Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếBắc Kinh kêu gọi “Con đường tơ lụa” mới giữa Trung Quốc và châu Âu

Bắc Kinh kêu gọi “Con đường tơ lụa” mới giữa Trung Quốc và châu Âu

 

China7

Hôm Chủ nhật (ngày 8/3), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi kêu gọi thúc đẩy liên kết thương mại với Liên minh châu Âu (EU) sau khi Ủy ban châu Âu không thừa nhận nền kinh tế thị trường của Bắc Kinh tại Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Bộ trưởng Wang Yi đã tổ chức một cuộc họp báo về chính sách đối ngoại của Trung Quốc bên lề cuộc họp toàn thể Quốc hội Trung Quốc lần thứ 12. “Điểm nhấn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc sẽ là đẩy mạnh kết nối cơ sở hạ tầng, xây dựng hành lang kinh tế đường bộ và trụ cột hợp tác hàng hải”, Bộ trưởng Wang cho biết.

Khái niệm mà Trung Quốc gọi là “vành đai và đường bộ” liên quan đến kế hoạch của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm kết nối châu Á và châu Âu. “Vành đai” đề cập đến tuyến đường bộ thương mại kéo dài từ Tây An phía bắc Trung Quốc, xuyên qua Trung Á, Iran, Irắc, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đến Bosphorus thuộc phía tây bắc châu Âu rồi xuyên qua Đức, Hà Lan và Ý. Trong khi đó “con đường” đề cập đến tuyến hàng hải trải dài từ bờ biển Trung Quốc xuyên qua Ấn Độ Dương, vòng qua châu Phi đến khu vực Địa Trung Hải và gặp gỡ với tuyến “vành đai” trên đất liền tại Venice - điểm khởi đầu của con đường tơ lụa thời trung cổ.

Hình ảnh và uy tín của Trung Quốc

Lời kêu gọi được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra sau khi EU không thừa nhận nền kinh tế thị trường của Trung Quốc tại WTO. Trước đó, tại thời điểm trở thành thành viên của WTO năm 2001, Trung Quốc vẫn bị phân loại vào nhóm các nền kinh tế phi thị trường. Vấn đề này sẽ được xem xét lại trong năm 2016, tuy nhiên một số chuyên gia pháp lý cho rằng Trung Quốc sẽ nhận được cơ chế tự động công nhận nền kinh tế thị trường (MES) vào năm sau.

Quy chế kinh tế thị trường ảnh hưởng đến mức độ trừng phạt, ví dụ mức tiền phạt đối với các nước vi phạm các nguyên tắc trong khuôn khổ WTO. Ví dụ, nước bị phân loại là nền kinh tế phi thị trường sẽ bị phạt cao hơn khi có hành vi phá giá so với nước đối tác được phân loại là nền kinh tế thị trường. Trung Quốc rất mong đợi thoát ra khỏi danh sách các nền kinh tế phi thị trường không chỉ vì những lý do thực tế mà còn vì uy tín của chính mình tại tổ chức thương mại lớn nhất này.

Phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu cho biết: “EC đã liên tục kiểm tra sự tiến bộ của Trung Quốc trong việc cải cách nền kinh tế của mình theo những nguyên tắc thị trường trong những năm qua nhằm xác định xem liệu có thể coi Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường trong điều tra phòng vệ thương mại”.

Ủy ban châu Âu: vẫn chưa đủ

Không có cách tiếp cận nào được thừa nhận rộng rãi trong WTO về việc cấp quy chế kinh tế thị trường vì vậy mỗi quốc gia hoặc khối nước tự chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định của mình nếu thấy phù hợp. Người phát ngôn của EC cho biết: “Cho đến nay, các đánh giá của chúng tôi cho thấy Trung Quốc chưa đáp ứng được tất cả các tiêu chí của một nền kinh tế thị trường”. Vấn đề phân loại nền kinh tế Trung Quốc và liệu có cấp cơ chế tự động cho nước này hay không sẽ được Ủy ban châu Âu xem xét một cách đầy đủ và chi tiết, ông cho biết thêm.

Các nhà phân tích dự đoán EU sẽ đưa ra quyết định về bản đồ tuyến đường trước mùa hè năm nay nhưng điều này sẽ khiến bối cảnh chính trị trở nên căng thẳng khi châu Âu đang cố gắng thu hút đầu tư từ Trung Quốc đặc biệt trong nền kinh tế kỹ thuật số và là nguồn gốc gia tăng căng thẳng với Mỹ.

Project Syndicate gần đây bình luận rằng: “Có bằng chứng cho thấy thách thức thực sự cho châu Âu sẽ đến từ phí đông, đặc biệt là Trung Quốc khi nước này sử dụng sự bành trướng và bảo hộ để đảm bảo vị trí thống trị trong kỷ nguyên kỹ thuật số”. Bài viết này được viết bởi Robert Atkinson, người sáng lập của Quỹ đổi mới và công nghệ có trụ sở tại Washington và Paul Hofheinz, Chủ tịch quỹ tại Brussels.

Trong cuộc họp báo Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “chúng tôi cho rằng sáng kiến “vành đai và đường bộ” sẽ dành được nhiều sự ủng hộ hơn và sớm góp phần cho sự phục hồi chung của lục địa Á - Âu”.

Khi được hỏi về so sánh kế hoạch “vành đai và đường bộ” của Trung Quốc với kế hoạch Marshall (Mỹ viện trợ hàng tỷ USD cho châu Âu khắc phục hậu quả của chiến tranh sau thế chiến thứ 2), Bộ trưởng Wang trả lời: “Kế hoạch “vành đai và đường bộ” của Trung Quốc là kết quả của sự hợp tác toàn diện, không phải là một công cụ địa chính trị”.

Theo http://www.euractiv.com - PC

Từ khóa: Trung Quốc, Châu Âu, EU, con đường tơ lụa, Bắc Kinh, thương mại

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007422902
Go to top