Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnHội thảo “Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”

Hội thảo “Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”

Ngày 30/7/2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học mang tên “Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”. Hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của ông Phạm Trung Đương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương và PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài – Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tham dự Hội thảo còn có ông Tất Thành Cang – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hữu Từ - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cùng nhiều nhà khoa học và đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế đồng thời góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp trong nước, tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh với hàm lượng giá trị gia tăng cao. Ông Thành cũng nhấn mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, thời gian qua nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dường như vẫn đang loay hoay tìm đường hội nhập.

Tại hội thảo, các đại biểu đã có các trao đổi, thảo luận mang tính mở về đặc điểm, hiện trạng và giải pháp cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Theo đó, mặc dù còn chưa thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” (supporting industry) nhưng các đại biểu đều nhất trí: “công nghiệp hỗ trợ là ngành sản xuất vật liệu, phụ liệu, phụ tùng, linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng”.

htThuctrangDinhhuong

Về vai trò của công nghiệp hỗ trợ ông Trương Thanh Hoài - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương cho rằng cần nhìn nhận công nghiệp hỗ trợ như “xương sống” vì đây là gốc rễ mang lại sự ổn định cho nền kinh tế quốc gia. Ông Hoài dẫn chứng trường hợp của Thái Lan, mặc dù hứng chịu nhiều bất ổn về chính trị nhưng kinh tế Thái Lan nhìn chung vẫn ổn định, lý do là nước này đang sở hữu một ngành công nghiệp hỗ trợ tương đối mạnh mẽ.

Theo đánh giá của Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay chủ yếu là phục vụ cho công nghiệp chế biến xuất khẩu; tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên doanh nghiệp công nghiệp chính là 2,07 lần (Thái Lan là 50 lần), trong đó thấp nhất là ngành cơ khí (1,7 lần) và cao nhất là ngành ô tô (5 lần). Đồng thời, theo ước tính của Bộ Công Thương, hiện ngành công nghiệp hỗ trợ đang lệ thuộc khoảng 80% vào nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu, hàm lượng nội địa hóa rất thấp.

Để tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ nhanh và bền vững, các chuyên gia tham dự hội thảo đã đề xuất nhiều nhóm giải pháp liên quan đến: (i) công nghệ và nguồn vốn; (ii) cơ chế chính sách (hoàn thiện cơ sở pháp lý cho quy hoạch và phát triển công nghiệp hỗ trợ, chính sách thu hút các nhà đầu tư lớn nước ngoài, vai trò điều tiết – kết nối của các cơ quan quản lý Nhà nước); (iii) chính sách về nguồn nhân lực…

Phát biểu kết luận hội thảo, ông Tất Thành Cang – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cám ơn và đánh giá cao sự đóng góp của các chuyên gia, đội ngũ các nhà khoa học đã mang đến những góc nhìn đa chiều và toàn diện, làm cơ sở để các cấp chính quyền có thêm thông tin nhằm hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Phú Cường - TTWTO

Từ khóa: thực trạng, định hướng, công nghiệp, hỗ trợ, việt nam

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409531
Go to top