Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnQuản lý rủi ro: Xây dựng khả năng phục hồi cho chuỗi cung ứng trong một thế giới đầy rủi ro

Quản lý rủi ro: Xây dựng khả năng phục hồi cho chuỗi cung ứng trong một thế giới đầy rủi ro

13 linh 15.04.2024

Các nhà quản lý chuỗi cung ứng và logisticsrất quan tâm đến sự căng thẳng ngày càng leo thang ở các quốc gia trên thế giới, tình trạng hạn hán ở Kênh đào Panama và những vấn đề nhức nhốiđang nổi lên liên quan đến an ninh mạng. Dưới đây là một vài chiến lược chủ động điều hướng chuỗi cung ứng trong bối cảnh những rủi ro hoàn toàn mới đang rình rập ở khắp mọi nơi.

Nhìn chung, các rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau. Chẳng hạn như không thể tìm kiếm nhà cung cấp, nhà máy xảy ra vấn đề dẫn đến sự chậm trễ trong việc sản xuất, hoặc thiên tai khiến cho mọi hoạt động phải ngừng lại, và sự kiện “thiên nga đen” đôi lúc có thể xảy ra sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành đơn hàng đúng thời hạn của các doanh nghiệp.

Tất nhiên, đây chưa phải là toàn bộ những rủi ro. Nhưng khi định luật Murphy bắt đầu có hiệu lực, thì rất có khả năng một vấn đề xảy ra là do các nguyên nhân kể trên.

Đại dịch đã làm thay đổi tất cả mọi thứ, kể cả sau đại dịch thì những rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng vẫn len lỏi khắp mọi ngóc ngách. Hiện nay, các rủi ro đó ẩn mình dưới nhiều hình dạng và quy mô khác nhau, trong đó bao gồm an ninh mạng, ESG, tình trạng thiếu hụt lao động, địa chính trị bất ổn, biến động kinh tế, những vấn đề liên quan đến chất lượng và nhu cầu khách hàng ngày càng tăng là một số hình thái của rủi ro mà các doanh nghiệp phải giải quyết hiện nay.

Theo Báo cáo Rủi ro Chuỗi Cung ứng năm 2024 của Everstream Analytics, hiện tượng thời tiết khắc nghiệt chính là điều mà các doanh nghiệp lo ngại nhất, kế tiếp là các quy luật mới trong vấn đề môi trường và những biện pháp bảo hộ  (đặc biệtgiữa Hoa Kỳ và Trung Quốc).

Dựa trên báo cáo, các nhà quản lý chuỗi cung ứng rất quan ngại về tình trạng căng thẳng leo thang ở các quốc gia trên thế giới, cũng như vấn đề thiếu hụt nông sản. Trong số đó, các cuộc tấn công vào tàu chở hàng khu vực Biển Đỏ, tình trạng hạn hán ở Kênh đào Panama và những vấn đề mới nổi liên quan đến an ninh mạng là những mối bận tâm hàng đầu đối với các nhà quản lý chuỗi cung ứng và logistics trong thời gian qua.

Michael Taelman, Giám đốc tư vấn, cải tiến hiệu suất tại Crowe, LLP, nhận thấy cấp hội đồng quản trị, cũng như lãnh đạo nói riêng ngày càng có nhận thức cao hơn về rủi ro chuỗi cung ứng.

Taelman cho biết: “Nhìn chung, các doanh nghiệp có nhận thức rất rõ về những biến động tiềm ẩn của chuỗi cung ứng”. Ông cho rằng môi trường địa chính trị là một lĩnh vực rất được quan tâm tại thời điểm hiện tại. “Các vấn đề địa chính trị hiện nay đòi hỏi nhu cầu quản lý rủi ro chuỗi cung ứng ở cấp độ doanh nghiệp, theo quy mô từ trên xuống và cần đưa ra các thay đổi khi tình hình có dấu hiệu bất ổn.” 

Rủi ro là mối quan ngại chung

Suzie Petrusic, Tiến sĩ, nhà phân tích, Giám đốc và chuyên gia rủi ro của Gartner’s Supply Chain Practice, đã hợp tác chặt chẽ với các Giám đốc chuỗi cung ứng (CSCO) và đội ngũ của họ về quản lý rủi ro chuỗi cung ứng trong môi trường VUCA (biến động, không chắc chắn, phức tạp và không rõ ràng).

Petrusic hiện đang nắm giữthông tin nội bộ về những mối đe dọa tiềm ẩn cũng như các giải pháp hiện có, đồng thời ông cho rằng phần lớn các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng “ngày càng nhận thức rõ” và rất cần đến các biện pháp quản lý rủi ro mang tính hệ thống, tiết kiệm hơn về mặt chi phí.

“Có một khoảng thời gian từ năm 2019-2023, lúc đó về cơ bản thì các chuỗi cung ứng đã bị đảo lộn, chúng tôi phải đối mặt hết chuyện này đến chuyện khác. Mọi thứ cứ xoay vòng vòng và chúng tôi luôn cố gắng tìm cách giải quyết,” Petrusic nói. “Nhưng khi tua nhanh đến giai đoạn 2023-2024, hiện tại CSCO đã sẵn sàng bước ra khỏi mớ hỗn độn đó và kiểm soát được tình hình.”

Vì đây cũng là một phần của sứ mệnh, thế nên CSCO đang thực hiện những bước tiến mang tính chủ động và chiến lượcnhằm kiểm soát môi trường bất ổn trong tương lai. Bên cạnh những vấn đề đã được nhắc đến trước đó, Petrusic cho biết các doanh nghiệp đang theo dõi sát sao các quy định mới được ban hành liên quan đến việc phát triển bền vững, và họ biết rằng những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến cách họ vận hành doanh nghiệp. Ngoài ra, họ còn lo ngại về sự hạn chế nguồn tài nguyên, bao gồm nguyên liệu thô và nguyên liệu tự nhiên (khí đốt, điện, nước) và những vấn đề ESG như khí thải, rác thải bao bì.

Giải mã “sự gián đoạn”

Mặc dù “thị trường cung ứng khẩn cấp” đã từng xuất hiện trong thời kỳ đại dịch, có thể bây giờ không còn được quan tâm nữa, nhưng đối với chuỗi cung ứng thì mọi thứ vẫn chưa rõ ràng. Về phía doanh nghiệp, họ hiện đang tìm kiếm những giải pháp mới trong công nghệ, do rủi ro xuất hiện ngày càng nhiều.

Ví dụ: các nền tảng trực quan đang trở nên phổ biến hơn, nhờ vào tính năng cung cấp quãng đường vận chuyển và tình trạng hàng hoá dựa trên thời gian thực trong suốt quy trình diễn ra của chuỗi cung ứng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang sử dụng những nền tảng giám sát rủi ro theo thời gian thực để xác định lỗ hổng tiềm ẩn, dự đoán sự chậm trễ và đưa ra những hành động kịp thời để giải quyết rủi ro.

Petrusic cho biết thêm, một số tổ chức có xu hướng chủ động phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà cung cấp, trước khi mọi thứ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Trong vài trường hợp, sự chủ động đơn giản chỉ là gửi email đến nhà cung cấp để hỏi về tình trạng của một đơn hàng đang bị trì hoãn.

Thông thường, bộ phận thu muacó trách nhiệm chủ trì các buổi thảo luận, vì họ biết rõ khu vực chức năng này có thể phát hiện những vấn đề đang gặp phải (ví dụ: không thể thực hiện đơn đặt hàng, khó khăn trong việc tìm nhà cung cấp, vấn đề tài chính của nhà cung cấp, …).

Về phía doanh nghiệp, họ mong đợi sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số có thể giúp họ đề xuấtcách giải quyết phù hợp với các vấn đề trên. Ví dụ: họ muốn phần mềm quản lý rủi ro của mình đưa ra sự phản hồi tốt nhất dựa trên các chỉ số đánh giá hiệu quả (KPI) mà doanh nghiệp đã tối ưu hoá.

Petrusic cho biết: “Nếu tối ưu hóa chi phí và dịch vụ, họ muốn phần mềm cung cấp cho họ lựa chọn tốt nhất cho hai chỉ số đánh giá hiệu quả KPI đó, so với tốc độ giao hàng hoặc kết quả có tính bền vững thấp”.

“Chúng tôi coi sự bền bỉ là nhiên liệu, sự nhanh nhẹn là sức mạnh và tầm nhìn chính là tri thức”. Ông cho biết thêm đối với những doanh nghiệp có tầm nhìn; họ có thể sớm nhận ra sự gián đoạn. Nhưng hầu như đa sốcácdoanh nghiệplại không thể giải mã được “sự gián đoạn”.

Theo Petrusic, khi những doanh nghiệp có thể nhận thấy tín hiệu, họ rất cần đến sự hỗ trợ để chỉ ra cho họ cần làm gì đối với các dữ liệu có liên quan. “Tôi nên làm gì với nó?” ám chỉ mức độ sử dụng công nghệ để ứng phó với rủi ro chuỗi cung ứng.

Hãy đưa ra lựa chọn

Taelman cho biết các doanh nghiệp ngày càng chú trọng việc quản lý lao động và nhu cầu thị trường, cả hai vấn đề này đang trở nên khó khăn hơn trong môi trường kinh doanh hiện đại.

Chẳng hạn như, rất khó để tìm và giữ chân nhân côngvận hành kho hàng và vận chuyển. Việc đưa ra các dự đoán chính xác là một trong những vấn đề nhức nhối mà các công ty phải đối mặt. Do đó, các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi sang sử dụng công nghệ để giúp xác định và giải quyết những vấn đề này.

Ví dụ, Taelman cho biết các công ty như Anaplan và Gartner, Inc., giúp doanh nghiệp “theo dõi” dữ liệu liên quan đến rủi ro chuỗi cung ứng bằng cách quan sát một cách kỹ lưỡng những gì đang xảy ra mọi lúc mọi nơi trên thế giới.

Taelman nói: “Tiếp theo, họ thu thập những dữ liệu đó và tiến hành đo lường chúng.”. “Vì vậy, nếu có một cơn bão chuẩn bị đổ bộ vào đất liền, những công ty có được dữ liệu sẽ biết rằng 80% khối lượng lô hàng của họ không thể đi qua cảng biển A, họ có thể giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng cảng biển B.”

Khi đánh giá các nền tảng công nghệ được thiết kế với mục đích xác định hoặc giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp nên cân nhắc sự phức tạp của các giải pháp đó. Hãy tự hỏi bản thân rằng bạn muốn các nền tảng đó can thiệp vào hoạt động kinh doanh của bạn ở mức độ như thế nào. Bên cạnh đó,bạn nên hiểu các nền tảng sử dụng điện toán đám mây không nhất thiết phải được áp dụng vào cách bạn vận hành doanh nghiệp. ÔngTaelman nói: “Có một cách đơn giản hơn là bạn hãy lấy dữ liệu thông tin lô hàng của mình và tự phân tích chúng”.

Ngược lại, sẽ có những nền tảng quản lý rủi ro phức tạp hơn. Chúng được tích hợp hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cùng với các ứng dụng khác. Khi đưa dữ liệu vào hệ thống, bạn sẽ nhận được những đề xuất dựa trên dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp bạn. “Mất rất nhiều thời gian để áp dụng nền tảng đó lên doanh nghiệp của bạn, nhưng kết quả cuối cùng mà bạn nhận được sẽ đa dạng và cụ thể hơn gấp nhiều lần”.

Tập trung vào những điều quan trọng

Khi nghĩ về những chuyện có thể xảy ra trong tương lai, Shashank Mane, Quản lý tiếp cận thị trường, đang đảm nhiệm khâu sản xuất tại Capgemini, cho biết các đơn vị chuyển gửi hàng hoátốt hơn hết là họ nên chuẩn bị tinh thần cho sự gián đoạn chuỗi cung ứng theo thời gian.

Ví dụ, tại thời điểm tác giả nghiên cứu, số lượng tàu đi qua kênh đào Panama đã giảm xuống còn 24 chiếc mỗi ngày so với 36 chiếc trước đó. Những vụ việc như vậy sẽ nhanh chóng tạo ra sự hạn chế về năng suất, dẫn đến chi phí vận chuyển ngày càng cao. Điều này lại gây thêm áp lực về mặt chi phí cho chuỗi cung ứng.

Các kịch bản tương tự cũng đang diễn ra ở Biển Đỏ, khu vực mà 30% lưu lượng container của thế giới đi ngang qua bằng đường biển. Sự tấn công vào tàu chở hàng trong khu vực này đã ảnh hưởng đến nhiều loại hàng hoá khác nhau, đồng thời gây thêm áp lực về chi phí cũng như thời gian vận chuyển.

Mane nói: “Đây chỉ là một vài rủi ro trong hàng loạt các rủi ro cũng như những thách thức hoàn toàn mới”. “Do đó, mặc dù mọi chuyện nhìn thì có vẻ tốt hơn sau đại dịch COVID, nhưng giờ đây chúng ta đang đi lùi một bước và một lần nữa đối mặt với tình trạng lũng đoạn, cũng như vật giá gia tăng.”

Luôn trong tâm thế sẵn sàng

Khi phát triển các chiến lược giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng, Petrusic yêu cầu các doanh nghiệp hãy tập trung vào những điều quan trọng nhất đối với họ. Bằng cách này, bạn sẽ luôn chú tâm vào những gì thực sự quan trọng đối với mình. Từ đó, bạn có thể bảo vệ những ưu tiên của mình khỏi các nguy cơ tiềm ẩn, đồng thời hạn chế rủi ro khi có vấn đề xảy ra.

Petrusic nói rằng: “Nếu bạn không quan tâm đến bất cứ điều gì, thì chẳng có rủi ro nào tồn tại cả.” “Xác định những điều thực sự quan trọng đối với bạn chính là điểm khởi đầu tốt nhất. Dựa vào đó, bạn mới có thể ưu tiên việc quản lý rủi ro xoay quanh những tiêu chí đã đề ra.”

Và hãy chắc chắn có nhiều bên liên quan cùng tham gia vào hoạt động này, bạn nên biết rằng khi rủi ro xuất hiện, không chỉ các lĩnh vực như logistics, chuỗi cung ứng và vận tải mới bị ảnh hưởng. Petrusic cho rằng: “Những công việc này không thể thực hiện một cách tách biệt”. “Điều bạn cần là sự liên kết trong nội bộ doanh nghiệp, giữa các bên liên quan và các bộ phận chức năng.”

Nguồn: Logistics Management

Từ khóa: chuỗi cung ứng, quản lý rủi ro, doanh nghiệp 

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007405905
Go to top