Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếChính sách thương mại bế tắc của châu Âu

Chính sách thương mại bế tắc của châu Âu

 

US-EU1

Mọi con mắt hiện dồn về cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), trong đó Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã khởi động đàm phán từ mùa hè năm 2013. Điều này cho thấy mối quan tâm, cũng như tầm quan trọng của thỏa thuận này đang được đánh giá quá cao bởi những người ủng hộ và phản đối. Bởi vậy, chúng ta đang sao nhãng những thách thức mới thực sự đối với châu Âu trong khu vực kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương trước sự ra đời của một số hiệp định thương mại tự do siêu khu vực do Mỹ hay Trung Quốc dẫn đầu.

Với các cuộc tranh luận tốn nhiều công sức và giấy bút trên báo chí và trên phương tiện truyền thông trực tuyến, bạn có thể nên để TTIP sang một bên, và thay vào đó là nên tập trung quan tâm đến sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức lập pháp kết hợp với một cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư - nhà nước, mà có thể sẽ dẫn đến sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường và tiêu chuẩn xã hội, gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống dân chủ của chúng ta. Tuy nhiên, những kịch bản này không có khả năng xảy ra. Các cuộc đàm phán quá phức tạp và đa tầng và mức độ lợi ích công cộng hiện nay đang quá cao đối với ngành công nghiệp vận động hành lang để thực hiện cho bằng được mong muốn và lợi ích cá nhân của nó.

Tương tự, giả sử nếu các cuộc đàm phán TTIP thành công, thỏa thuận này không có nghĩa là sự cứu đỗi cho nền kinh tế ốm yếu của châu Âu, và sẽ làm thất vọng rất nhiều người đã từng ủng hộ nó. Theo một nghiên cứu được trích dẫn bởi Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế, thậm chí là một thỏa thuận đầy tham vọng, TTIP cũng sẽ chỉ giúp tạo ra thêm 0,5% tăng trưởng hàng năm của châu Âu, và chỉ có hiệu quả trong khoảng thời gian 10 năm. Với những con số này, có vẻ chúng ta đã hơi quá lời khi ca tụng TTIP như theo lời của nguyên Cao ủy Thương mại EU Karel De Gucht là "gói kích thích kinh tế với giá rẻ nhất".

Theo đánh giá ban đầu có thể kết luận rằng sự năng động kinh tế châu Âu có thể mong đợi từ TTIP sẽ chỉ đủ để bù đắp những thiệt hại mà EU sẽ phải đối mặt trong khu vực kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Khu vực kinh tế đã có sự gia tăng hội nhập kinh tế nhanh chóng trong những năm gần đây, và được thúc đẩy bởi một số thỏa thuận siêu khu vực. Mỹ đang đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với các nền kinh tế nặng ký như Nhật Bản, Canada và Australia, cùng với 8 nền kinh tế năng động khác. Chương trình nghị sự đàm phán TPP với nguyên tắc toàn diện tương tự như của TTIP và bao hàm nhiều chủ đề vượt ra khỏi các cuộc đàm phán truyền thống trong vấn đề loại bỏ thuế quan. Trung Quốc cũng đang dẫn đầu trong đàm phán hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại tự do, với một số quốc gia châu Á. Hơn nữa, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang tham gia vào các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do ba bên.

Những siêu khu vực sẽ hạ thấp các rào cản thương mại đối với các công ty từ các nước tham gia ký kết và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư nội khối. Tuy nhiên, các thỏa thuận này sẽ đồng thời làm giảm các cơ hội xuất khẩu có sẵn cho các nhà sản xuất của các quốc gia không tham gia với họ. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn hơn cho các công ty châu Âu trong việc tham gia vào các chuỗi giá trị và thị trường bán hàng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. TPP cũng đang đe dọa làm suy yếu tham vọng của EU trong việc tạo lập các chính sách thương mại chính sách cho thế kỷ 21 và điều này thể hiện rõ trong các cuộc đàm phán xuyên Đại Tây Dương. Trong khi quá trình đàm phán TTIP đang có nhiều bất đồng và dậm chân tại chỗ thì các cuộc đàm phán TPP lại đang thẳng tiến, và Washington sẽ một lần đưa ra nhiều quyết định về TPP cho Brussels trong cuộc đàm phán TTIP. Nó sẽ thể hiện rằng Mỹ sẽ trên cơ trong các điều khoản của chính sách thương mại.

Châu Âu hiện chưa đưa ra được phản ứng tương ứng với thách thức đến từ các thỏa thuận siêu khu vực trong khu vực kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Sau khi các cuộc đàm phán đa phương của WTO bị đình trệ vào khoảng giữa thập niên vừa qua, Brussels tập trung vào đàm phán các hiệp định song phương. Theo đánh giá thì đây chiến lược hỗn hợp, Châu Âu đang nỗ lực lấy lại sự cân bằng bằng cách ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương với Hàn Quốc, Singapore và Canada, nhưng các cuộc đàm phán với Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản hiện đang rất khó khăn.

Để thành công trong tiến trình hội nhập khu vực, EU phải vượt qua những bế tắc trong các FTA song phương hiện tại và đặt chính sách thương mại của mình trên một nền tảng rộng lớn hơn. Mở lại các cuộc đàm phán TTIP với các nước khác sẽ là bước đầu tiên theo hướng này. Brussels cũng cần đáp ứng sự thúc giục của Bắc Kinh và bắt đầu một thỏa thuận tự do thương mại lý tưởng với các nước châu Á khác. Tuy nhiên, về dài hạn, chính sách thương mại của EU phía trước không thể không có WTO. Những gì nên làm bây giờ là giúp vòng đàm phán Doha đang bế tắc sẽ được ký kết với một mức độ tham vọng ít hơn để sau đó tiếp tục tu chỉnh sâu rộng thể chế này.

Theo http://www.bilaterals.org/ - PT

Từ khóa: Chính sách thương mại, bế tắc, châu Âu, EU

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007422508
Go to top