Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếĐàm phán thương mại Mỹ - EU: Thiết lập lại tiêu chuẩn toàn cầu cho thương mại nông nghiệp

Đàm phán thương mại Mỹ - EU: Thiết lập lại tiêu chuẩn toàn cầu cho thương mại nông nghiệp

 

US-EU2

Không phải lần đầu tiên Mỹ và Liên minh châu Âu có mâu thuẫn xoay quanh vấn đề liên quan đến nông nghiệp.

Hiện giờ EU và Mỹ đang trở thành tâm điểm chú ý khi 2 bên chính thức đàm phán Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP). Nhiều vấn đề nổi bật đã được đưa ra đàm phán giữa hai bên trong nhiều năm trước cả khi các cuộc đàm phán TTIP bắt đầu nhưng vẫn không đạt được nhiều tiến bộ. Không nên cho rằngchuyển từ thảo luận sang đàm phán thương mại song phương sẽ mang lại nhiều tiến bộ hơn – hai bên sẽ không linh hoạt hơn so với khi đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác.

Điều này có nghĩa là học hỏi kinh nghiệm trước đây, có phương pháp tiếp cận sáng tạo, có mục tiêu rõ ràng và cụ thể cùng với cam kết đạt được mục tiêu sẽ quyết định các cuộc đàm phán diễn ra như thế nào và những tiền lệ gì những cuộc đàm phán này sẽ thiết lập cho thương mại nông nghiệp toàn cầu trong tương lai.

Mỹ và EU đều là các nền kinh tế lớn và có ảnh hưởng đáng kể, cả 2 đều tham gia vào các tổ chức thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn như Codex Alimentarius và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE). Do đó, chắc chắn rằng bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến an toàn sức khỏe hoặc thực phẩm được thông qua trong đàm phán TTIP sẽ cóảnh hưởng trênthế giới và đặc biệt sẽ tác động đến các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế.

Cả Mỹ và EU đều là thị trường nông sản lớn và quan trọng đối với đối phương. Tuy nhiên, theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ ước tính, từ năm 1992 đến năm 2012, giá trị tổng lượng nông sản EU xuất khẩu hàng năm sang Mỹ đã tăng từ 5,7 tỷ USD lên17,8 tỷ USD – tức tăng 12,1 tỷ USD - trong khi tổng lượng nông sản Mỹ xuất khẩu hàng năm sang EU trong cùng thời gian đó tăng từ 9,7 tỷ USD lên 12,1 tỷ USD – tức là chỉ tăng 2,4 tỷ USD.

Không chỉ có tăng trưởng xuất khẩu nông sản từ Mỹ sang EUít hơn so với tăng trưởng xuất khẩu nông sản từ EU sang Mỹ, thị phần nông sản xuất khẩu của Mỹ sang EU so với tổng lượng nông sản Mỹ xuất khẩu đã giảm từ 13% năm 2002 xuống còn 8% vào năm 2012. Nếu TTIP được ký kết thành công thì đây sẽ là FTA lớn nhất của Mỹ, chiếm 45% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới và 12% dân số thế giới. TTIP sẽ cho phép Mỹ giải quyết sự khác biệt này trong thương mại nông nghiệp giữa hai khu vực và tiếp cận thị trường nông nghiệp EU nhiều hơn để đạt được sự cân bằng. Nhưng Mỹ có kế hoạch như thế nào để nắm bắt thị trường nông sản EU thông qua TTIP?

Kế hoạch nắm bắt thị trường nông sản EU thông qua TTIP

Nhìn chung, các vấn đề về thuế quan trong phạm vi của TTIP sẽ đóng vai trò không lớnvì thuế quan trung bình của cả Mỹ và EU đã khá thấp. Biểu thuế năm 2014 do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố cho thấy Mỹ miễn 30% dòng thuế nông nghiệp và 44% dòng thuế nông nghiệp khác là từ 0% đến 5%. Khoảng 32% dòng thuế nông nghiệp của EU đang bằng 0 và 10% tổng số dòng thuế nông nghiệp của EU là từ 0% và 5%. Tuy nhiên, với mức độ thương mại giữa hai bên đàm phán, việc xoá bỏ thuế nhiều hơn nữa sẽ đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho cả hai bên.

Giải quyết hạn ngạch thuế suất hiện hành của EU ví dụ như hạn ngạch thuế suất trên các sản phẩm từ thịt lợn là một khía cạnh có lợi cho Mỹ nếu đàm phán TTIP thành công. EU đã thiết lập hạn ngạch thuế quan thịt lợn cho tất cả các thành viên WTO là 70,000 tấn/năm (ít hơn 1% tổng lượng thịt lợn tiêu thụ của EU). Hạn ngạch nàylà không phù hợp vớitiêu chuẩn 5% lượng tiêu thụ (tương đương hơn 1 triệu tấn) được đặt ra trong Vòng Uruguay. Hơn nữa, thuế quan đối với thịt lợn nằm trong hạn ngạch khoảng từ 325 USD/ tấn đến 1,020 USD/tấn. Còn thuế quan đối với thịt lợn nằm ngoài hạn ngạch thì cao đến mứccác nước gần như không thể xuất khẩu sản phẩm thịt lợn ngoài hạn ngạch vào thị trường EU.

Sự kỳ vọng rất lớn vào TTIPkhông chỉ nằm ở việc xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch để thúc đẩy thương mại. Xoá bỏ thuế quan sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu không giải quyết các rào cản phi thuế quan phi lý, bao gồm cả các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS) và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại – những biện pháp thường được sử dụng để ngăn chặn thương mại thực phẩm và nông nghiệp. Nếu TTIP ký kết thành công, các quyết định dựa trên khoa học sẽ là cơ sở chính trong việc giải quyết các rào cản SPS ở hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên, Mỹ và EU rõ ràng có cách tiếp cận khác nhau đối với việc đánh giá an toàn thực phẩm và quản lý rủi ro trong hệ thống nông nghiệp và thực phẩm.

Nguyên tắc phòng ngừa (PP)nằm trong quy định của EU (EC 178/2002), nhưng quan trọng hơn, nguyên tắc này đã ăn sâu vào tâm trí và thái độ của người dân EU. Trong khi dựa trên Hiệp định của WTO về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ (Hiệp định SPS), PP của EU đã được thực thi trong một phạm vi rộng hơn so với ý định ban đầu của WTO. Mặc dù PP đáng lý chỉ sử dụng trong các tình huống có thể xảy ra nguy cơ, nhưng EU lại có xu hướng sử dụng PP đối với cả những vấn đề mà khoa học không chắc chắn có nguy cơ tồn tại, hoặc có các bằng chứng khoa học trái ngược nhau, chẳng hạn như lệnh cấm của EU về ractopamine - một phụ gia thực phẩmcó tác dụng cải thiện hiệu quả hấp thu, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nạc đối với lợn và gia súc.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ(FDA) chấp thuận việc sử dụng ractopamine trong năm 1999 và năm 2012. Codex – tổ chức đặt ra những tiêu chuẩn quốc tế cho các sản phẩm thực phẩm, thông qua một mức dư lượng tối đa (MRL) dành cho ractopamine và đây cũng là tiêu chuẩn quốc tế theo quy định của WTO. Bất chấp sự chấp thuận của FDA và tiêu chuẩn MRL đã được quốc tế thông qua, EU vẫn tiếp tục cấm nhập khẩu thịt lợn có chứa ractopamine.

EU là thị trường lớn thứ hai trên thế giới về tiêu thụ thịt lợn với tổng lượng tiêu thụ đạt 22,5 triệu MT hàng năm. EU nên trở thành thị trường quan trọng cho thịt lợn chất lượng cao có giá rẻ của Mỹ. Nhưng do hạn ngạch thuế quan và lệnh cấm ractopamine của EU, theo báo cáo năm 2012 của Hội đồng các nhà sản xuất thịt lợn quốc gia Mỹcho biết Mỹ chỉ xuất khẩu được 4,889 tấn thịt lợn sang EU. Lệnh cấm ractopamine của EU không dựa trên bằng chứng khoa học hợp lý hoặc các mối lo ngại về an toàn thực phẩm hợp pháp, rõ ràng đã vi phạm Hiệp định SPS của WTO. Trong văn bản dự thảo của TTIP vừa được Ủy ban EU ban hành, về phạm vi SPS, người ta có thể thấy EU tiếp tục khăng khăng không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và không đồng ý lấy khoa học là nền tảng của việc đánh giá an toàn thực phẩm.

Ngôn ngữ trong bản dự thảo TTIP cho thấy EU hoàn toàn coi thường các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế. EU đã phản đối khi Codex phê duyệt MRL cho ractopamine. Ngôn ngữ dùng trong TTIP có nghĩa rằng nếu EU đã phản đối dung sai và MRLs được thông qua bởi Codex, thì EU sẽ không cần duy trì tiêu chuẩn đó đối với TTIP. Điều này cũng mâu thuẫn với Hiệp định SPS của WTO. Nếu EU tiếp tục áp dụng PP theo cách mà EU đang làm hiện nay và bác bỏ các tiêu chuẩn quốc tế đối với ractopamine cùng với các tiêu chuẩn quốc tế khác, thì tính hợp pháp của Codex và Hiệp định SPS có thể sẽ bị suy yếu.

Tác giả: Gina A Tumbarello, giám đốc chính sách và thương mại quốc tế của Hiệp hội thức ăn gia súc công nghiệp Mỹ

Theo http://www.globalmeatnews.com - TV

Từ khóa: Đàm phán, thương mại, Mỹ, EU, tiêu chuẩn toàn cầu, nông nghiệp, nông sản, TTIP

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007421710
Go to top