Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếChủ nghĩa Bảo hộ Mậu dịch của Hoa Kỳ đang làm xói mòn sức hấp dẫn của nước này ở Châu Á

Chủ nghĩa Bảo hộ Mậu dịch của Hoa Kỳ đang làm xói mòn sức hấp dẫn của nước này ở Châu Á

Việc rút khỏi thương mại tự do của Hoa Kỳ với Châu Á đã làm suy yếu ảnh hưởng chính trị của nước này và giúp Trung Quốc chiếm thế thượng phong

us

Các chính sách thương mại của Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và việc thiếu một chương trình nghị sự kinh tế cho Đông và Đông Nam Á đã trở thành chủ đề tiếp cận của họ trong việc quản lý “chiến lược cạnh tranh” giữa Hoa kỳ - Trung Quốc.

Theo các báo cáo này, Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch Hoa Kỳ làm suy yếu sức hút kinh tế của của nước này ở Đông Á – và ảnh hưởng chính trị bắt nguồn từ nó – vào thời điểm mà nó đã bị xói mòn do sự phụ thuộc ngày càng tăng vào thương mại, đầu tư và các thể chế trong khu vực của Trung Quốc như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Thay vào đó, Hoa Kỳ nên áp dụng chính sách ngoại giao kinh tế cởi mở, quay trở lại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và cho phép các nhà xuất khẩu trong khu vực tiếp cận thị trường lớn hơn.

Từ quan điểm của Hoa Kỳ, việc hạn chế mở cửa kinh tế đối với Trung Quốc là cần thiết để bảo vệ cơ sở công nghiệp của nước này, giảm bớt sự phụ thuộc nhập khẩu của nó trong các lĩnh vực quan trọng và giảm nhẹ tiềm năng đối với Trung Quốc coi sự lệ thuộc lẫn nhau là vũ khí.

Nhưng các hạn chế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhằm trừng phạt và các chính sách công nghiệp nhằm làm xói mòn thị phần của các công ty châu Á được Đông Á coi là bất lợi đến “các quy định-dựa trên trật tự quốc tế” và sự thịnh vượng của Đông Á.

Tuy nhiên, các chính sách hiện tại của Hoa Kỳ không tệ hơn các chính sách được theo đuổi trong quá khứ đối với các nền kinh tế Đông Á mới nổi. Thâm hụt thương mại kéo dài của Hoa Kỳ với Đông Á cũng đảm bảo nước này vẫn là một đối tác kinh tế và người bảo đảm an ninh quan trọng nhất trong khu vực.

Vai trò của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) trong việc thúc đẩy các dòng chảy thương mại và đầu tư ở Đông Á là đề tài tranh luận trong nhiều thập niên. Các nhà phê bình của chủ nghĩa khu vực Đông Á từ lâu đã tranh luận rằng sự hội nhập “lỏng lẻo” mà ASEAN và các đối tác theo đuổi mang lại lợi ích kinh tế ít ỏi.

Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây điều tra các ảnh hưởng của khu vực FTA đưa ra nhiều vấn đề khác nhau – FTA có khuynh hướng thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia kém phát triển nhưng lại có tác động rất nhỏ đối với các nền kinh tế có thu nhập trung bình và cao.

Trong khi mức độ tự do hoá theo CPTPP là đáng kể hơn nhiều, nó không phải là một đề nghị nhân từ về tiếp cận thị trường “tự do” nhưng là kết quả của một thoả thuận khó khăn do Hoa Kỳ thúc đẩy. Tương tự, Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) cũng nhằm mục đích thúc đẩy các quy định có lợi cho Hoa Kỳ.

Nhưng ngoại giao thương mại Hoa Kỳ - Đông Á thường tập trung vào việc bảo vệ các lợi ích kinh tế hạn hẹp của Hoa Kỳ. Sự xung đột thương mại với Nhật Bản trong những năm 1980 “những hạn chế tự nguyện” đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan và Hàn Quốc từ những năm 1990, cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với giải pháp khu vực cho cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và việc gia nhập WTO đầy tranh cãi của Trung Quốc đều chứng minh điều này.

Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch cũng đã được chứng minh là không có ý nghĩa trong quá khứ. Một lý do cho điều này là sự mạnh mẽ của mạng lưới sản xuất khu vực lấy Trung Quốc làm trung tâm. Chính sách của Hoa Kỳ có thể làm suy yếu những điều này, nhưng nó không thể thay đổi đáng kể nền kinh tế hỗ trợ nước này và khả năng phục hưng sản xuất của Hoa Kỳ vẫn rất khó xảy ra. Khả năng cô lập Trung Quốc trong mạng lưới sản xuất chế tạo là hạn chế.

Một lý do khác liên quan đến các mô hình tiêu dùng và tiết kiệm. Hoa Kỳ vẫn là thị trường trọng điểm của khu vực chừng nào nước này tiêu thụ nhiều hơn sản xuất và tiết kiệm rất ít, trong khi các nền kinh tế Đông Á làm ngược lại.

Đại dịch Covid-19 củng cố mô hình này khi Trung Quốc phản ứng bằng các biện pháp thúc đẩy sản xuất từ phía cung, trong khi Hoa Kỳ nâng cao tiêu dùng bằng các chính sách từ phía cầu. Trung Quốc kết thúc bằng thặng dư thương mại kỷ lục và Hoa Kỳ với một mức thâm hụt kỷ lục. Hình ảnh của một Hoa Kỳ theo chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và một Trung Quốc cởi mở không phù hợp với thực tế.

Tuy nhiên, chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực dựa vào tham gia mạng lưới sản xuất trong khu vực. Những công ty này chủ yếu hoạt động để đáp ứng nhu cầu của Hoa Kỳ và Châu Âu bằng cách sử dung dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu. RCEP và hệ thống khu vực lấy Trung Quốc làm trung tâm chỉ có thể cung cấp một giải pháp thay thế nếu nước này cũng cung cấp thêm nhu cầu và vốn.

Nhưng Trung Quốc đưa ra những tín hiệu trái chiều. Mục tiêu lâu dài là nâng cao tiêu dùng trong nước mang lại nhiều cơ hội thị trường, nhưng khái niệm về tuần hoàn kép cho thấy rằng trách nhiệm là làm thoả mãn nước này với cung trong nước.

Việc tham gia vào chuỗi cung ứng của các công ty công nghệ Trung Quốc sẽ mang lại phần thưởng cho các nhà cung cấp trong khu vực, tuy nhiên Trung Quốc cũng tuyên bố tự chủ về công nghệ, che mờ viễn cảnh này. Nguồn tài trợ của Trung Quốc rất quan trọng đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng khu vực, nhưng các dự án thường trở nên không như mong đợi và nguồn vốn gần đây đã cạn kiệt.

Việc thực hiện các chính sách đối nội của Trung Quốc sẽ quyết định tương lai của cấu trúc kinh tế Đông Á. Nếu các nhà lãnh đạo khu vực kỳ vọng thị trường Trung Quốc sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, thì vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực sẽ suy yếu nghiêm trọng.

Nhưng Hoa Kỳ có thể giảm nhẹ sự mất uy tín – bắt nguồn từ sự lơ là đối với phúc lợi của Đông Á – nếu nước này có thể thuyết phục khu vực rằng thị trường của họ sẽ tiếp tục mở cửa cho xuất khẩu châu Á và tham vọng đàm phán lại trật tự kinh tế khu vực có phạm vị hạn chế. Và về phòng thủ là bản chất.

Mặc dù các xem xét về chính trị trong nước và an ninh quốc gia có thể ngăn cản sự trở lại của CPTPP và hạn chế tham vọng của IPEF, nhưng Hoa Kỳ cũng có thể tranh luận rằng việc hạn chế tiếp xúc với Trung Quốc thông qua “kết bạn” mang lại lợi ích cho khu vực.

Dữ liệu của OECD về thương mại trong giá trị gia tăng cho thấy rằng hơn nửa giá trị gia tăng của Đông Á trong các sản phẩm tiêu thụ ở Hoa Kỳ được sản xuất ở Trung Quốc, trong khi chưa đầy 1/5 trong số đó đến từ ASEAN. Việc làm nghiêng cán cân có lợi cho ASEAN có thể xoa dịu lo ngại về việc Hoa Kỳ rút khỏi nền kinh tế khu vực.

*Tiến sĩ Tamás Mészáros là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trường Cao học Truyền thông và Quản trị, Đại học Keio

Nguồn: Asia Times

Từ khoá: chủ nghĩa bảo hộ,Hoa Kỳ, Châu Á, RCEP, CPTPP, khu vực, FTA, IPEF, OECD

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392594
Go to top