Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnLớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2023, chủ đề “Chuyển đổi số trong hoạt động của khu vực công giai đoạn hiện nay” trên địa bàn Quận Tân Bình

Lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2023, chủ đề “Chuyển đổi số trong hoạt động của khu vực công giai đoạn hiện nay” trên địa bàn Quận Tân Bình

Hiện nay, quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh và diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Đối mặt với xu thế và áp lực trên, các cơ quan thuộc khu vực công cần có động thái chuyển đổi nhằm áp dụng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước. Ngoài ra, sự xuất hiện của dịch bệnh COVID-19 khiến cho yêu cầu thực hiện chuyển đổi số trở nên quan trọng ở nhiều lĩnh vực dịch vụ công như Y tế, Giáo dục, Tài chính.

Với mục tiêu bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ, công chức, viên chức và doanh nghiệp trên địa bàn Quận Tân Bình về công nghệ số, chuyển đổi số tại các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) phối hợp cùng Phòng Kinh tế, Ủy ban nhân dân Quận Tân Bình tổ chức Lớp tập huấn “Chuyển đổi số trong hoạt động của khu vực công giai đoạn hiện nay” vào ngày 28 tháng 09 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Với vai trò là báo cáo viên tại lớp tập huấn, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc, Giảng viên Khoa Nhà nước & Pháp luật, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu tổng quan về chuyển đổi số, các quy định và thực trạng chuyển đổi số trong các tổ chức công. Bên cạnh đó, bà cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong bối cảnh chuyển đổi số ở khu vực công và giải pháp mang tính định hướng nhằm hỗ trợ các cơ quan nhà nước (CQNN) chuyển đổi số hiệu quả.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc: Chuyển đổi số là quá trình thay đổi mang tính tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên dữ liệu và công nghệ số. Bà nhấn mạnh việc chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện của mỗi doanh nghiệp, mà còn đòi hỏi có sự tham gia chung sức của mọi thành phần từ Chính phủ, đến doanh nghiệp, tổ chức, từng người dân trong mọi ngành nghề và lĩnh vực.

Theo bà Ngọc, tốc độ tăng trưởng chỉ số chuyển đổi số quốc gia năm 2022 có chậm lại so với năm 2021. Tuy nhiên, các chỉ số thành phần về chính phủ số, kinh tế số và xã hội số vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, từ 45 đến 55%. Điều này có nghĩa là khi chúng ta càng phát triển lên mức độ cao, việc tăng điểm sẽ càng khó khăn hơn và cần nhiều nỗ lực hơn.Năm 2022, Đà Nẵng tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số với 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp, Đà Nẵng giữ ngôi đầu bảng về chuyển đổi số trong cả nước. Xếp thứ hai là Thành phố Hồ Chí Minh, thứ ba là Quảng Ninh. Ở khối bộ, ngành có cung cấp dịch vụ công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dẫn đầu, kế đó là Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1 tin1 05.10.2023

Chỉ số chuyển đổi số quốc gia qua 3 năm, từ năm 2020 đến 2022. Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền Thông

Cũng tại lớp tập huấn, Bà hướng dẫn các đại biểu phân biệt giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số. Chuyển đổi số hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số là xu hướng tất yếu và đang diễn ra sôi động tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì Chính phủ số đã chứng minh vai trò quan trọng thông qua các dịch vụ trực tuyến cung cấp thông tin, chính sách kịp thời đến người dân giúp họ hiểu và gắn kết trong thời gian giãn cách xã hội.

2 tin1 05.10.2023

 

Chính phủ điện tử là việc các cơ quan Chính phủ sử dụng một cách có hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông để thực hiện quan hệ với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Nhờ đó giao dịch của các cơ quan Chính phủ với công dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng. Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng năng suất làm việc của công chức, cải thiện ngân sách nhà nước, tăng cường giao quyền và chịu trách nhiệm và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là một bước quan trọng trong việc tiến tới Chính phủ số.

Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, minh bạch hơn, hạn chế tham nhũng, kiến tạo sự phát triển cho xã hội. Chính phủ số được định nghĩa là bước phát triển tiếp theo của Chính phủ điện tử, không chỉ là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, mà còn đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ số và dữ liệu, cho phép doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ.Đối với một quốc gia, rủi ro lớn nhất khi phát triển Chính phủ số là mất chủ quyền số. Khi Chính phủ chuyển nhiều hoạt động của mình lên môi trường số, nghĩa là vấn đề an toàn, an ninh mạng là vấn đề cực kì quan trọng. Đối với mỗi cá nhân, rủi ro lớn nhất là mất an toàn dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư.

3 tin1 05.10.2023

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc, Giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Cán bộ TP.HCM đang báo cáo tại lớp tập huấn

Bên cạnh việc đưa ra một số hạn chế còn tồn tại trong quá trình chuyển đổi số ở các CQNN hiện nay, bà cũng chỉ ra một số giải pháp mang tính định hướng nhằm hỗ trợ các CQNN chuyển đổi số hiệu quả trong thời gian tới:

  • Thứ nhất, cần phát triển nguồn nhân lực cho Chính phủ số. Để đạt được mục tiêu này, CQNN các cấp cần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và chuyên môn cho các cán bộ, công chức, viên chức về Chính phủ số, kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu; đưa đào tạo về Chính phủ số vào Chương trình đào tạo của các trường, cơ sở đào tạo cán bộ, công chức, viên chức, các trường đào tạo chuyên ngành về ngành công nghệ thông tin và truyền thông; chú trọng thu hút, đào tạo đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm; phát triển các nền tảng đào tạo trực tuyến về Chính phủ số cho mọi đối tượng và thường xuyên tổ chức huấn luyện, diễn tập đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho Chính phủ số.
  • Thứ hai, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp trong triển khai Chính phủ số.Thông qua việc ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hoá số cho người dân và đưa nội dung đào tạo kỹ năng số vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số. Bên cạnh việc xây dựng các nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân và xây dựng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa CQNN và người dân, doanh nghiệp để quảng bá thông tin, tăng cường sự tham gia, góp ý của người dân, thì các CQNN nên thúc đẩy việc phổ cập điện thoại thông minh để mọi người dân có thể tiếp cận dịch vụ số mọi lúc, mọi nơi.
  • Thứ ba, phát triển các mô hình kết hợp giữa các CQNN, doanh nghiệp công nghệ số, tổ chức nghiên cứu để triển khai Chính phủ số. Các CQNN phối hợp với doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công (thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội và ứng dụng của doanh nghiệp); hoàn thiện các cơ chế tài chính tạo điều kiện cho mọi loại hình doanh nghiệp công nghệ số: thuê dịch vụ, hợp tác theo hình thức đối tác công tư, sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, thuê, mua các dịch vụ số mới; phối hợp với các Viện, trung tâm nghiên cứu để đưa vào triển khai thực tế các kết quả nghiên cứu và phát triển về Chính phủ số.
  • Thứ tư, xây dựng bộ chỉ số đo lường triển khai Chính phủ số và bộ công cụ giám sát, đánh giá. Cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, xây dựng và thường xuyên cập nhật, bổ sung bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Xây dựng, lồng ghép tiêu chí đánh giá về Chính phủ điện tử, Chính phủ số vào các bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI Index), bộ chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) và xây dựng bộ công cụ để giám sát, đánh giá mức độ, hiệu quả triển khai Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Định kỳ hàng năm cần công bố kết quả đánh giá, làm cơ sở để theo dõi, đôn đốc, xếp hạng về Chính phủ điện tử, Chính phủ số; công khai trực tuyến các chỉ số chính trong phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
  • Thứ năm, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, làm chủ các công nghệ triển khai Chính phủ số, thúc đẩy ứng dụng và phát triển mã nguồn mở. Lựa chọn ưu tiên là đẩy mạnh phong trào nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi mà Việt Nam có thể đi tắt đón đầu cũng như có khả năng taọ bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain) và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), tạo điều kiện ứng dụng các công nghệ số tiên tiến trong triển khai Chính phủ số. Bên cạnh đó, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số để làm chủ các công nghệ cốt lõi trong Chính phủ số trước hết đó là các công nghệ điện toán đám mây, bảo mật, an toàn, an ninh thông tin, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, các nền tảng cho phát triển các ứng dụng chuyên ngành.
  • Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế. Nên chủ động hợp tác quốc tế trong phát triển Chính phủ số, tích cực tham gia các tổ chức quốc tế, dẫn dắt triển khai một số sáng kiến về Chính phủ số, tham gia mạnh mẽ vào công tác xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ số mới. Bên cạnh đó, tăng cường hỗ trợ một số nước trong phát triển Chính phủ số nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế, đồng thời quảng bá, tạo thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ Chính phủ số của các doanh nghiệp Việt Nam.

4 tin1 05.10.2023

Quang cảnh lớp tập huấn

Trong phiên thảo luận,bà cũng đã giải đáp một số câu hỏi về những vướng mắc đại biểu gặp phải liên quan tới thực trạng chuyển đổi số tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Theo đó, các đại biểu tham dự đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà lớp tập huấn mang lại.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ cán bộ công chức, viên chức và doanh nghiệp; trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình hữu ích./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: CIIS, hội nhập quốc tế, chuyển đổi số, Chính phủ số, Chính phủ điện tử, Quận Tân Bình

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401363
Go to top