Xuất khẩu thủy sản trong ba tháng đầu năm nay giảm mạnh, trong đó 2 mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra giảm tới hơn 30% khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ được nhìn nhận đang ở giai đoạn thuận lợi nhất từ trước tới nay và dự báo các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Việc bảo hộ sản phẩm bằng chỉ dẫn địa lý ngày càng đóng vai trò quan trọng, giúp gia tăng giá trị hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý còn bộc lộ nhiều khó khăn về chính sách, cộng với việc trên thị trường việc nhận diện sản phẩm được bảo hộ vẫn còn hạn chế. Duy trì, phát huy giá trị của các sản phẩm được xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý vẫn là câu chuyện dài.
Đối với thị trường Anh, Việt Nam đang có cơ hội hơn các đối thủ cạnh tranh khác khi đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và hoàn thành đàm phán với Anh trong việc quốc gia này gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Tuy nhiên, lợi thế này không phải lã mãi mãi. Điều quan trọng là cần tăng tốc tận dụng các cơ hội để thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt - Anh trong thời gian tới.
Hàng xuất qua các cửa khẩu biên giới Trung Quốc, gồm hàng xuất chính ngạch theo thông lệ quốc tế và hàng xuất khẩu theo trao đổi cư dân (tiểu ngạch). Hàng xuất theo diện tiểu ngạch được hưởng các ưu đãi, như miễn kiểm dịch, không cần hợp đồng, không cần thanh toán qua ngân hàng và được miễn thuế với hàng dưới 8.000 nhân dân tệ một người một ngày. Dòng hàng này thường hay bị ùn ứ tại cửa khẩu làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại và uy tín hàng hóa vì thế cần siết tiểu ngạch, mở chính ngạch...
Trong việc hướng tới các DN sản xuất xanh nhằm giảm phát thải khí nhà kính, tạo nên các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam thì cũng cần đồng thời đảm bảo môi trường làm việc cho công nhân với các hệ thống xử lý không khí hiện đại.
Từ vị trí số 3, Trung Quốc đã vươn lên thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Với nhu cầu nhập khẩu lớn, thị trường tỷ dân này luôn là mảnh đất màu mỡ, song cũng chứa đựng không ít rủi ro, thách thức. Việc chủ động nắm bắt cơ hội, tích cực tham gia hội nhập quốc tế là giải pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp thủy sản Việt có thể thâm nhập và gia tăng giá trị tại thị trường Trung Quốc.
Năm 2022, giá trị xuất khẩu tôm của Ấn Độ đạt 5,5 tỷ USD, giảm 4% so với 2021. Xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong năm 2023 dự kiến tiếp tục phải đối mặt nhiều khó khăn và cạnh tranh mạnh với Ecuador tại thị trường Mỹ.
Những bạn hàng lớn ngày càng đặt ra những yêu cầu khắt khe buộc doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn làm ăn lâu dài phải đáp ứng tiêu chí của họ đề ra.
Với 80% lượng nhập khẩu viên nén gỗ đến từ Việt Nam, Hàn Quốc xác định Việt Nam là thị trường quan trọng cung cấp nguyên liệu này trong thời gian tới, phục vụ chiến lược về phát triển năng lượng sinh khối của quốc gia này.