Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnNăng lượng tái tạo: Xu thế tất yếu và giải pháp thúc đẩy phát triển trong tương lai

Năng lượng tái tạo: Xu thế tất yếu và giải pháp thúc đẩy phát triển trong tương lai

Năng lượng tái tạo đang được xem là giải pháp và xu hướng tất yếu của ngành năng lượng thế giới khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ ngày càng khan hiếm và dần trở nên cạn kiệt.

Thực tế tại Việt Nam cho thấy, nhiệt điện gây ô nhiễm, thủy điện đã đến giới hạn, điện hạt nhân đứng trước những cảnh báo về thảm họa, vì thế phát triển năng lượng tái tạo là xu thế phát triển tất yếu. Việt Nam có tiềm năng đặc biệt lớn về các nguồn năng lượng tái tạo như: điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối. Với mục tiêu khuyến khích thu hút nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng như đưa ra các giải pháp pháp lý trong việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo, Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP.HCM phối hợp Trung tâm Trọng Tài quốc tế Việt Nam tổ chức Hội thảo “Năng lượng tái tạo: Xu thế tất yếu và giải pháp thúc đẩy phát triển trong tương lai” vào ngày 25/8/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc hội thảo Ông Châu Việt Bắc – Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển năng lượng tái tạo đối với Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Theo đó, Việt Nam có tiềm năng đặc biệt lớn về các nguồn năng lượng tái tạo như: thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và xu thế xanh hóa quá trình sản xuất trên thế giới, khu vực phía Nam trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá cao với nhiều lợi thế và động lực để đầu tư vào phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, những thành tựu và tiến bộ đạt được chưa đủ để ngành năng lượng vượt qua tình trạng phát triển không mấy đột phá. Điều này đặt ra yêu cầu cho Việt Nam nói chung và khu vực phía Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cần tiếp tục đưa ra các chính sách và sửa đổi một số luật sao cho phù hợp với thực tế nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển năng lượng theo hướng đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo.

17 tin 28.08.2023

Hình ảnh: Ông Châu Việt Bắc – Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo (VIAC)

Tiếp nối chương trình, Ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu chào mừng Hội thảo và có phần báo cáo đề dẫn. Ông An cho biết, những biến động về địa chính trị của dầu mỏ và khí đốt trên thế giới đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về năng lượng tái tạo. Bởi lẽ, sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng khan hiếm không chỉ đẩy giá năng lượng tăng cao, khiến cho giá cả của hàng hóa khác cũng vì thế leo thang mà về lâu dài còn gây ra nhiều hệ lụy đến môi trường và sức khỏe con người. Tại Thành phố Hồ Chính Minh, năng lượng tái tạo đang trở thành một phần quan trọng của chiến lược phát triển năng lượng và bảo vệ môi trường. Chính quyền Thành phố đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đáng chú ý là Thành phố đang triển khai Đề án Đô thị thông minh trong đó năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng là một phần quan trọng. Thành phố đã triển khai nhiều dự án liên quan đến năng lượng tái tạo như hệ thống đèn đường LED tiết kiệm năng lượng, điện mặt trời trên các tòa nhà công cộng và các công trình tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh các tiềm năng tự nhiên nhằm phát triển năng lượng tái tạo và tiềm lực xã hội trên địa bàn Thành phố, Nghị quyết số 98/2023/QH15 được Quốc hội thông qua với nhiều cơ chế đặc thù được kỳ vọng mang lại nhiều cơ hội, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng - tăng dần việc cung cấp năng lượng xanh và tiến đến thay thế các nguồn năng lượng dựa vào hóa thạch dựa trên điều kiện và tiềm năng của Thành phố.

18 tin 28.08.2023

Hình ảnh: Ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo đề dẫn tại Hội thảo

Tiếp tục Hội thảo, ông Nguyễn Anh Sơn – Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Công Thương đã đem đến bức tranh về hành lang pháp lý trong triển khai các dự án năng lượng tái tạo. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành các chính sách để thu hút nhà đầu tư phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Cụ thể, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chính phủ đã có Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 2/10/2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 55, trong đó giao nhiệm vụ Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Luật Năng lượng tái tạo, thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025. Các văn bản này cùng với nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác đang là bệ đỡ tốt cho việc mở rộng, hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến lĩnh vực năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng. Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của năng lượng tái tạo, theo ông Sơn, khung pháp lý điều chỉnh các dự án này cũng cần thiết phải hoàn thiện đầy đủ và nhanh chóng hơn để thuận lợi hóa cho quá trình triển khai của doanh nghiệp, hạn chế rủi ro, thiệt hại phát sinh. Theo ông Sơn, trên thực tế còn nhiều vấn đề vướng mắc, tồn tại nhiều tranh chấp giữa nhà đầu tư với Cơ quan nhà nước cũng như, tranh chấp giữa các nhà đầu tư. Đề xuất sửa Luật điện lực, có thể xây dựng một chương riêng về năng lượng tái tạo trong luật điện lực. Về các kiến nghị, ông Sơn cho rằng cần khẩn trương xây dựng Nghị định quy định chi tiết Khoản 2, Điều 4, Luật Điện lưc về xã hội hoá trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Xây dựng cơ chế mua bán điện mặt trời trực tiếp để có được tín chỉ carbon. Đối với TP. Hồ Chí Minh, ông Sơn cũng đồng tình nên phát triển điện mặt trời áp mái sẽ góp phần bảo vệ mội trường, giảm chi phí đầu tư cho nhà nước cũng như giảm chi phí sử dụng điện của người dân.

19 tin 28.08.2023

Hình ảnh: Ông Nguyễn Anh Sơn – Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Công Thương

Ngoài ra, Hội thảo còn có sự góp mặt của các đại diện đến từ Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam và ông Nguyễn Văn Yên – Phó Chánh văn phòng phía Nam Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), Đại điện Hiệp hội đã có các chia sẻ về tiềm năng của nguồn năng lượng tái tạo và đề xuất từ doanh nghiệp đối với sự phát triển của ngành này. Tuy vậy, thực tế cho thấy, việc phát triển năng lượng tái tạo đang gặp nhiều vướng mắc do khung pháp lý còn nhiều hạn chế, tồn tại nhiều thiếu sót.

Tại phiên thảo luận, với sự tham dự của các diễn giả, chuyên gia cùng đại diện các Sở ban ngành, các Hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước, các doanh nghiệp… các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong triển khai dự án, thực thi chính sách; thảo luận về các vướng mắc mà nhà đầu tư gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện các dự án năng lượng. Hội thảo cũng là cơ hội để các cơ quan Quản lý nhà nước ghi nhận những vướng mắc còn tồn tại cũng như tiếp thu các đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện khung pháp lý về phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, điện sinh khối, điện mặt trời

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404532
Go to top