Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnThu giữ carbon trên con đường quan trọng hướng tới phát thải ròng bằng 0

Thu giữ carbon trên con đường quan trọng hướng tới phát thải ròng bằng 0

14 lanh 15.04.2024

Khi thế giới chạy đua để giảm thiểu rủi ro khí hậu và hạn chế lượng khí thải CO2, nhu cầu về công nghệ khử cacbon với quy mô công nghiệp và tiết kiệm chi phí ngày càng tăng. Những dự án thu hồi carbon là một phần quan trọng của quá trình chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên việc triển khai các dự án này chứa đựng thách thức và cơ hội.

Khi nhiệt độ Trái đất ngày càng cao đe dọa sự sống trên hành tinh, các tổ chức và chính phủ nhiều quốc gia đang đối mặt áp lực ngày càng tăng trong việc hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính.

Sự chú ý ngày càng tập trung vào tác động có hại của khí thải Carbon Dioxide (CO2). Cộng đồng doanh nghiệp đang đánh giá các chiến lược khử cacbon, chẳng hạn như áp dụng thu hồi, sử dụng và lưu trữ cacbon (CCUS).

Thu giữ carbon trực tiếp tại nguồn phát thải có thể là yếu tố quan trọng để một số ngành công nghiệp đạt được mức phát thải ròng bằng 0. Tuy nhiên trước những thách thức về nguồn tài chính khi thực hiện dự án, việc giảm thiểu rủi ro liên quan đến công nghệ, môi trường và trách nhiệm pháp lý của những dự án đã nêu là điều tối quan trọng.

Con đường dẫn đến phát thải ròng bằng 0

Để ngăn chặn những tác động tồi tệ của biến đổi khí hậu cũng như bảo tồn hệ sinh thái cân bằng của Trái đất, mức tăng nhiệt độ toàn cầu phải được giới hạn ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trên tiến trình hướng đến mục tiêu nêu trên, Thỏa thuận Paris vạch ra lộ trình giảm 45% lượng khí thải carbon toàn cầu vào năm 2030, trước khi đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Trong bối cảnh việc ngăn chặn phát thải tất cả các loại khí nhà kính thải vào khí quyển dường như là một nhiệm vụ bất khả thi, xúc tiến triển khai các công nghệ CCUS đang trở thành một lựa chọn khử carbon hấp dẫn.

Toàn bộ chuỗi giá trị thương mại về năng lượng và tài nguyên thiên nhiên thông qua khai thác, vận chuyển hay sử dụng đều tạo ra lượng lớn carbon. Do vậy, ngành này đang đầu tư lớn vào các dự án CCUS.

Việc áp dụng các công nghệ CCUS đang là xu hướng chính đối với chuỗi năng lượng toàn cầu, trong đó Hoa Kỳ dẫn đầu về đầu tư để thu giữ lượng khí thải carbon. Xứ cờ hoa đã đầu tư 3,7 tỷ USD để tài trợ hàng loạt dự án CCUS. Theo đó các cơ sở đang hoạt động hiện thu được 23,7 triệu tấn CO2/năm. Đến năm 2030, việc mở rộng thu giữ cacbon sẽ đạt mức 113,5 triệu tấn CO2/năm. Để so sánh, châu Âu hiện chỉ thu được 2,7 triệu tấn CO2/năm nhưng có kế hoạch tăng lên 80,4 triệu tấn/năm vào năm 2030.

Việc tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch là yếu tố bắt buộc cho đến khi năng lượng xanh có thể đáp ứng đủ nhu cầu của thế giới. Tuy nhiên, hàng loạt tổ chức trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau đặt câu hỏi liệu CCUS là giải pháp tạm thời hay vĩnh viễn. Những cơ sở phát thải lớn, chẳng hạn như các doanh nghiệp công nghiệp nặng, giờ đây có cơ hội thu được lượng khí thải cao và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Ví dụ, lĩnh vực xây dựng chiếm 38% lượng khí thải carbon toàn cầu; do vậy, bằng cách triển khai CCUS, ngành vừa nêu có thể đạt được những bước phát triển bền vững đáng kể.

Bất chấp những cơ hội rõ ràng trên lộ trình hướng tới phát thải ròng bằng 0, việc tích hợp các công nghệ CCUS mang đến nhiều rủi ro và thách thức mới.

Những thách thức của công nghệ CCUS

Mặc dù Cơ quan Năng lượng Quốc tế ghi nhận động lực triển khai CCUS ngày càng tăng trong những năm gần đây, các dự án thu hồi carbon vẫn phải đối mặt nhiều thách thức trong tiến trình phê duyệt và triển khai thực hiện.

  • Thời gian cấp phép và phê duyệt dự án bị kéo dài

Bất chấp sự ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ đối với công nghệ thu giữ và cô lập carbon tại các nhà máy than và khí đốt tự nhiên, quy trình xin giấy phép giếng phun Loại VI từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) để xây dựng các dự án CCUS có thể kéo dài vô tận. Thời gian cấp phép kéo dài có thể gây ra sự chậm trễ nghiêm trọng trong quá trình phát triển của các dự án đã nêu; trong một số trường hợp, phải mất tới sáu năm để có được giấy phép cần thiết.

Trong nỗ lực đạt được sự linh hoạt và hỗ trợ cao hơn đồng thời khắc phục quy trình chậm chạp của liên bang, một số bang ở Hoa Kỳ đang tìm cách đẩy nhanh quá trình cấp phép thông qua áp dụng quyền lực tiểu bang. Tuy nhiên, các đơn đăng ký cấp tiểu bang vẫn đang chờ EPA phê duyệt, với hơn 70 đơn đăng ký giấy phép Loại VI còn tồn đọng tại tám tiểu bang chỉ tính riêng trong năm 2023.

  • Sự phản đối từ các tổ chức phi chính phủ

Các tổ chức phi chính phủ về môi trường (NGO) có thể phản đối sự tham gia của các ngành công nghiệp truyền thống vào các dự án khử cacbon. Lập luận của họ là những ngành này có thể cố gắng sử dụng CCUS để kéo dài tuổi thọ của nhiều dự án sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

  • Sự không chắc chắn về giá carbon

Trong khi giá trị của việc thu hồi carbon về mặt môi trường là rõ ràng thì giá carbon như một sản phẩm có thể giao dịch lại thường không minh bạch. Vì CO2 được thu giữ và lưu trữ không có giá trị thương mại xác định, do đó, thị trường carbon tiềm ẩn rủi ro tài chính.

  • Thách thức về vốn

Việc xác định nguồn vốn cho các dự án CCUS thường gặp khó khăn trong bối cảnh cần hàng tỷ USD vốn đầu tư cho các dự án quy mô loại này.

  • Thu hút sự chú ý của nhân tài chủ chốt

Tìm kiếm nhân tài với những kỹ năng phù hợp là một thách thức. Ngành này đòi hỏi những công việc chưa từng tồn tại trước đây. Chính phủ Anh ước tính rằng CCUS có thể tạo 50.000 việc làm vào năm 2050, sự thiếu hụt nhân tài sẽ đóng vai trò là nút thắt cổ chai khi lĩnh vực thu giữ cacbon phải cạnh tranh trong thu hút nhân tài với các ngành khác.

  • Rủi ro đối với quan hệ công chúng

Mặc dù bất kỳ tiến triển nào trong quá trình khử cacbon có thể mang đến kết quả tích cực, lo ngại của công chúng về rò rỉ cacbon có nghĩa là nhiều cá nhân có thể phản đối việc triển khai cơ sở hạ tầng và hoạt động của CCUS. Vì vậy, các chương trình giáo dục là cần thiết để xoa dịu những lo lắng về rủi ro sức khỏe cũng như những tác động tiêu cực tiềm ẩn.

  • Cơ hội của việc thu giữ cacbon

Bất chấp nhiều thách thức, CCUS cho thấy tiềm năng đầy hứa hẹn. Với sự ủng hộ của chính phủ, Hoa Kỳ có thể đầu tư 100 tỷ USD vào năm 2030 và 600 tỷ USD vào năm 2050 cho các dự án CCUS. Sự gia tăng đầu tư được phản ánh khá rõ ràng thông qua những hỗ trợ tài chính trên nền tảng hệ thống pháp lý của xứ cờ hoa. Bất kỳ tổ chức nào tiến hành kinh doanh tại Mỹ đều có thể được hưởng lợi từ Đạo luật Giảm lạm phát (IRA), đạo luật mang lại những ưu đãi to lớn cho các dự án CCUS.

Trên cơ sở IRA, trong mười năm tới, các ưu đãi thuế và tín dụng thuế trị giá khoảng 370 tỷ USD sẽ dành cho các nhà phát triển các dự án năng lượng tái tạo, từ trang trại gió, nhà máy năng lượng mặt trời đến hệ thống thu hồi carbon.

Việc tham gia vào những dự án CCUS cho phép chính phủ các quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới, đáp ứng các mục tiêu ESG và đặt ra các tiêu chuẩn bền vững trong nhiều lĩnh vực và trên quy mô toàn cầu. Ví dụ, cùng thời điểm Chính phủ Anh công bố 100 giấy phép mới để thăm dò dầu khí ở Biển Bắc, họ cũng công bố kế hoạch thu hồi carbon; điều này cho thấy xứ sương mù đang cố gắng đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng trong nước đồng thời vươn lên vị trí dẫn đầu trong phát triển các dự án CCUS.

Thị trường CCUS mang đến cơ hội đáng kể cho các công ty bảo hiểm. Với mức phí bảo hiểm tiềm năng từ 1 tỷ USD - 5 tỷ USD vào năm 2030. Theo Aon, CCUS được coi là một trong 10 xu hướng tái bảo hiểm hàng đầu liên quan đến chuyển đổi năng lượng. Mức đầu tư cao, cùng với môi trường pháp lý cởi mở hơn, đang thúc đẩy sự tăng trưởng về số lượng dự án được quy hoạch, qua đó đẩy mạnh hoạt động (tái) bảo hiểm.

Carbon là nguyên tố hóa học phổ biến thứ tư trong vũ trụ; rất nhiều thứ được tạo ra từ nguyên tố này. Bên cạnh đó, khí thải CO2 cũng được coi là nguyên nhân gây hại cho hành tinh. Việc thu hồi cacbon mang lại tiềm năng to lớn, không chỉ cho các ngành công nghiệp sử dụng tài nguyên thiên nhiên, mà còn cho sự bền vững của thế giới.

Giải pháp đảm bảo trong các dự án thu giữ carbon

CCUS là một rủi ro hiện hữu, do có ít dữ liệu hoặc nghiên cứu được công bố về những dự án loại này. Để giúp đánh giá và định lượng mức độ rủi ro, những kỹ thuật tư vấn rủi ro sẽ rất cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí các giải pháp thay thế chuyển giao rủi ro.

Chuyển giao rủi ro cho phép các doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ từ những dự án CCUS đồng thời tối đa hóa hiệu suất tổ chức và tài chính cũng như điều hướng những vướng mắc. Việc chuyển giao rủi ro trong suốt thời gian của dự án cũng có thể hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phê duyệt theo quy định, thu hút các nguồn tài chính bổ sung cũng như đảm bảo sự hỗ trợ của cộng đồng đối với các dự án mà nguy gắn liền được quản lý và giảm thiểu một cách rõ ràng. Để tìm sự cân bằng phù hợp giữa duy trì rủi ro và chuyển giao rủi ro, các công cụ như Nền tảng quyết định tài trợ rủi ro (RFDP) của Aon có thể giúp các tổ chức đạt được mục tiêu tài chính của mình.

Các giải pháp tín dụng, bao gồm bảo hiểm tín dụng thương mại, bảo hiểm rủi ro chính trị và dịch vụ bảo lãnh, cũng là những công cụ quan trọng giúp các công ty phát triển chiến lược tăng trưởng bền vững trong những dự án CCUS. Các giải pháp tín dụng nêu trên có thể cung cấp cho doanh nghiệp cách thức linh hoạt và hiệu quả để đảm bảo nguồn tài chính cho những dự án khử carbon cần nhiều vốn. Tại Hoa Kỳ, nơi IRA là động lực chính cho các dự án thu hồi carbon, việc tiếp cận các giải pháp bảo hiểm thuế có thể giúp huy động nguồn tài chính từ các doanh nghiệp xứ cờ hoa - những bên sẽ mua tín dụng từ các dự án này để giảm gánh nặng thuế.

Khoản đầu tư cần thiết cho đổi mới tại các dự án CCUS chỉ có thể được hiện thực hóa bằng cách nuôi dưỡng nguồn nhân lực để phát triển các kỹ năng cần thiết, qua đó hình thành cơ sở cho việc triển khai các công nghệ mới liên quan đến carbon. Đây không chỉ là khoản đầu tư tài chính vào đào tạo và nâng cao kỹ năng mà còn là cam kết tập hợp những người lao động có cùng chí hướng tới một tương lai bền vững hơn. Việc xác định và thực hiện chiến lược con người hiệu quả sẽ nâng cao khả năng của các tổ chức trong việc tuyển dụng và giữ chân lực lượng lao động cần thiết, qua đó hiện thực hóa những mục tiêu kinh doanh.

Để triển khai phát triển nguồn nhân lực, các tổ chức có thể lập nhiều nhóm nhân tài trong ngành năng lượng và công nghiệp sử dụng tài nguyên thiên nhiên có cùng một tham vọng chung - hạn chế phát thải CO2. Quan hệ đối tác với giới học thuật cũng sẽ cho phép các tổ chức này xây dựng nguồn nhân tài vững chắc từ một nhóm cá nhân cùng mục tiêu về bảo vệ môi trường.

Trước khi các dự án hạ tầng CCUS được khởi công, cần đảm bảo các rủi ro và vướng mắc về vốn được giải quyết. Thông qua việc xác định rủi ro tài chính và thực hiện các cơ chế giảm thiểu rủi ro, thu giữ carbon có thể hỗ trợ lộ trình quan trọng hướng tới mức phát thải ròng bằng 0.

Các bên thường có lợi ích khác nhau liên quan đến việc thu hồi carbon. Tuy nhiên, điều quan trọng là các dự án CCUS giúp tập hợp những quan điểm khác nhau, hướng tới mục tiêu chung là đưa thế giới tiến gần hơn tới mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 trên quy mô lớn.

Các doanh nghiệp có thể thúc đẩy việc phát triển CCUSS thông qua hợp tác với những tổ chức có khả năng hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị, cung cấp kế hoạch đảm bảo, lập hồ sơ rủi ro và cung ứng nhân lực cho loại hình dự án nêu trên.

Nguồn: AON

Từ khóa: carbon, phát thải ròng bằng 0, doanh nghiệp

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404976
Go to top