá trình triển khai hành động, tùy theo từng hoàn cảnh địa phương và bản sắc văn hóa của mỗi thành phố.

Tại Hội thảo SCGW vào tháng 5 này, các thành phố thành viên và các Đại diện Quốc gia sẽ thảo luận để hoàn hiện dự thảo Khuôn khổ, dựa trên bản Khuôn khổ ban đầu mà Singapore đã chuẩn bị. Bản dự thảo Khuôn khổ này dự kiến sẽ được trình thông qua tại cuộc họp ASCN đầu tiên vào tháng 7 và dự kiến sẽ được trình lên cấp cao nhất là các lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 33 vào tháng 11 năm nay.

(3) Cuộc họp thường niên ASCN

Vào tháng 7 tới, song song với Hội nghị cấp cao các Thành phố trên thế giới, Singapore cũng sẽ triệu tập cuộc họp thường niên lần đầu tiên của ASCN, với thành phần tham dự là tất cả các thành phố thành viên và các Đại diện Quốc gia.

Từ năm 2018 trở về sau, ASCN sẽ tiếp tục tổ chức họp định kỳ hàng năm để thảo luận về tiến độ trong kế hoạch hành động của từng thành phố, phát động các dự án mới hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp tư nhân có tính khả thi, và tìm kiếm các cơ hội mới trong việc hợp tác với các đối tác bên ngoài của ASEAN.

Cuộc họp thường niên sẽ được tổ chức và chủ trì bởi quốc gia giữ chức Chủ tịch ASEAN tương ứng với từng năm, nhằm giúp thúc đẩy tính liên tục của nỗ lực trong suốt vài nhiệm kỳ chủ tịch. Ban Thư ký ASEAN (ASEC) sẽ phát hành báo cáo thường niên về các kết quả cuộc họp.

(4) Chương trình ghép đôi

Với vai trò chủ tịch ASEAN năm nay, Singapore sẽ tạo thuận lợi cho việc hình thành nên các cặp thành phố trong ASCN bằng cách mở ra một sân chơi để “bắt cặp”, bên lề cuộc họp thường niên ASCN vào tháng 7 này. Từng thành phố thành viên trong ASCN sẽ bắt cặp với một trong các thành phố bên ngoài ASEAN trên cơ sở tự nguyện, hình thành nên quan hệ hợp tác trong việc phát triển các thành phố thông minh theo hướng đôi bên cùng có lợi. Các bên có thể có thể hợp tác triển khai các dự án khả thi và các sáng kiến được 2 bên thống nhất, bám theo kế hoạch hành động của thành phố.

Danh sách bắt cặp cuối cùng giữa các thành phố trong ASCN và các thành phố bên ngoài sẽ được sắp theo thứ tự. Sau đó, Chương trình Ghép đôi sẽ được thông báo trong Cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác vào tháng 8 năm 2018.

Cơ chế báo cáo

Cũng theo Bản Tóm tắt dự án, “phối hợp chéo giữa các trụ cột một cách hiệu quả đang là vấn đề kinh niên mà ASEAN vẫn chưa giải quyết được triệt để”, và “Mạng lưới ASCN sẽ giúp ích cho việc này, bằng cách tăng cường mức độ hợp tác ở cấp thành phố để giải quyết các vấn đề đặc thù riêng của từng thành phố ở cả 3 trụ cột”.

Cuộc họp Tham vấn Chung (JCM) sẽ là cơ chế báo cáo chính trong ASCN. Song song với cuộc họp ASCN định kỳ hàng năm, Chủ tịch của ASCN (ví dụ như Đại diện Quốc gia của nước đang là chủ tịch ASEAN), và các đại diện khác cho ASCN sẽ tham dự cuộc họp JCM và đệ trình báo cáo về tiến độ và các thành tựu chính đạt được của ASCN.

JCM sau đó sẽ báo cáo lên Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) và Hội nghị Cấp cao ASEAN. Khi Mạng lưới ASCN đã phát triển đủ mạnh, ASCN có thể sửa đổi lại cơ chế báo cáo và kiến nghị lên JCM về một cơ chế báo cáo mới hỗ trợ tốt nhất cho việc phát triển các thành phố thông minh ở cả 10 quốc gia thành viên.

Còn về phía Ban Thư Ký ASEAN (ASEC), Ban giám đốc phụ trách Hội nhập của ASEC (IMD) trực thuộc nhánh Cộng Đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ đảm nhiệm vai trò theo dõi dự án ASCN. IMD sẽ giám sát tiến độ của các thành phố thông minh trong mạng lưới dựa trên kế hoạch hành động mà các thành phố đã xây dựng, đồng thời, hỗ trợ soạn thảo báo cáo thường niên của ASCN.

Nguồn: ASEAN.ORG – TQ

Từ khóa: ASEAN, thành phố thông minh, tóm tắt dự án, mục tiêu, cơ chế báo cáo

 

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400879
Go to top