Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnHội nghị "Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực lao động"

Hội nghị "Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực lao động"

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc gia nhập các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đòi hỏi Việt Nam phải thực thi nghiêm túc và hiệu quả các cam kết trên nhiều lĩnh vực. Một trong những điểm mới của các FTA là các cam kết về lao động nhằm hỗ trợ người lao động (NLĐ) và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Để đảm bảo thực thi các cam kết, Việt Nam đã nghiêm túc trong việc nội luật hóa các tiểu chuẩn lao động quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia và tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ, tiên tiến để xử lý hài hòa các quan hệ lao động.

Với mục tiêu cung cấp kiến thức và kỹ năng cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp về các cam kết lao động của Việt Nam trong các FTA thế hệ mới, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP.HCM tổ chức Hội nghị tập huấn “Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực lao động” vào ngày 18/10/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc và báo cáo đề dẫn tại hội nghị Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM cho biết trong các FTA thế hệ mới, ngoài cam kết về thương mại, dịch vụ và đầu tư còn có nội dung cam kết liên quan đến vấn đề lao động như quyền của người lao động, tiêu chuẩn lao động, tự do liên kết và thương lượng tập thể. Những cam kết này yêu cầu Việt Nam phải có thể chế và nội luật hóa phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng thương mại, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao năng suất lao động. 

tn1

Hình ảnh: Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM

Tiếp nối chương trình, Ông Nguyễn Tất Năm, Nguyên Trưởng phòng Lao động - Tiền lương – BHXH, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM cập nhật về tình hình nội luật hóa cam kết về lao động trong các FTA thế hệ mới tại Việt Nam và các vấn đề khi giải quyết tranh chấp lao động. Trong Hiệp định EVFTA, cam kết về lao động được bố cục trong nội dung Chương 13 về “Thương mại và phát triển bền vững”, nhấn mạnh những lợi ích của hợp tác về vấn đề lao động và môi trường liên quan tới thương mại, khẳng định lại cam kết của mỗi bên về quyền lao động và bảo vệ môi trường bền vững, để đảm bảo rằng việc tự do thương mại sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững và hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp đạt được các lợi ích kinh tế bình đẳng.

Hiệp định EVFTA không đưa ra các cam kết hay tiêu chuẩn lao động mới mà đồng ý thực hiện mọi nghĩa vụ với tư cách thành viên của ILO đối với các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản trong Tuyên bố năm 1998, thể hiện tại Điều 13.4. Các tiêu chuẩn và thỏa thuận đa phương về lao động, quy định: Mỗi Bên cam kết của mình, phù hợp với các nghĩa vụ theo ILO và Tuyên bố ILO về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm việc và những hành động tiếp theo, được thông qua tại Hội nghị Lao động Quốc tế tại kỳ họp lần thứ 86 năm 1998; sẽ tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện hiệu quả các nguyên tắc về các quyền cơ bản tại nơi làm việc. Các thành viên cũng cam kết về việc thực hiện có hiệu quả luật pháp và quy định trong nước và các Công ước của ILO đã được Việt Nam và các nước thành viên Liên minh châu Âu phê chuẩn. Ngoài các cam kết về các tiêu chuẩn lao động, EVFTA còn có một số cam kết khác liên quan tới lao động về việc cải thiện điều kiện lao động, hợp tác giữa các nước EVFTA trong lĩnh vực lao động, nhưng phần lớn các cam kết mang tính khuyến nghị (không bắt buộc).

Khác với Hiệp định EVFTA, Hiệp định CPTPP dành một Chương 19 quy định về lao động cũng như các cam kết về lao động ràng buộc các nước thành viên. Về cơ bản, Hiệp định CPTPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động mà giữ nguyên các tiêu chuẩn lao động cơ bản được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của ILO và yêu cầu tất cả các nước thành viên có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và thực thi với tư cách thành viên của ILO. Ngoài ra, mỗi Bên sẽ thông qua và duy trì các đạo luật và quy định cũng như việc thực hiện những đạo luật và quy định đó, điều chỉnh những điều kiện làm việc có thể chấp nhận được về lương tối thiểu, giờ làm việc, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tuy nhiên, đối với yêu cầu này Hiệp định CPTPP không ràng buộc nước thành viên ở cách thức cũng như điều kiện làm việc có thể chấp nhận được mà cho phép các nước áp dụng linh hoạt đưa vào trong luật, quy định và theo thực tiễn của mỗi nước.

Pháp luật lao động của Việt Nam cơ bản tương thích với các cam kết quốc tế, các cam kết về lao động đã được nội luật vào thệ thống pháp luật. Trong 8 Công ước cơ bản về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm việc và những hành động tiếp theo (1998) thì Việt Nam đã phê chuẩn 7/8 Công ước. Để thể hiện cam kết của mình Việt Nam tiếp tục gia nhập và thực hiện các tiêu chuẩn lao động của ILO thông qua nhiều văn kiện, kế hoạch, chương trình hành động như: Chỉ thị 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới; Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới…

tn2

Hình ảnh: Ông Nguyễn Tất Năm, Nguyên Trưởng phòng Lao động - Tiền lương – BHXH, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM

Tiếp tục Hội nghị, Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP.HCM đã có những chia sẻ về thực tiễn những tranh chấp lao động và quy chế hoạt động của đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2018 đến 09 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn Thành phố đã có 70 vụ tranh chấp lao động tập thể, với hơn 26.390 người tham gia. Các vụ tranh chấp xảy ra chủ yếu do chưa thống nhất về các phương án điều chỉnh lao động, tiền lương; nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc trốn tránh trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho NLĐ về tiền lương, tiền thưởng và nợ đóng bảo hiểm xã hội. Khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể, Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các Ban chuyên đề và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đánh giá, nhận định nhanh về tình hình quan hệ lao động và có ý kiến tham mưu hướng giải quyết. Ngày 17/07/2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có ban hành Quy chế hoạt động của đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động trên đại bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Quy chế này đã cụ thể hóa quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật Lao động năm 2019, giúp quá trình giải quyết các vụ tranh chấp lao động rõ ràng, quy chuẩn và chuyên nghiệp hơn, nhanh chóng, kịp thời, đúng theo quy định của pháp luật đối với các chủ thể thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp lao động. Theo đó, Quy chế này đã quy định bộ phận đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, bao gồm: Phòng Lao động - Tiền lương và Bảo hiểm xã hội thuộc Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (đầu mối chính) và Phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện (đầu mối trực thuộc). Quy chế này cũng quy định trách nhiệm, quyền hạn của đầu mối chính và đầu mối trực thuộc trong việc tiếp nhận và giải quyết các vụ việc tranh chấp lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 

tn3

Hình ảnh: Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP.HCM

Dưới góc nhìn của một Luật sư thường tham gia vào các vụ án tranh chấp lao động tại tòa án, Luật sư Trần Ngọc Thích, Trưởng phòng Pháp lý Công ty Cổ phần Kết Nối Nhân Tài (Talentnet) đã đưa ra một số lưu ý về giải quyết tranh chấp lao động thông qua con đường khởi kiện. Theo đó, đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động (NSDLĐ) quản lý, lưu giữ thì NSDLĐ có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án; Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó; Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh…

tn4

Hình ảnh: Luật sư Trần Ngọc Thích, Trưởng phòng Pháp lý Công ty Cổ phần Kết Nối Nhân Tài (Talentnet)

Tại phiên thảo luận, với sự tham dự của các diễn giả, chuyên gia cùng đại diện các Sở ban ngành, doanh nghiệp trong và ngoài nước … các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong xử lý các quan hệ lao động. Hội nghị cũng là cơ hội để các cơ quan Quản lý nhà nước ghi nhận những vướng mắc còn tồn tại cũng như tiếp thu các đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện khung pháp lý lao động tại Việt Nam.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: tranh chấp lao động, FTA, các cam kết lao động

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401348
Go to top